Đông y chữa bênh tai ù – tai điếc

Đông y chữa bệnh

Tai là ngoại khiếu của thận, thuộc về kinh túc thiếu âm thận, như thiên “Mạch độ” sách “Linh khu” nói: “Khí của thận thông lên tai, thận điều hoà thì tai nghe được ngũ âm”, lại thiên “Hải luận” nói: “Bể tủy không đủ thì long óc ù tai:. Não là bể của tuỷ, thận chủ về xương tuỷ, tinh của thận hư tổn thì não lực yếu mà không sáng suốt, ngoài ra hỏa can bốc lên cũng có thể làm cho tai ù”. Như thiên “Chí chân yếu đại luận” sách “Tố vấn” nói: “Kinh quyết âm thắng thì tai ù đầu váng”. Chứng này có khác với chứng thận hư.

NGUYÊN NHÂN

Chứng tai ù, tai điếc phần nhiều đều có liên quan đến can và thận mà quan hệ với thận thì nhiều hơn, tóm tắt nguyên nhân có thể quy nạp làm hai giai đoạn hư và thực.

  • Thận hư tinh thiếu

Sách “Nội kinh” nói: ” Tinh thoát thì tai điếc… tân dịch thoát thì tai ù” điều đó đã nói rõ thận hư tinh khí suy kém đều có thể sinh ra chứng tai ù, tai điếc.

  • Hoả của can đảm nhiễu động lên trên

Làm cho thanh khiếu bị che lấp, thì thường thường hiện ra chứng tai ù và nhức đầu đó là do tình chí không điều hoà mà gây nên.

BIỆN CHỨNG

  • Tai ù

Tự cảm thấy như nghe tiếng ve kêu, tiếng nước thủy triều, hoặc nhỏ hoặc to, khi mệt quá hoặc giận giữ thì tai càng ù mạnh. Chứng này có hư và có thực khác nhau, hư thì có cả các hiện tượng đầu choáng, mắt hoa, tim rung động, eo nhức, mặt đỏ, hay giận, tâm buồn bực, ít ngủ, lưỡi đỏ hoặc rêu vàng, mạch huyền.

  • Tai điếc

Phần nhiều là do tai ù mà thành ra không nghe tiếng động bên ngoài, cũng như hư thực khác nhau, chứng trạng kèm theo cũng giống như chứng tai ù, người tuổi già, tai điếc, là vì tinh khí không đủ, phần nhiều thấy ở chân nguyên suy yếu. Còn như tự nhiên bị điếc, phần nhiều thuộc can đởm đầy lấp thanh khiếu nói chung không có kiêm chứng gì khác.

CÁCH CHỮA

Không cần phải chia ra tai ù, tai điếc mà chỉ căn cứ vào thận hư hay hỏa của can đởm bốc lên mà chữa là được.

  • Vì thận âm hư

Thì nên dưỡng âm tiềm dương, dùng các bài như Nhĩ lung tả từ hoàn (1), Đại bổ âm hoàn (2). Vì hạ nguyên hư tổn thì nên ôn bổ thận dương dùng bài Bổ cốt chỉ hoàn (3), tuổi già tai điếc thì nên dùng bài Hà xa đại tạo hoàn (4).

  • Vì hỏa của can đởm vượng

Thì nên dùng Sài hồ thanh can tán (5), Long đởm tả can thang (6)

TÓM TẮT

Bệnh này có quan hệ với can và thận mà quan hệ với thận lại càng nhiều hơn, trước hết nên phân biệt hư và thực, hư thì phần nhiều thận hư nên bổ dưỡng, thực thì phần nhiều là do hỏa của can đởm bốc lên, thì nên thanh hỏa khi bệnh mới phát, thuộc chứng thực thì dễ chữa, người tuổi già tai điếc là đều do tinh huyết đã suy thì nên bổ dưỡng hạ nguyên, cần dùng thuốc hoàn ucTng thường xuyên.

PHỤ PHƯƠNG

  1. Nhĩ lung tả từ hoàn: Địa hoàng, sờn dược, sơn thù nhục, đan bì, trạch tả, phục linh, ngũ vị tử, từ thạch.
  2. Đại bổ âm hoàn: Xem số 23 phụ phương mục Niệu huyết.
  3. Bổ cốt chỉ hoàn: Từ thạch, thục địa, đương quy, xuyên khung, nhục quế, thỏ ty tử, xuyên tiêu, bổ cốt chỉ, bạch truật, lê lô, hồ lô ba, đỗ trọng, bạch chỉ, xương bồ.
  4. Hà xa đại táo hoàn: Xem số 14 phụ phương mục Hư lao.
  5. Sài hồ thanh can tán: Sài hồ, sinh đại hoàng, xích thược, ngưu bàng tử, đương quy, liên kiều, xuyên khung, hoàng cầm, sinh chi tử, thiên hoa phấn, phòng phong, cam thảo tiết.
  6. Long đởm tả can thang: Xem số 13 phụ phương mục Niệu huyết.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận