Chứng Cổ trướng trong đông y và điều trị

Đông y chữa bệnh

“Cổ trướng” là chỉ vào chứng bụng căng to như cái trống, mà đặt tên. Thiên “Tuỷ trướng” sách ““Linh khu”” nói: “Chứng “cổ trướng” là bụng trướng, thân mình đều to, như chứng phụ trương, sắc xanh vàng, gân bụng nổi, đó là chứng hậu của nó”. Thiên “Phúc trong luận” sách “Tố vấn” nói: “Có bệnh bụng đầy, buổi sớm ăn thì buổi chiều không ăn được gọi là bệnh cổ trướng… chữa dùng bài “Kẽ thỉ lệ” 1 tễ thì bớt, 2 tễ thì khỏi… Có khi lại phát… là do ăn uống không tiết độ… Khí tụ lại ở bụng”. Do đó có thể biết trong “Nội kinh”, đã sớm ghi chép những trạng chứng “cổ trướng” và phương pháp chữa, đồng thời sách “Nội kinh” cho nguyên lý phát bệnh này là: ” trọc khí ở trên thì sinh ra sắn trường”, do đó dùng những lễ tiết trọc khí và thông lợi để làm pháp tắt chủ yếu chữa bệnh này.

Về tên gọi của bệnh “cổ trướng” ở trong những sách “Chư bệnh nguyên hậu luận”, “Thực chỉ phương”, “Bản sự phương” đều cho chữ cổ cũng như chữ cổ: Như sách “Bảo sự phương” nói: “Chỉ có bụng trướng mà chân tay không âưng nhiều là cổ, cổ cho là đầy trướng”. “Đại tử cung” nói: chữ cổ và cổ giống nhau, là nói căng chắc như đối trống chữ cổ không phải cổ là cổ độc, tục gọi là bụng to, lại gọi là bụng to hình như bụng nhện”. Trương Cảnh Nhạc nóí: “Huyết khí kết tụ, không giải được độc của nó như “trùng cổ” cũng gọi là “cổ trướng”, vả lại chân tay không việc gì, chỉ có bụng trướng, cho nên gọi là “đơn phúc trương””. Đủ biết rằng bệnh “cổ trướng” trong sách “Nội kinh”, và các nhà làm thuốc đời sau gọi là “cổ trướng”, “đơn phúc trương” và “tri thù”, bệnh bụng to như hình con nhện, tuy có tâm khác nhau, nhưng thực tế chỉ là một loại bệnh. Lại có vì huyết, vì thực, vì trùng, vì thủy mà phân biệt tên gọi “khó cổ”, “huyết cổ”, “thực cổ”, “trùng cổ”, và “thủy cổ”.

  1. NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân sinh ra bệnh này, có thể chia làm mấy điểm sau đây:

  • Trị hại về uống rượu và thức ăn

Tỳ vị bị thương tổn không vận hóa được, thanh trọc lẫn lộn, thấp nhiệt ủng trệ sinh ra chứng “cổ trướng”, Lý Đông Viên nói: “Bị thương vì uống rượu, ăn mì và những hậu vị làm cho khí thấp nhiệt không hóa tán được, sinh ra bụng trướng đầy như cái đấu, như vậy là thấp nhiệt, thương tỳ, vị tuy nạp thức ăn, mà tỳ không chuyển vận được ho nên thành bị trướng”.

  • Can khí hoành nghịch

Mộc khắc thổ, xâm lấn tỳ vị, can tỳ thương tổn trong, khí cơ do đó mà trở trệ, huyết đi không thông, kinh lạc ủng tắc mà sinh bệnh này. Thẩm Kim Ngao nói “cổ trướng là do ở khí giận dữ hại can, dần dà lấn tỳ, tỳ thổ hư nhiều , cho nên âm dương không giao, thanh trọc lẫn lộn, đường kinh không thông, làm cho bụng trướng to”.

  • Hoàng đản tích tụ

Dằng dai lâu ngày có thể sinh ra chứng “hoàng đản” về chiều phát sốt, mà ngược lại ghê rét là do bệnh “nữ lao” mà mắc phải, ở bàng quang có cảm giác cấp bách, bụng dưới đầy, khắp người vàng, trên trán đen, dưới chân nóng, nhân đó mà thành chứng “hắc đản”. Người bệnh bụng trướng như hình thủy thũng, đại tiện đen, có khi lỏng, như vậy là bệnh “nữ lao”, chứ không phải thủy trướng, bụng đầy thì khó chữa. Dụ Gia Ngôn nói: “người vô bệnh, nhưng có hiện tượng trưng hà tích khối, bĩ khôi, đó là nguồn gốc của bệnh trướng, dần dà chứa chất lại, bụng to như cái thúng, cái vó, thì gọi là “đơn phúc thường’”: Bệnh thể kéo dài, tỳ khô hư yếu, trung khí hư suy, không có sức vận chuyển, do hư hóa trệ, mà sinh ra bụng đầy.

  1. BIỆN CHỨNG

Chứng trạng chung của bệnh này, như ăn uống kém sút, hoặc ăn vào cảm thấy trướng, dưới sườn trướng đầy, mệt mỏi không có sức, thân thể gày dần, sắc mặt vàng úa hoặc đen sạm, bụng trướng như cái trống, gân xanh nổi lên nhiều rốn lồi, tiểu tiện ít hoặc sẻn, đại tiểu tiện táo bón, hoặc lỏng. Trương Cảnh Nhạc nói: “tiểu tiện vàng đỏ, đại tiện táo bón, là phần nhiều thuộc thực; tiểu tiện trong, đại tiện lồng là phần nhiều thuộc hư, mạch hoạt hữu lực thuộc thực, mạch phù tế là hư, tuổi thanh niên dương khí ủng trệ là phần nhiều thực, tuổi già lao tổn nhiều, tinh thần mệt mỏi, khí yếu là phần nhiều hư”. Nhưng ca bệnh thường gặp trong khi lâm sàng phần nhiều là do thực chuyển hư, mà gây ra hư thực, lẫn lộn, hiện nay theo tình hình đã qua sau khi phát bệnh rồi căn cứ vào bệnh tình nặng nhẹ, trình bày làm 3 thời kỳ, trong 3 thời kỳ này đã bao gồm cả ba phần khí, thủy, huyết là 3 thứ này lại thường làm nhân quả lẫn nhau.

  • Thời kỳ đầu

Thời kỳ này biểu hiện chứng thực rõ rệt hơn, do ở khí trệ và thức ăn trở ngại, thấp nhiệt ủng trệ nên chủ yếu là bệnh thuộc tỳ vị và có quan hệ với can mộc vượng, chứng hiện ra là bụng trướng đầy, sắc mặt vàng tối lòng bàn tay nóng, quá trưa tinh thần mệt mỏi, sau khi ăn thấy trướng nhiều, rêu lưỡi nhiều nhớt, mạch phần nhiều huyền hoạt.

  • Thời kỳ giữa

Thời kỳ này biểu hiện rõ rệt hơn là gốc hơn mà ngọn thực. Gốc hư là do can tỳ đều thương tổn, khí huyết đã hư, ngọn thực thì như đã trình bày ở trên, vì huyết ngừng thủy tụ nên bụng ngày càng một to thêm, sắc mặt vàng úa không sáng bóng, hình thể gầy dần, tiểu tiện ngắn ít, lúc này chất lưỡi có thể hiện ra máu đỏ sẫm, hoặc nẻ hoa hoặc có rêu vàng, mạch phần nhiều nhu hoãn, hoặc trầm tế huyền sác.

  • Thời kỳ cuối

Thời kỳ này chứng gốc hư, biểu hiện càng rõ rệt, chứng ngọn thực vẫn nguyên như trước. Gốc hư là do can tỳ thận đều bị tổn thương, khí huyết suy nhiều , ngọn thực là vì khí trệ, huyết ứ, thủy trọc kèm nhiệt mà ủng kết lại. Hiện ra chứng trạng bụng to mà gân nổi, sắc mặt xanh vàng hoặc đen sẫm, thân thể gầy, chân tay cứng sưng, ăn uống vào là trướng ngay, đại tiện không lợi, hoặc lợi răng chảy máu, hoặc đại tiện lỏng, âm dương đều hư, chất lưỡi nổi sẫm hoặc nổi gai, rêu lưỡi khô, sắc vàng trơn mạch phần nhiều huyền tế mà sác. Bệnh như thế về sau thường là không tốt, phần nhiều chết về những chứng nôn ra máu, đại tiện ra máu và hôn mê, cách phân biệt bệnh này với bệnh “thủy thũng” là ở chỗ bệnh “cổ trướng” thì chỉ riêng bụng trướng, mà chứng “thủy thũng” thì đầu mặt tay sưng trước rồi đến toàn thân, bụng trước sắc không thay đổi.

Dự đoán về bệnh này, như Lý Trung Tử nói: “Chân tay không sưng, chỉ có bụng trướng, gọi là “đơn phúc trướng”, khó khỏi”. Dụ Gia Ngôn cũng có nói: Xưa nay bụng trướng khắp mình đầu mặt đều sưng, còn dễ chữa, nếu chỉ riêng bụng trướng thì khó chữa. Sách “Đắc hiệu phương” của Nguy Diệu Lâm nói:

“Nếu rổn lồi thì sau khi lợi rồi, bụng lại trướng, bệnh lâu gầy yếu, suyễn thở không yên, gọi là tỳ thận đều bại thì không chữa được, bụng đầy ho ngược lên, không đi tiểu tiện được cũng không chữa được…những lời ghi chép trên đều nói rõ bệnh này là bệnh khó chữa, đến khi cả 3 tạng can, tỳ, thận đều suy tổn thì về sau phần nhiều không tốt”.

  1. CÁCH CHỮA

Khi chữa bệnh này, trước hết nên phân biệt hư thực xác định hư thực rồi sau mới định cách chữa bằng công hay bổ Sách Đan Khê tâm pháp phụ dư nói: “Người xưa chữa bệnh thực kiêm có hư thì có khi trước dùng công sau dùng bổ, có khi trước dùng bổ sau dùng công, vừa bổ, chưa dùng riêng một phép công” sách “Cách trí hư luận” nói: “Bệnh 1 hoặc 3 hay 5 năm, hoặc trên 10 năm, góc bệnh nặng, muốn chóng khỏi là tự cầu lấy hoạ, người biết làm thuốc theo Vương đạo (giúp chính trừ tà) mới có thể chữa được bệnh này “lại nói làm thuốc không biết xét bệnh này gây nên bởi hư, chỉ muốn công hiệu ngay, khoe tài, cầu công, người bệnh lại khó chịu và căng tức, thích dùng thuốc thông lởi, dễ cầu, dễ chịu một lúc, không biết rằng, dễ chịu một ngày hay nửa ngày, thũng lại càng tăng, bệnh tà càng nặng, chân khí lại càng tổn thương”. Vì vậy chúng ta khi dùng thuốc công hạ, nên xét xem thể chất của người bệnh, mà định cách chữa, trước công sau bổ, hoặc trước bổ sau công hoặc vừa bổ vừa công cùng với 2 bổ 1 công, 1 công 9 bổ, bổ mấy ngày rồi lại công mấy ngày.

Nay đưa vào hư thực, chia ra các cách chữa như sau:

Chứng thực dùng những phương pháp sơ can, kiện tỳ, tiêu tích, trục thủy và trừ ứ, chứng hư dùng những phép ích khí dưỡng huyết, ôn dương và tư âm.

Sơ can khí như Tiêu giao tán (1). Kiện tỳ như Vị linh thang (2), Trung mãn phân tiêu hoàn (3). Tiêu tích như Kê thỉ lễ (4), Tiểu ôn trung hoàn (5). Trục thủy nhuyễn kiên trong Đại phúc bì thủy thũng phương (6), Châu sa hoàn (7); ích khí như Hương sa lục quân tử thang (10). Tỳ thận dương hư, mà đại tiện lỏng, dùng Phụ tử lý trung thang làm chủ (11). Can thận âm hư mà lợi răng chảy máu, dùng gia giảm Tứ vật thang (12) và Đại bổ âm hoàn (13) là chủ phương pháp này, nên xem xét tình hình cụ thể, rồi châm trước mà chữa, và có thể phối hợp với châm cứu.

Ngoài việc chữa bằng thuốc kể trên, khi làm lụng, lúc nghỉ ngơi ăn uống, càng nên chú ý, như sách “Cách trí dư luận” nói kiêng ăn mặn để tránh sự giúp cho tà khí, thời kỳ sau của bệnh xuất hiện bụng nổi gân xanh, rốn lồi lên, tiểu tiện khi có những chứng trạng bụng trướng, nên kiêng muối ngay. Sách “Đan khê tâm pháp” nói: “nên ăn nhạt, chấm dứt ăn những thứ béo bổ, có nghĩa là yên tĩnh nghỉ ngơi, thanh tâm ít dục, cấm ăn những thứ béo ngọt, để khỏi giúp cho thấp sinh nhiệt, trở ngại đến sự tiêu hoá.

  1. TÓM TẮT

Tên bệnh “cổ trướng”, bắt đầu thấy ở sách nội khoa, về cơ chế phát bệnh, ehứng trạng và cách chữa bệnh này đã ghi chép rất sớm. Sách “Kim quỹ yếu lược”, tuy chưa ai lập ra một thiên riêng, nhưng trong thiên “Thủy khí bệnh” có trình bày những bệnh giống như bệnh này, các đời sau có nhận thức thêm về phần tư liệu cũng có phát triển nhiều về bệnh này.

Trong sách “Nội kinh” bàn về bệnh “cổ trướng” và các tên gọi đời sau gọi là “cổ trướng”, “đởm phúc trướng”, “tri thủ bệnh”, cùng với do khí, do huyết, do thực, do trùng, do thủy mà chia ra: “Khí cổ”, “huyết cổ”, “trùng cổ” và “thủy cổ”, tên gọi tuy khác nhau, nhưng bệnh thì giống nhau, vả lại thũng trạng trên lâm sàng thường xuất hiện chung, rất khó phân biệt được dứt khoát.

Biện chứng và phép chữa bệnh này, đầu tiên nên hiện rõ hư thực, thực thì nên công, và theo cách chữa ngọn, như những phương pháp sơ can, tiêu tích, kiện tỳ, trục thủy và trừ ứ; hư thì nên bổ, theo cách chữa gốc, như những phương pháp ích khí, dưỡng huyết, ôn dương. Nhưng nên chú ý đến tình trạng trong hư kiêm có thực, trong thực kiêm có hư, cho nên chữa thực nên chiếu cố đến hư, bổ hư thì không quên chữa thực. Đối với thuốc công hạ tuy có thể làm dễ chịu trong một lúc, nhưng tổn thương nguyên khí, bệnh hay phát lại, vì vậy khi dùng thuốc công hạ, nên kiện chứng cho rõ ràng, đồng thời nên luôn luôn xem xét đến thể chất của người bệnh và định ra những cách chữa trước công sau bổ, hoặc trước bổ sau công, hoặc vừa công vừa bổ.

Ngoài phép chữa bằng thuốic nên chú ý nhiều về các mặt: yên tĩnh, nghỉ ngơi, thanh tâm, ít tình dục, không ăn muối.

PHỤ PHƯƠNG

  1. Tiêu giao tán: Xem phụ phương số 1 mục Điên, cuồng, giản.
  2. Vị linh thang: Xem phụ phương số 9 mục Hoắc loạn.
  3. Trung mãn phân tiêu hoàn: Hậu phác, chỉ thực, hoàng liên, hoàng cầm, tri mẫu, bán hạ, trần bì, phục linh, trạch tả, trư linh, sa nhân, can khương, khương hoàng, nhân sâm, bạch truật, cam thảo.
  4. Kê thỉ lễ: (phân gà) sao hơi cháy, cho vào rượu ngon cùng sắc, dùng vải lọc lấy nước, uống nóng vào lúc sáng sớm, thì thôi sôi bụng, khoảng 8 – 9 giờ đi ỉa 2 – 3 lần đầu ra nước đen, thấy bụng dần dần giãn ra, có thể lại uống 2 – 3 lần nữa.
  5. Tiểu ôn trung hoàn: Châu sa, bán hạ, hương phụ, khổ sâm, bạch truật, phục linh, hoàng liên, thần khúc, cam thảo.
  6. Thiên kim Đại phúc bì thủy thủng phương: Ngưu hoàng, tiêu mục, côn bổ, hải tảo, khiên ngưu, quế tâm, đình lịch.
  7. Châu sa hoàn: Xem phụ phương số 6 mục Thủy thũng.
  8. Vũ dư lương hoàng: Xà hoàn thạch, vũ dư hương, trân châu sa, khương hoạt, mộc hương, phục linh, xuyên khung, ngưu tất, quế tâm, bạch đậu khấu, đại hồi hương, hồng hoa, truật, phụ tử, can khương, thanh bì, bạch tật lê, tam lăng, đương quy.
  9. Đại hoàng giá trùng hoàn: Xem phụ phương scí 30 mục Hư lao.
  10. Hương sa lục quân tử thang: Xem phụ phương số 9 mục Ẩu thổ.
  11. Phụ tử lý thang: Xem phụ phương số 8 mục Phiên vị.
  12. Gia giảm tứ vật thang: Thương truật, khương hoạt, xuyên khung, phòng phong, hương phụ, bạch chỉ, thạch cao, tế tân, đương quy, cam thảo.
  13. Đại bổ âm hoàn: Xem phụ phương số 23 mục Kiện huyết.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận