Đông y chữa bệnh Động kinh

Đông y chữa bệnh

Động kinh là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, được miêu tả thuộc phạm vi chứng điên giản của đông y.

Cơn động kinh xẩy ra đột ngột, ngã lăn quay, chân tay co giật, sắc mặt xanh nhợt, 2 hàm răng cắn chặt, ỉa đái không biết, sùi bọt mép, thở khò khè, hôn mê, tỉnh dần sau một một thời gian ngắn, sau đó bệnh nhân mệt mỏi.

Cơn động kinh tái phát nhanh hay chậm tuỳ theo tình trạng nặng nhẹ của bệnh có những cơn động kinh liên tục là trường hợp phải cấp cứu bằng thuốc và phương tiện của y học hiện đại.

Nguyên nhân gây ra bệnh do di truyền, tình chí bị kích động làm công năng hoạt động các tạng tâm, can, tỳ, thận, bị giảm sút, dẫn tới sự mất thăng bằng âm dương, khí nghịch đàm ủng trệ làm tắc các khiếu, hỏa viêm gây phong động sinh ra hôn mê, co giật.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Động kinh được chia làm hai thể: Lúc mới đầu, bệnh mới mắc thường thuộc thực do phong hàn ủng trệ, sau đó dần dần thành hư chứng gây tổn thương nhiều đến tâm, thận.

Phương pháp chữa: nếu là thực chứng lấy hóa đàm tức phong là chính, nếu thành hư chứng thì bổ tâm, thận, kiện tỳ hóa đàm là chính. Đề phòng bệnh tái phát, thời gian không có cơn, phương pháp lấy bổ thận, an thần là chính.

Thể phong đàm ủng trệ

Triệu chứng: giống cơn động kinh điển hình đã nêu ở trên, mạch hoạt sác.

Phương pháp chữa: hóa đàm, tức phong, khai khiếu.

Bài thuốc:

Bài 1:

Bố chính sâm 20 gam Ý dĩ 40 gam
Trần mễ 20 gam Trần bì 20 gam
Nam tinh sao 20 gam Toàn yết 20 gam
Quế 4 gam

Tán nhỏ thành bột ngày dùng 40 gam. Sau đó lấy chu sa 20 gam cho vào tim lợn hấp cơm, hay hấp cách thủy cho người bệnh ăn mỗi tuần 3 lần, trong ba tuần liền.

Bài 2.

Uất kim            40  gam

Phèn chua phi   40 gam

Phèn chua sống 10 gam

Tán thành bột mịn ngày uống 4 – 8 gam chia hai lần uống.

Bài 3: Định giản hoàn

Thiên ma 12 gam Đởm nam tinh 12 gam
Bối mẫu 6 gam Bán hạ chế 12 gam
Mạch môn 12 gam Phục thần 12 gam
Viễn chí 12 gam Đảng sâm 16 gam
Cương tàm 12 gam Toàn yết 12 gam
Chu sa 6 gam Hổ phách 6 gam
Trần bì 6 gam Thạch xương bồ 8 gam
Phục linh 12 gam

Tán thành bột, lấy nước trúc lịch, gừng, cam thảo nấu thành cao trộn với bột trên, làm thành viên. Ngày dùng 40 gam chia làm hai lần uống.

Nên uống trước khi lên cơn.

Vị thuốc Thiên ma trong điều trị động kinh
Vị thuốc Thiên ma trong điều trị động kinh

Tâm thận tỳ hư

Triệu chứng: mắc động kinh đã lâu ngày, tái phát đã nhiều lần, khi lên cơn đầu tối, ngã, chân tay run, miệng kêu, hôn mê, sau khi tỉnh mệt mỏi, trí lực giảm sút, sắc mặt không tươi, lưng gối yếu mỏi, ăn ít, đờm nhiều, rêu mỏng, mạch tế hoãn.

Phương pháp chữa: bổ tâm thận, kiện tỳ hóa đàm.

Bài thuốc

Bài 1

Thục địa 12 gam Hà thủ ô 12 gam
Kỷ tử 12 gam Táo nhân 8 gam
Bạch truật 12 gam Bá tử nhân 8 gam
Đảng sâm 16 gam Bán hạ chế 8 gam
Long nhãn 12 gam Trần bì 6 gam
Bài 2. Hà xa hoàn
Bột rau thai nhi 8 gam Trần bì 6 gam
Phục linh 8 gam Bạch truật 12 gam
Đan sâm 8 gam Kỷ tử 12 gam
Viễn chí 8 gam Hà thủ ô 12 gam
Đảng sâm 12 gam Cam thảo 6 gam

 

Nếu người gầy, hư phiền thêm mạch môn 8 gam, sinh địa 12 gam, quy bản 8 gam.

Hà Thủ Ô đỏ ( dạ giao đằng) chữa bệnh động kinh
Hà Thủ Ô đỏ ( dạ giao đằng) chữa bệnh động kinh

Châm cứu:

Nếu phong hàn nhiệt ủng trệ thì châm tả, nếu do can thận tỳ hư thì châm bổ.

Để củng cố kết quả chữa bệnh, thường chữa vào thận là chủ yếu. Dùng bài Lục vị hoàn gia thêm cúc hoa, thăng ma. Nếu nhiều dấu hiệu sang chấn tinh thần thì dùng bài tiêu dao tán, thêm cúc hoa, câu đằng, chi tử. Nếu có đờm nhiều kém ăn, mệt mỏi là dấu hiệu của tỳ hư sinh đàm thấp thì dùng bài Quy tỳ hoàn thêm các vị thuốc như bán hạ chế, trần bì, thương truật… dùng thuốc dài ngày, dưới dạng thuốc hoàn, tán.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Xem thêm:

http://thuocchuabenh.vn/benh-than-kinh/phac-do-dieu-tri-dong-kinh.html

Chẩn đoán động kinh

Chẩn đoán và xử trí trạng thái động kinh

Điều trị động kinh

  • Điều trị động kinh triệu chứng

Phải điều trị căn nguyên: ổ tụ máu, sang chấn rãnh xương sọ chạm não, u não, viêm não, nhiễm độc.

  • Điều trị bệnh động kinh

Tránh những yếu tố kích thích, rượu, thuốc lá, các hóa dược (strycnin, insulin) sống nơi yên tĩnh ít tiếng động.

Trong cơn: Không cần cho uống thuốc ngay, săn sóc để bệnh nhân không cắn phải lưỡi. Nới bớt quần áo chật. Đặt nằm nơi yên tĩnh.

Thuốc chống cơn co giật.

Các thuốc ngủ Bacbituric, gacdenal, luminal có thể uống dài ngày.

Liều 0,20 – 0,30 gam/ngày trong nhiều tháng, khi bớt cơn thì giảm dần liều.

Các hydantrin (dyphenyl – hydantoin) phối hợp với bacbituric, hoặc thay thế bacbituric không tác dụng. Liều ban đầu 0,05 – 0,10 g/24h tăng dần đến 0,5 gam hoặc lgam/2 gam giờ nếu cần.

  • Cơn động kinh nhỏ

Ethosuximit (Zarontin) 0,5 gam/24 giờ. Tăng dần lên đến 1 gam hay 1,5 gam/24 giờ.

Trimethadion: liều ban đầu 0,30 gam tăng dần đến 1,5 gam hay 2 gam/24 giờ (có độc tính cao phải cẩn thận khi dùng).

  • Cơn động kinh liên tục

Phenobacbital: tiêm bắp 0,50 đến 0,60 gam/ngày có thể dùng amytat tiêm tĩnh mạch chậm thay thế (nhưng phải làm ở trung tâm cấp cứu).

Hoặc Diphenylhydantoin: tiêm tĩnh mạch chậm 150 – 250 mg. Closiaxepoxit: dùng liều cao trong các thể co giật mạnh.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận