Hẹp hở van tim – Đông y

Đông y chữa bệnh

Đại cương

Van tim (hai lá, ba lá) có chức năng kiểm soát dòng máu mang ôxy chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất và từ đây máu sẽ được bơm đi nuôi cơ thể. Nếu lỗ van bị hẹp, lượng máu từ nhĩ trái chảy xuống thất trái sẽ bị hạn chế hay khi van đóng không kín (gọi là hở van), một lượng máu xuống thất trái sẽ bị trào ngược trở lại nhĩ trái như vậy tim đều phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo đủ lượng máu đi nuôi bộ não, thận và các bộ phận khác của cơ thể. Đáp ứng với tình trạng hở van, thất trái sẽ giãn ra và áp lực trong buồng thất trái tăng lên, hậu quả cuối cùng sẽ dẫn đến suy tim. Phần lớn hẹp hai lá là do thấp tim, chỉ có một số rất ít trường hợp hẹp hai lá bẩm sinh. Triệu chứng: khó thở nhất là khi gắng sức hoặc khi nằm đầu bằng trên giường, ho kéo dài. Cả hẹp và hở van hai lá đều gây mệt mỏi và có thể phù quanh mắt cá chân. Đôi khi mệt mỏi là dấu hiệu duy nhất của suy tim do tổn thương van hai lá. Qua X quang tim phổi, điện tâm đồ và siêu âm tim cho phép đánh giá kích thước tim và giúp xác định chính xác các tổn thương ở van tim. Bệnh van tim lâu ngày dẫn đến suy tim và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, rung nhĩ khiến hình thành cục máu đông trong tâm nhĩ. Cục máu đông có thể bị tách ra, trôi theo dòng máu gây tắc mạch ở những nơi khác đặc biệt là não. YHCT cho rằng: bệnh thuộc phạm trù tâm quí, chính xung, thủy thũng, tâm tý và khái suyễn. Nguyên nhân thường là chính khí hư tổn, ngoại tà thừa hư mà xâm nhập lại lụy đến tạng tâm thành tâm tý. Tâm bệnh khiến khí – huyết vận hành không lưu thông dẫn đến khí trệ huyết ứ.

Điều trị

Thể Đàm ứ :

Triệu chứng: Hồi hộp tức ngực, nhộn nhạo khó chịu, mặt xanh tím, ho suyễn nhiều đàm, đầu choáng, mệt mỏi, chất lưỡi xanh tía, có ban ứ, rêu nhờn, mạch tế hoạt sác hoặc kết đại do (hẹp van động mạch chủ).

Phương pháp điều trị: dung đàm khai khiếu hoá ứ thông lạc.

Phương Thuốc: phương “Giới bạch qua lâu bán hạ thang” với “Đan sâm ẩm” gia giảm:

Giới bạch 15g Qua lâu vỏ 12g

 

Chỉ xác 12g

 

Pháp bán hạ 10g Trúc nhự 10g Quế chi 10g
Xuyên khung 12g Đan sâm 20g Đinh hương (sau) 10g
Cam thảo 5g
Huyết sâm, Xích sâm
Huyết sâm, Xích sâm hay đan sâm

–       Nếu tức ngực nhiều, tim đau, môi xanh tía thì gia thêm: đào nhân 10g, hồng hoa 10g, xích thược 12g, diên hồ sách 15g.

–        Nếu sau lao động mệt thì gia thêm: hoàng kỳ 20g, đương qui 12g, đẳng sâm 15g.

–        Nếu hồi hộp không yên, mơ nhiều thì gia thêm: sinh long cốt 30g (trước), sinh mẫu lệ 30g (trước).

Thể Ẩm công tâm – phế:

Triệu chứng: Tức ngực hồi hộp, ho suyễn, hông sườn chướng đau, thích ấn; đờm nhiều sắc trắng, thậm chí có bọt sắc hồng hoặc máu tươi, mặt xanh tía, trắng bệch; rêu trắng nhờn, mạch trầm huyền.

Phương pháp điều trị: tiết phế lợi thủy, bình suyễn chỉ khái.

Phương dược: “Đình lịch đại táo tả phế thang” gia giảm.

Đình lịch tử 30g Tang bạch bì 20g Sa tiền tử 20g
Trạch tả 15g Chích ma hoàng 10g Cát cánh 10g
Quất bì 10g Đại táo 7 quả Cam toại nướng 3 – 5g
Hạnh nhân 10g. Mộc thông 15g
 Đình lịch tử

Đình lịch tử

–        Nếu khái suyễn ngực tức, không nằm ngửa được thì gia thêm: can khương 10g, tế tân 10g, bán hạ 12g.

–        Nếu phiền khát niệu ít, đại tiện bí kết thì gia thêm: hán phòng kỷ 15g, sinh đại hoàng 15 – 20g (sắc sau), trư linh 10g, đại phúc bì 15g.

Thể Tâm khí bất túc:

Triệu chứng: hồi hộp tức ngực, ngực buồn bực, sau hoạt động hoặc gắng sức nặng lên , mệt mỏi thiếu lực, ho khạc đờm nhiều, thậm chí đờm có máu, lưỡi nhợt hình bệu, mạch tế nhược vô lực hoặc kết đại.

Phương pháp điều trị: bổ ích tâm khí – hoạt huyết hóa ứ.

Hoàng kỳ 30g Đẳng sâm 15g Xuyên khung 15g
Toan táo nhân 15g Phục thần 15g Chích cam thảo 10g
Chích viễn trí 10g Bạch truật 10g Chỉ xác 12g
Đương qui 12g

 

Hồng hoa 10g Đan sâm 15g
Hoàng kỳ
Hoàng kỳ

Phương thuốc: “Thiên vương bổ tâm đan” gia giảm.

– Nếu khí âm bất túc thì gia thêm:sa sâm 15g, mạch đông 15g, ngũ vị tử 12g.

– Âm hư hoả vượng thì gia thêm: hoàng bá 12g, sinh địa 12g.

– Nếu như tím tái, tức ngực, tâm thống thì gia thêm: quế chi 10g, sinh long cốt 30g, (trước) sinh mẫu lệ 30g (trước).

Thể tâm thận lưỡng hư:

Triệu chứng: Sắc mặt xám tối, ho suyễn, ngực tức không thể nằm được, chân tay không ấm,  hồi hộp, mặt má và tứ chi phù thũng, tiểu tiện ngắn ít; lưỡi nhợt bệu, rìa có hằn răng; mạch trầm tế nhược hoặc kết đại.

Phương pháp điều trị: ôn dương, lợi thủy, tiêu thũng, bình suyễn.

Phương thuốc: “Chân vũ thang” gia giảm.

Chế phụ tử (sắc trước) 15g Nhục quế 15g Phòng kỷ 15g
Hồng sâm 10g Can khương 10g Phục linh 20g
Đại phúc bì 12g Bạch truật 12g Hoàng kỳ 15g
Sa tiền thảo 15g Hậu phác 12g Trạch tả 10g
Nhục quế
Nhục quế

-Nếu mặt phù, thân thũng, nặng từ thắt lưng trở xuống thì gia thêm: trư linh 12g, hồ lô ba 12g, sinh khương bì 10g.

-Nếu hồi hộp tức ngực, môi lưỡi tím thì gia thêm: đan sâm 15g, hồng hoa 15g, đương qui 10g, xuyên khung 12g.

– Nếu gắng sức mà khó thở thì gia thêm: đẳng sâm 15g, chích cam thảo 10g, ngũ vị tử 20g, sơn thù du 20g.

Thể Tỳ thận dương hư:

Triệu chứng: Mệt mỏi vô lực, má mặt trắng bệch, hung tức quản bĩ, thực thiểu, tiện lỏng, bụng trướng đầy, hạ chi phù thũng, tiểu ngắn ít, lưỡi nhợt rêu nhờn; mạch trầm huyền tế hoặc kết đại.

Phương pháp điều trị: kiện tỳ lợi thủy, ích thận bình suyễn.

Phương thuốc: hợp phương “Qui tỳ thang” hợp “Thận khí hoàn” gia giảm.

Hoàng kỳ 20g Phục linh 20g Thục địa 20g
Đẳng sâm 15g Quế chi 10g Sơn thù du 10g
Đương qui 10g Chích thảo 10g Chế phụ phiến 10g
Hoài sơn dược 20g Bạch truật 10g Trạch tả 10g
Quế chi
Quế chi

–        Nếu từ lưng trở xuống phù , ấn lõm, phù mềm thêm đại phúc bì 15g, hậu phác 15g, mộc thông 12g.

Ăn uống và kiêng kị

Những người bị bệnh van tim nên có một chế độ ăn ít mặn, chỉ nên ăn tối đa 5g muối cho cả ngày. Đồng thời ăn ít các chất béo như thịt mỡ, phô mai, kem, bơ vì chúng có chứa nhiều lượng Cholesterol có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, những người bị bệnh tim mạch nên ăn nhiều rau quả, trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất vi lượng. Đặc biệt là ăn trái cây nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm mỡ trong máu, giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não… Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá có ảnh hưởng rất xấu đối với người bệnh van tim.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận