Đông y chữa Suy tim

Đông y chữa bệnh

Suy tim là một hiện tượng bệnh lý được các tài liệu y học cổ truyền dân tộc miêu tả trong phạm vi các chứng: Tâm quý, chính xung, khái suyễn, hư lao, thủy thũng…

Do mắc các bệnh về tim mạch, Basedow, thiếu vitamin Bl, thiếu máu v.v… Lâu ngày đưa tới sự suy kiệt của tâm âm, tâm dương, khí huyết và sự rối loạn hoạt động của các tạng tỳ, thận, phế, tâm mà sinh ra chứng bệnh.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Sau đây xin giới thiệu cách chữa chứng suy tim và phân loại triệu chứng suy tim theo y học cổ truyền.

Chữa chứng suy tim do các nguyên nhân bệnh gây ra

Phương pháp chữa: Tăng trương lực cơ tim (kiện tỳ vì tỳ chủ về cơ nhục) chống sung huyết (hoạt huyết), lợi niệu.

Bài thuốc

Bài 1

Đẳng sâm 20 gam Đan sâm 16 gam
Bạch truật 16 gam Trạch tả 16 gam
Ý dĩ 16 gam Xuyên khung 16 gam
Mộc thông 16 gam Ngưu tất 16 gam
Xa tiền 16 gam    
Bài 2.      
Hoàng kì 20 gam Ngưu tất 16 gam
Bạch truật 20 gam Đan sâm 16 gam
Đẳng sâm 20 gam Tỳ giải 16 gam
Bạch thược 16 gam Phục linh 12 gam
Đương quy 16 gam Trạch tả 12 gam
Xuyên khung 12 gam    
Châm cứu: châm Chiên trung, Nội quan, Túc tam lý.
Huyết sâm, Xích sâm
Huyết sâm, Xích sâm hay đan sâm

Phân loại triệu chứng và chữa suy tim theo y học cổ truyền

  • Thể khí âm hư

Triệu chứng: Tim hồi hộp, khó thở, suyễn, mệt mỏi, choáng váng, ra mồ hôi trộm hay tự ra mồ hôi, hai gò má dỏ chất lưỡi đỏ, mạch kết đại.

Nếu trường hợp bệnh nặng có thể thấy khí hư kèm thêm huyết hư, chất lưỡi nhợt, lưỡi bệu có vết hằn răng, toát mồ hôi, khạc ra máu v.v…

Phương pháp chữa: ích khí liễm âm. Nếu khí huyết đều hư thì bổ khí huyết.

Bài thuốc:

Bài 1.

Đẳng sâm 16 gam Mạch môn 16 gam
Bạch truật 20 gam Sa sâm 16 gam
Ý. dĩ 20 gam Đan sâm 20 gam
Hoài sơn 20 gam Trạch tả 16 gam
Kỷ tử 20 gam    
Bài 2. Sinh mạch thang gia giảm    
Đẳng sâm 20 gam Mạch môn 20 gam
Ngũ vị tử 12 gam Cam thảo 6 gam

Nếu có hiện tượng xung huyết gây khó thở, tức ngực thêm đào nhân 8 gam, hồng hoa 8 gam, đan sâm 16 gam. Nếu ho ra máu thêm cỏ nhọ nồi sao đen 20 gam, bạch thược 12 gam, đan sâm 12 gam hoặc dùng bài Bát trân thang gia giảm.

Bài 3.

Thục địa 16-gam Phục linh 16 gam
Xuyên khung 12 gam Cam thảo 4 gam
Đương quy 12 gam Đan sâm 16 gam
Bạch thược 12 gam Hồng hoa 6 gam
Bạch truật 20 gam Ngưu tất 12 gam
Ý dĩ 16 gam    

Châm cứu: châm bổ các huyệt Tâm du, Tỳ du, Phế du, Thận du, Túc tam lý, Tam âm giao, Nội quan, Thủy phần (nếu có phù).

  • Thể tâm dương hư

Triệu chứng: Tim hồi hộp khó thở không nằm được, phù toàn thân nhất là chi dưới, đái ít hay ra mồ hôi, tay chân lạnh, chất lưỡi dính có nhiều điểm ứ huyết, mạch trầm tế kết đại.

Phương pháp chữa: ôn dưỡng hoạt huyết lợi niệu.

Bài thuốc:

Bài 1

Phụ tử chế 12 gam Ngưu tất 16 gam
Bạch truật 12 gam Trạch tả 12 gam
Can khương 6 gam Ý dĩ 16 gam
Nhục quế 4 gam Đan sâm 16 gam

Bài 2. Chân vũ thang gia giảm.

Phụ tử chế 12 gam Can khương 6 gam
Bạch truật 16 gam Nhục quế 6 gam
Bạch thược 16 gam Xa tiền tử 12 gam
Phục linh 12 gam Đương quy 12 gam
Cam thảo 6 gam Đan sâm 16 gam
Vị thuốc Nhục quế  trong bài thuốc chữa suy tim
Vị thuốc Nhục quế trong bài thuốc chữa suy tim

Châm cứu: châm các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Tam âm giao, Túc tam lý, Tâm du, Tỳ du, Thận du.

  • Thể âm dương khí huyết đều hư

Thường là suy tim toàn bộ tình trạng bệnh nặng.

Triệu chứng: toàn thân mệt mỏi, khó thở nhiều, da mặt trắng bệch, thở gấp, tay chân lạnh, tự ra mồ hôi, phù toàn thân, nước tiểu ít, mạch kết đại tế.

Phương pháp chữa: ích khí dưỡng âm, ôn dương hoạt huyết.

Bài thuốc:

Bài 1. Độc sâm thang

Nhân sâm                       8 gam

Sắc uống ít một trong ngày.

Bài 2. Sinh mạch tán

Nhân sâm                       8 gam                    (dùng đảng sâm          kết quả ít)

Ngũ vị tử                        8 gam                         Mạch môn                    8 gam

Cam thảo 6 gam Sắc uống trong 1 ngày.

Bài 3. Sâm phụ thang và Sinh mạch thang gia giảm.

Nhân sâm 8 gam Ngũ vị tử 12 gam
Hoàng kỳ 12 gam Mạch môn 12 gam
Phụ tử chế 12 gam Đương quy 12 gam
Đào nhân 6 gam Long cốt 16 gam
Hồng hoa 8 gam Trạch tả 12 gam
Đan sâm 16 gam Sa tiền tỏ 12 gam

Châm cứu: không nên dùng phép châm, mà nên cứu vào các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Tam âm giao. Theo nhận xét của giáo sư Trần Thuý trên 5 bệnh nhân được y học cổ truyền chẩn đoán là suy tim độ 1, độ 2 được điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền thấy kết quả như sau: 3 bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau 3 tháng điều trị; 1 bệnh nhân tiến bộ nhiều, hết phù tim, nhịp đều, gan bé, nhưng hay tái phát phải kết hợp với các thuốc của y học hiện đại; 1 bệnh nhân không có kết quả.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Nguyên tắc điều trị

Tăng cường co bóp của tim, giảm ứ máu ngoại vi cũng như giảm sức cản ngoại biên.

Những thuốc trợ tim: Nhóm Strpamtus.

Nhóm digitalis, hypothiazit

Chọc tháo dịch các màng nếu có.

Giãn mạch: papaverin, prenylamin, nitropenton.

Điều trị chứng giảm ho, an thần, chống mệt.

Chế độ hộ lý

Nghỉ ngơi, không lao động nặng, ăn hạn chế muối, ăn nhẹ, ăn lỏng.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận