Chứng Hoắc loạn trong đông y và điều trị

Đông y chữa bệnh

Hoắc loạn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Sau khi giải phóng, đảng và chính phủ mở rộng phong trào vệ binh yêu nước, tích cực về phòng bệnh thì bệnh này không còn nữa. Nhưng chứng “hoắc loạn” bàn trong các sách Trung y thì có bao hàm ý nghĩa rộng lớn, như thiên Ngũ loạn, sách “Linh khu” nói: “Thanh khí ở phần âm, trọc khí ồ phần dương… thanh và trọc xúc phạm lẫn nhau làm nhiễu loạn trường vị thành chứng hoắc loạn”. Thiên “Lục nguyên chính kỷ đại luận” sách “Tô vấn” nói: “Gặp năm thấp khí chứng bốc thì người ta hay mắc bệnh nôn mửa hoắc loạn”. Sách Thương hàn luận của Trương Trọng cảnh lại nêu ra rõ ràng là “nôn mửa là đi tháo dạ, gọi là hoắc loạn”. Thành Vô Ký cho là: “chứng hoắc loạn thổ tả là vì ăn uống mà bị thương tổn”. Do đó có thể biết vừa thổ, vừa tả, bệnh phát ra gấp cũng gọi là “hoắc loạn”, chứng này phần nhiều hay phát sinh về mùa hạ, mùa thu, nguyên nhân bệnh là do phong hàn thử thấp và ăn uống không giữ gìn mà sinh ra bệnh cấp tính ở đường ruột.

Ngoài ra còn một thứ Can hoắc loạn, chứng trạng là muổn thổ không thổ được, muốn tả không tả được, trong bụng đau xoắn, bụng đầy khó chịu gọi là “giáo trường sa” cũng thuộc về loại nặng trong bệnh “Hoắc loạn”.

  1. NGUYÊN NHÂN

  • Ảnh hưởng của khí hậu

Mùa hạ, mùa thu thử thấp xông bốc, hoặc điều dưỡng giữ gìn không đúng sức mà cảm phải khí uế trọc của thử thấp hoặc ăn uống nhiều đồ mát, bị cảm phải phong hàn, đều có thể phát ra bệnh này, như sách “Nội kinh” nói: ”Không đề phòng nhiệt tà thì nhiệt đến. Nhiệt đến thì thân mình nóng, mà thổ tả hoắc loạn”. Trương Cảnh Nhạc nói: “Bị cảm phong hàn khí phạm vào trong tạng. …gặp thủy thổ khí lạnh, hàn thấp mà thương tổn đến tỳ”. Vương Mạnh Anh lại cụ thể nêu ra: Sau khi tiết xuân phân và trước tiết thu phân…khí nhiệt của trời giáng xuống, khí thấp của đất đưa lên, người ở giữa khoảng khí giao sẽ cảm phải khí độc ấy. Như thế dẫu đã nói kỹ bệnh này có quan hệ mật thiết với khí hậu, căn cứ vào chứng thường thấy trong lâm sàng thì có thể đem chứng này quy nạp vào 2 loại: “Thử thấp uế trọc và cảm thấp hàn thấp”. Còn chứng can hoắc loạn củng là vì tà khí ngăn trở ở trung tiêu, khí cơ bị bế tắc không thông mà gây nên.

  • Ăn uống không cẩn thận

Sách “Chư bệnh nguyên hậu luận” nói: “Chứng này (hoắc loạn) là do ăn quá no mà sinh ra”, sách “Thiên kim yếu phương” thì nói: “Bệnh “hoắc loạn” đều do ăn uống mà sinh ra”. Do đó có thể biết ăn uống không cẩn thận, hoặc ăn nhiều thức béo ngọt quá hoặc ăn nhầm thức thiu thôi, đều là nguyên nhân trọng yếu gây nên bệnh này.

Hai nhân tố nói trên, khi bệnh phát ra lại thường đồng thời tồn tại, như đã bị tổn thương vì ăn uống trước rồi lại cảm phải phong hàn thử thấp, hoặc cảm phải ngoại tà trước rồi lại bị thương tổn vì ăn uống đều có thể làm cho sự thăng giáng của tỳ vị thất thường, chất thanh và trọc lẫn với nhau làm rối loạn ở trường vị rồi thốt nhiên phát hiện bệnh này.

  1. BIỆN CHỨNG

  • Thử thấp uế trọc

Chứng trạng là vừa thổ, vừa tả, ngực bụng buồn tức, ngực đau, tay chân mới lạnh, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch nhu. Như thiên về thử nhiệt thì có các chứng phát nóng, không sợ rét, vật vã, khát nước, uống nước nhiều, tiểu tiện ngắn đỏ, mửa và ỉa ra chất hôi thối, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch nhu và sác. Như thiên về thử thấp thì có kiêm các chứng tay chân nhức nặng, miệng khát không muốn uống nước, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch nhu hoãn.

  • Cảm phải hàn thấp

Vừa thổ, vừa tả, luôn luôn ỉa ra không hôi thôi lắm, bụng đau hoặc không đau, người lạnh, tay chân không ấm, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc nhớt, mạch trì, nặng thì thổ tả không chỉ tay chân quyết lạnh, mạch muốn tuyệt.

  • Ăn uống không cẩn thận

Ăn uống không có chừng độ hoặc ăn nhầm đồ thiu thôi, khi đầu mửa ra một phần chất ăn không tiêu hoá, rồi sau bụng đau không đi tả, tả ra hôi thôi, ngực bụng không khoan khoái, bụng sôi và đầy, ợ hăng, mạch hoạt, rêu lưỡi nhớt. Nặng thì thổ tả không thôi, cũng có những chứng trạng chân tay quyết lạnh, mạch chuyển sang trầm vi.

  • Căn cước loạn

Trong bụng đau xoắn, muốn thở không thở được, muốn tả không tả được, vật vã rối loạn. Nặng thì sắc mặt xanh nhợt, tay chân lạnh giá, đầu ra mồ hôi, mạch phần nhiều trầm phục.

Chứng này vì thổ tả và tả mạnh quá, tân dịch mất hết cho nên thường làm cho gân mất sự nuôi dưỡng sinh ra chuyển gân, hoặc có những hiện tượng nặng như ngoài bì phu nhăn nheo và mắt lõm xuống của chứng Cờ – lê – ra.

  1. CÁCH CHỮA

Chứng “hoắc loạn” thường thổ tả không chỉ mà hiện ra chứng nguy cập là hư thoát, cho nên trước phải dùng thuốc cấp cứu như bài Ngọc khu đan (1) bài Thiềm tô hoàn (2) đều có thể uống được. Thiên về nhiệt thì trước tiên lại có thể dùng kim châm những huyệt Thập tuyên cho ra huyết. Thiên về hàn có thể dùng muối đắp vào đầy rốn rồi đặt một ngải to mà cứu. Chứng “can hoắc loạn” thì trước tiên dùng bài Thiên diêm phương (3) để móc cho mửa, hoặc dùng phép thoát sa (đánh dầu vừng sau lưng để chữa chứng giáo trường sa).

Về chứng thổ tả vì thử thấp uế trọc khí mới phát nên dùng thuốc phương hương hóa trọc như bài Hoắc hương chính khí tán (4). Thiên về thử nhiệt thì nên dùng thuốc khổ hàn thanh nhiệt như những bài Nhiên chiếu thang (5), Tẩm chỉ thang (6), nếu tiểu tiện ngắn mà ít thì nên trừ tà thẩm thấp dùng bài Quế chi cam lộ ẩm (7). Thiên về thử thấp thì nên giải thử hóa thấp dùng bài Hương nhu ẩm (8) gia vị…Còn về cảm hàn thấp mới phát nên ôn trung hóa thấp dùng những bài Vị linh thang (9), Đại thuận tán (10). Nếu thổ tả nặng mà xuất hiện chứng dương hư thì nên ôn vận dương khí ở trung tiêu, dùng bài Lý trung thang (11), nếu có ra mồ hôi sợ lạnh thì thêm phụ tử để phù dương như khi dương đã hồi phục. Thổ tả tuy chỉ mà chân tay còn quyết lạnh, mạch vi, ra mồ hôi, hoặc chân tay co quắp thì nên theo ý nghĩa sách “Nội kinh”: “Bệnh nặng thì dùng phương pháp tòng trị” dùng bài Thông mạch tứ nghịch gia trừ đởm thấp thang (12). Nếu vì ăn uống không cẩn thận khí mới phát cũng có thể dùng bài Hoắc hương chính khí tán (4) mà gia vị thuốc tiêu đạo, nặng hơn mà thổ tả không khỏi, có hiện tượng dương hư thì vẫn dùng phương pháp ôn trung phù dương.

Chứng “can hoắc loạn” sau khi uống bài Ngọc khu đan (1) thì ôn trung thông hạ bài Hậu phác thang (13) chẳng hạn.

  1. TÓM TẮT

Về tân bệnh “hoắc loạn” nói trong sách Y học Trung Quốc là chỉ về một loại bệnh cấp tính ở trường vị mà có những chứng trạng thổ tả, đau bụng, chuyển gân, do thế bệnh cấp bức cho nên trước tiên dùng thuốc đã chế sẵn hoặc dùng châm cứu rồi sau tuỳ chứng mà chữa.

Nguyên nhân bệnh “hoắc loạn” quy nạp lại có thể chia làm 3 loại: “Thử thấp uế trọc”, “Cảm nhiễm hàn thấp”, “Ăn uống không cẩn thận”, nhưng về cảm phải ngoại tà và bị thương tổn về ăn uống, hai nguyên nhân này thường có quan hệ lẫn nhau, khi chữa bệnh cần chú ý vì thổ tả luôn luôn mà gây ra hiện tượng hư thoát, khí đó nên tuỳ cơ mà quyết đoán, trọng dụng thuốc ôn trung phù dương, để tránh sự chuyển biến, nếu có thể nôn mửa nhiều, đi tả như nước gạo loãng, tiểu tiện bế kết, tiếng nói ngọng nghịu, hiện ra trạng chứng hư thoát nguy cấp thì nên phối hợp với phương pháp chẩn đoán về cấp cứu của Y học ngày nay.

  1. Ngọc khu đan: Xem số 2 phụ phương mục Quyết chứng.
  2. Thiềm tô hoàn: Đỗ thiêm tô, châu sa, minh hùng hoàng, mao truật, đinh hương, tạo giác, cương môn tử.
  3. Thiên diêm phương: Muối rang lên hoà với nước sôi, uống, móc họng, mửa.
  4. Hoắc hương chính khí tán: Xem số 7 phụ phương mục cảm mạo.
  5. Nhiên chiếu thang: Hoạt thạch, hương ky, tiêu sơn chi, hoàng cầm (sao rượu), tinh dầu thảo, xuyên phác , bán hạ, bách khấu (nghiền ra cho vào sau), rêu lưỡi dầy và nhớt thì bỏ bạch khấu thêm thảo quả nhân.
  6. Tâm chỉ thang: Văn tàm sa, mộc qua, sinh dĩ nhân, đại đậu, hoàng quyển, xuyên liên, bán hạ, sao dấm, hoàng cầm sao rượu, thông thảo, ngô thù, sơn chi sao.
  7. Quế chi cam lộ: Quế bỏ vỏ, bạch truật, tứ linh, phục linh, trạch tả, hàn thủy thạch, hoạt thạch, thạch cao, trích cam thảo.
  8. Hương nhu ẩm: Hương nhu, xuyên phác, biển đậu.
  9. Vị linh thang: Thương truật, hậu phác, trần bì, cam thảo, bạch truật, phục linh, trạch tả, trư linh, nhục quế.
  10. Đại thuật tán: Can khương, nhục quế, hạnh nhân, cam thảo.
  11. Lý trung thang: Xem số 15 phụ phương mục kiện vong.
  12. Thông mạch tứ nghịch gia trừ đởm thấp thang: Sinh phụ tử, can khương, trích cam thảo, trừ đởm trấp.
  13. Hậu phác thang: chỉ thực, lương khương, phác tiêu, đại hoàng, tân lang.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận