Chứng đau bụng trong đông y và điều trị

Đông y chữa bệnh

Chứng “đau bụng” mà có thể cũng hiện ra trong một số bệnh nào đó, như các bệnh “kiết lị”, “ỉa chảy”, “đau dạ dày”, “giun sán” và “tích tụ”, thì đã trình bày ở thiên trên, không bàn lại nữa. ở đây chỉ giới thiệu đơn giản về chứng đau bụng xuất hiện đơn thuần mà thôi. Nguyên nhân chứng đau bụng đơn thuần, đại khái có thể chia ra các chứng hàn tà, uất nhiệt thực tích và khí uất, chứng “hàn sán” nói ở trong sách “Kim quỹ yếu lược”, tức là thuộc phạm vi chứng đau bụng do hàn tà.

  1. NGUYÊN NHÂN

  • Hàn tà

Do khí lạnh xâm nhập, hoặc ăn nhiều đồ sống lạnh, tỳ vị không vận hóa được, đến nỗi hàn tích đình trệ, sách “Nội kinh” nói: “Hàn khí lấn vào trường vị, dưới cách mạc, huyết không tán ra được, đường lạc khó co rút, cho nên đau”. Sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Người gầy xung quanh rốn đau, tất nhiên có phong lạnh”.

  • Khí uất

Thường do giận dữ lo nghĩ quá độ, tình chí không khoan khoái, can mất điều đạt nghịch lên hại tỳ vị làm cho trung khí bị uất trệ mà gây nên.

  • Thực tích

Ăn uống không chừng mực, hoặc do đói no thất thường, làm cho đồ ăn không tiêu, đình trở mà sinh đau, hoặc ăn đồ béo uống rượu ngon, ham ăn thức cay nồng, đến nỗi nhiệt kết ở trường vị, đại tiện không thông, như sách “Nội kinh” nói: “Nhiệt khí đọng ở tiểu trường, trong ruột đau, nóng rực khô khát, thì đại tiện táo rắn mà không ra được, cho nên đau mà bế tắc không thông”.

  1. BIỆN CHỨNG

Đau bụng không cho ăn, hoặc ăn rồi đau dữ là thuộc thực, thích ăn, hoặc được ăn thì bớt là thuộc hư, đau nhói chạy ran, đau nhất định chỗ nào, hoặc lúc đau có hình, khỏi đau lại tan là thuộc khí. Nếu chỗ đau nhất định không di dịch, ấn vào có cục trước sau không tan, là thuộc huyết. Lại căn cứ vào chứng trạng hàn hay nhiệt mới phát hay đã lâu ngày, còn ở nông hay đã vào sâu để phân biệt thì chữa mới có thể chính xác được.

  • Đau bụng do hàn tích

Có chia ra nặng và nhẹ, nhẹ thì dễ khỏi, hơi nặng thì bụng đau không ngừng, gặp lạnh thì đau nhiều , được chườm nóng thì dễ chịu.

  • Đau bụng do khí uất

Mỗi khi có sự lo nghĩ giận dữ can mộc lấn tỳ, đau phát ra, chỗ vị quản bức tức, bụng trướng, nếu ợ hơi hoặc trung tiện thì đau giảm nhẹ, mạch huyền tế.

  • Đau bụng do thực tích

Chỗ vị quản bụng trướng đầy, đau nhức, nặng thì không cho ấn tay vào, ăn không muốn ăn, ợ đau hoặc đau buồn đi tả, sau khi đi tả rồi thì bớt đau, rêu lưỡi nhớt, mạch hoạt. Nếu nhiệt kết ở tràng vị, đại tiện bí không thông, thời trướng đau lại càng nặng.

  1. CÁCH CHỮA

  • Đau bụng do hàn tích

Nên ôn trùng tán hàn, dùng Lương phụ hoàn (31), nếu chứng nặng, mà âm hàn thịnh quá thì nên dùng thuốc tân ôn tán hàn, dùng Đại ô đầu tiễn (39) làm chủ yếu. Nếu trong ngoài đều lạnh, thì nên dùng kiêm thuốc giải biểu, dùng Ô đầu quế chi thang (40) làm chủ yếu, nếu khí lạnh nghịch lên mà ôn thì nên trung hoà giáng, dùng Phụ tử ngạnh mễ thang (42) làm chủ yếu, bụng đau nhức lúc phát, lúc khỏi, lâu ngày tỳ vị hư thì nên chú trọng vào ôn dương tỳ vị, dùng Tiểu kiến trung thang (32). Huyết hư bên trong lạnh, nên Ôn trung bổ huyết, dùng Đương quy sinh khương dương nhục thang (42).

  • Đau bụng do khí uất

Lo nghĩ uất kết, can mộc lấn tỳ, nên dùng vị chua để liễm can, vị ngọt để hoà tỳ, dùng bài thược dược cam thảo thang. Nếu đau ran đến vị quản, nôn oẹ không được thì nên hoà khí giáng nghịch dùng bài Tân dịch ngô thù du thang (44) mà chữa.

  • Đau bụng do thực tích

Sau khi bị thương thực, vị quản và bụng trưởng đầy, đau nhức nhẹ, thì nên hoà trung tiêu thực, dùng bài Bảo hoà hoàn mà chữa, đau hơi nặng mà đại tiện không khoan khoái thì nên hành khí cầu trê, dùng bài Hậu phác tam vật thang (45) hoặc Chỉ thực đạo trệ hoàn (47).

PHỤ THÊM: ĐAU BỤNG Ở BỤNG DƯỚI

Bụng dưới ở vào hạ tiêu, thuộc Túc quyết âm can kinh, lại là chỗ bắt đầu của mạch Xung, Nhâm, cho nên đau bụng dưới phần nhiều thấy ở những bệnh “sán hà”, “bên đồn”, “lung lâm”, “trường ung”, và các bệnh “kinh nguyệt đới hạ” của phụ nữ. Nếu vì khí của can kinh không điều hoà là phần nhiều thuộc về bệnh hạ tiêu bị lạnh có các chứng bụng dưới co sút mà lạnh đau, mạch trầm khẩn, rêu lưỡi trắng trơn, cách chữa nên tiết can khí và làm cho ôn thông, dùng bài Kim linh tử tán (19) gia những vị như ngô thù, nhục quế, tế tân, hồi hương, thanh bì, đàn bà bụng dưới đau phần nhiều bị ứ huyết, thường phát ra trong khi thấy kinh, hay khi sinh đẻ, hoặc thấy kinh không thông sướng, hoặc sau khi đẻ huyết hôi không sạch, làm cho bụng dưới trướng đau, không cho ấn, cũng có khi kinh bế không thông, sau đó lâu ngày bụng dưới kết ứ thành cục mà đau, thì cách chữa nên hoạt huyết thông ứ, dùng bài Quế chi phục linh hoàn (47) gia giảm mà chữa.

Phụ phương

  1. Xuyên khung trà điều tán: Bạc hà, xuyên khung, khương hoạt, cam thảo, bạch chỉ, tế tân, phòng phong, kinh giới hoà với nước chè mà uống.
  2. Tang cúc ẩm: Xem phụ phương thứ 3 mục cảm mạo.
  3. Thần truật thang: Thương truật, quy bản, xuyên khung, khương hoạt, bạch hoạt, bạch chỉ, cam thảo, tế tân, gừng và hành.
  4. Thanh không cao: Khương hoạt, hoàng liên, phòng phong, sài hồ, xuyên khung, cam thảo, hoàng cầm.
  5. Thanh chấn thang: Thăng ma, thương truật, hà diệp, trần bì, cam thảo.
  6. Kỉ cúc địa hoàng hoàn: Xem phụ phương số 3 mục Huyễn vựng.
  7. Tả quy hoàn: Xem phụ phương số 12 mục Hư lao.
  8. Hữu quy hoàn: Xem phụ phương số 15 mục Hư lao.
  9. Thiên ma câu đằng ẩm: Xem phụ phương số 1 mục Huyễn vựng.
  10. Đương quy long hội hoàn: Đương quy, long đởm thảo, chi tử, hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, đại hoàng, thanh đại, lô hội, mộc hương, xạ hướng, viên với mật.
  11. Bán hạ bạch truật thiên ma thang: Xem phụ phương số 8 mục Huyễn vựng.
  12. Qua lâu giới bạch tửu thang: Qua lâu thực, giới thạch, bạch cầu.
  13. Quất chỉ sinh khương thang: Quất bì, chỉ thực, sinh khương.
  14. Phục linh hạnh nhân cam thảo thang: Phục linh, hạnh nhân, cam thảo.
  15. Ô đầu xích thạch chi hoàn: Thực tiêu, ô đầu, phụ tử, can khương, xích thạch chi.
  16. Ý dĩ phụ tử tán: Ý dĩ nhân, đại phụ tử.
  17. Tiêu giao tán: Xem phụ phương số 1 mục Điên cuồng, giản.
  18. Thanh can thang: Bạch thược, đương quy, xuyên khung, sơn chi, đan bì, sài hồ.
  19. Kim linh tử tán: Kim linh tử, huyền hồ sách.
  20. Toàn phúc hoa thang: Toàn phúc hoa, Tân giáng, hành.
  21. Phục nguyên hoạt huyết thang: Sài hồ, qua lâu căn, đương quy, hồng hoa, cam thảo, sơn giáp, đại hoàng, đào nhân.
  22. Trầm hương giáng khí tán: Trầm hương, sa nhân, hương phụ, cam thảo.
  23. Tả kim hoàn: Xem phụ phương số 2 mục Ấn thổ.
  24. Hoá can tiễn: Thanh bì, trần bì, thược dược, đan bì, chi tử, trạch tả, bốỉ mẫu.
  25. Tư thủy thanh can ẩm: Sính địa, thù du, phục linh, quy thân, sơn dược, đan bì, trạch tả, bạch thược, sài hồ, sơn chi, đại táo.
  26. Nhất quán tiễn: Bắc sa sâm, mạch môn, đương quy, sinh địa, đại hoàng, xuyên luyện tử, kỉ tử.
  27. Thất tiếu tán: Bồ hoàng, ngũ linh chi.
  28. Điều dinh liễm can ẩm: Quy thân, bạch thược, a giao (sao với cáp phấn), kỉ tử, ngũ vị tử, xuyên khung, táo nhân, phục linh, quang bì, mộc hương, khương tảo.
  29. Hương sa lục quân tử thang: Xem phụ phương số 9 mục Ãu thổ.
  30. Đại kiến trung thang: Thục tiêu, can khương, nhân sâm.
  31. Lương phụ hoàn: Cao lương hoàn, Chế hương phụ.
  32. Tiểu kiên trung thang: Xem phụ phương số 19 mục Hư lao.
  33. Ngô thù đu thang: Xem phụ phương số 5 mục Cước khí.
  34. Bảo hoà hoàn: Xem phụ phương số 10 mục Bất vị.
  35. Việt cúc hoàn: Hương phụ, thương truật, xuyên khung, thần khúc, chi tử.
  36. Ô mai hoàn: Ô mai, tế tân, quế chi, phụ tử, nhân sâm, hoàng bá, can khương, hoàng liên, thục tiên, đương quy.
  37. Ôn đởm thang: Xem phụ phương số 8 mục Kinh quý.
  38. Tứ quân tử thang: Xem phụ phương số 1 mục Hư lao.
  39. Quy tỳ thang: Xem phụ phương số 27 mục Hư lao.
  40. Đại ô đầu tiễn: ô đầu, mật.
  41. Ô đầu quế chi thang: Quế chi thang gia ô đầu.
  42. Phụ tử ngạnh mễ thang: Phụ tử, bán hạ, cam thảo, đại táo, ngạnh mễ.
  43. Đương quy sinh khương dương nhục thang: Đương quy, sinh khương, dương nhục.
  44. Thược dược cam thảo thang: Thược dược, cam thảo.
  45. Tân dịch ngô thù du thang: Nhân sâm, ngô thù, xuyên liên, phục linh, bán hạ, mộc qua.
  46. Hậu phác tam vật thang: Hậu phác, đại hoàng, chi thực.
  47. Chỉ thực đạo trệ hoàn: Xem phụ phương số 6 mục Tiết tả.
  48. Quế chi phục linh hoàn: Xem phụ phương số 4 mục Tiết tả.
  49. Can khương linh truật thang: Cam thảo, can khương, phục linh, bạch truật.
  50. Độc hoạt kí sinh thang: Độc hoạt, tang kí sinh, tần giao, phòng phong, tế tân, xuyên khung, đương quy, đỗ trọng, ngưu tất, nhân sâm,phục linh, quế tâm, địa hoàng, thược dược, cam thảo.
  51. Gia vị nhị diệu thang: Sinh hoàng bá, thương truật, ngưu tất, tế tân, tam lăng, trạch tả, mộc qua, ô dược, quy vĩ, hắc sinh khương.
  52. Kim quỹ thận khí hoàn: Xem phụ phương số 23 mục Niệu huyết.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận