Cách chữa đau dạ dày hiệu nghiệm

Đông y chữa bệnh

Nguyên nhân

Dạ dày chủ việc thu nạp và tiêu hóa thức ăn uống, lấy hòa giáng làm quí (điều hòa và giáng xuống). Nguyên nhân chủ yếu của việc dạ dày đau đó là không được hòa giáng. Nhân tố dẫn đến không hòa giáng được bởi:

  • Do bị lạnh
  • Do thấp đình trệ
  • Do thấp nhiệt
  • Do ứ huyết
  • Do ăn uống mất điều độ
  • Do tình chí bị uất kết
  • Do bản thân người ấy hư yếu gây ra trong đó thường thấy có: Vị lạnh, vị khí, vị hư.

Cách chữa

Chữa đau dạ dày không thể để vị đứng một mình, bởi vì công năng tiêu hóa tỳ vị có quan hệ mật thiết. Vị chủ nạp nhận thức ăn, tỳ chủ vận chuyển biến hóa thức ăn, vị chủ đưa xuống, tỳ chủ đưa lên, vị nên thông, tỳ nên giữ. Hai cơ quan ấy tính chất không giống nhau nhưng tác dụng thì thống nhất. Do đó tỳ và vị có quan hệ trong ngoài (biểu lý). Chẩn trị đau dạ dày cần phải từ hai phương diện tỳ vị mà suy xét. Lại nhân quy luật ngũ hành sinh khắc mộc hay khắc thổ, khí gan ngang ngược luôn luôn xâm phạm vị khắc tỳ, cho nên đối với chứng đau khí (khí thống) của đau dạ dày được đặc biệt chú ý tới gan, cho nên có tên gọi “Can vị khí thông” (Can là gan, vị là dạ dày, khí thống là đau khí). Đó là cái đặc điểm lý luận của đông y cần phải lý giải đông y đối với dạ dày và gan, tỳ (lách) mới có thể vận dụng chính xác phép tắc đông y để chữa bệnh đau dạ dày. Hiện nay thường thấy mấy chứng hậu dạ dày đau cũng như chứng hậu tương tự như dạ dày đau bày tỏ như sau:

Dạ dày lạnh đau:

Bởi ăn uống đồ sống lạnh và trực tiếp bị hơi lạnh dẫn đến sinh dạ dày đau. Tự nhiên vùng vị oản đau, thích nắn xoa cùng vối ăn uợng đồ nóng, thế bệnh không ngừng, kiêm thấy nôn mửa ra nước trong, sờ lạnh chân tay không ấm, mạch trầm trì, rêu lưỡi trơn trắng.

Loại dạ dày đau này bởi vì trung tiêu bị lạnh dẫn đến, thuộc vào chứng thực, nên dùng phép ấm trung tiêu tan giá lạnh.

Thang Hậu phác ôn trung:

Hậu phác      1,5 đồng cân

Đậu khấu        7 phân

Phục linh       7 phân

Mộc hương    5 phân

Can khương 2 đồng cân

Cam thảo      5 phân

Trần bì          1,5 đồng cân

Thông thường bị lạnh mát thì phát bệnh, có thể dùng bột Nhục quế, một vị cùng nước sôi điều uống. Nếu kiêm vì ăn uống sống lạnh không cẩn thận, bị thức ăn lạnh ngăn trở, đau đến kịch liệt thì cho thêm Thần khúc, Sơn tra để giúp cho tiêu hóa.

Vị thuốc Hậu phác trong điều trị đau dạ dày
Vị thuốc Hậu phác trong điều trị đau dạ dày

Do khí của dạ dày đau (vị khí thống)

Do khí của dạ dày gây đau là nói khí cơ bị uất trệ dẫn đến dạ dày đau, vùng vị oản chướng đau công kích xung lên, ngực buồn bực bí tắc, được Ợ hơi thì khoan khoái, hoặc kiêm có vùng bụng chướng, đại tiện khó khăn, mạch tượng huyền hoạt.

Loại dạ dày này hoàn toàn thuộc vị không hòa giáng, phép chữa nên thông hành khí tan trệ đọng.

Dùng phương:

Hương sa chỉ truật hoàn

Mộc hương     Bạch truật

Sa nhân          Chỉ thực

Nếu tương đối nặng hơn thì kết hợp với thang

Trầm hương giáng khí tán:

Trầm hương   Hương phụ

Sa nhân          Cam thảo

Vị thuốc Hương phụ trong điều trị bệnh đau dạ dày
Vị thuốc Hương phụ trong điều trị bệnh đau dạ dày

Khí của vị gây đau rất nhiều bởi khí của gan dẫn đến, phần nhiều có chứng trạng về khí can như:

Sườn đầy, chướng đau, luôn luôn có thở dài, thường hay phát cơn đau sau khi giận dữ, hoặc có bệnh sử tình chí không đạt nguyện vọng, có thể ở phép chữa trên tham hợp dùng phương sau:

Sài hồ sơ can tán:

Sài hồ

Bạch thược

Xuyên khung

Hương phụ

Trần bì

Chỉ sác

Cam thảo

1-3    đồng cân

3        đồng cân

2        đồng cân

3        đồng cân

3        đồng cân

2        đồng cân

1,5     đồng cân

Hoặc dùng phương

Thang Điều khí:

Hương phụ

Cam thảo

Ô dược

Sa nhân

Mộc hương

Thanh Trần bì

 Hoắc hương  

  • Phàm do khí can dẫn đến dạ dày đau dài lâu không khỏi, rất dễ hóa hỏá nên dùng phép chữa tân tiết khổ giáng túc là cay để tiết đi, đắng để giáng xuống. Dùng phương:

Hóa can tiễn:

Bạch thược

Đan bì

Thanh bì

Sơn chi tử

Bối mẫu

Trạch tả

Rồi kết hợp với “Tả kim hoàn” (Hoàng liên – Ngô thù du).

Dạ dày hư yếu đau (vị hư đau)

Chứng này đau chủ yếu ở tỳ, phần nhiều thiên về lạnh, lúc đau thường là lúc bụng rỗng (đói) được ăn hoặc ấn thì khoan khoái, kiêm thấy tràn chất chua, sợ lạnh thích ấm, chất lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tượng trầm tế không có sức (vô lực) hoặc là hư huyền.

  • Phép chữa nên làm ấm và nuôi dưỡng (ôn dưỡng) khí trung tiêu, người xưa có đề ra rất nhiều phương tễ, tôi chủ trương dùng:

Thang Hoàng kỳ kiến trưng:

Hoàng kỳ      Quế chi

Bạch thược    Gừng

Chích thảo     Táo

Di đường

Chứng này hình thành chủ yếu do tỳ dương suy vi, trung khí (khí trung tiêu) bạc nhược, cũng có thể do đau lạnh đau khí truyền biến tối mà thành đau, do nhiều năm không khỏi, vì vậy cứ hễ lạnh là đau, hoặc bực tức thì lại dấy cơn lặp đi lặp lại.

Dưới tình hình bản thân tỳ vị hư hàn, cũng có thể biểu hiện mọi chứng trạng tiêu hóa không tốt, cần phải nhận thức được chứng này cơ bản là chứng hư hàn, không thể cùng đau dạ dày do chứng khác sinh ra mà lẫn lộn được.

Nhận xét của Trần Bá Vị:

Vị lạnh phần nhiều do hóng mát và ăn uống lạnh sinh ra, lúc đau thường kiêm sợ lạnh hoặc nôn mửa bọt trắng, nói chung trong phương thuốc có thể gia thêm Tía tô hoặc Ngô thù, một là để tan lạnh, một là để giáng khí nghịch xuống, đều có tác dụng ấm trung tiêu, nhưng ở đau dạ dày hư hàn có xuất hiện sợ lạnh hoặc nôn mửa dãi bọt trắng, nên dùng Quế chi chứ không nên dùng Tía tô, dùng Ngô thù cũng nên cùng Đẳng sâm kết hợp.

Điều đó nói rõ chứng vị lạnh và vị hư giống nhau về chứng trạng, thích ấm thích xoa nắn, nên phân hư thực mà chữa. Ví như nói: Trị đau do lạnh dùng: “Thang đại kiến trung”.

Xuyên tiêu    Can khương

Nhân sâm

Trị hư yếu đau dùng:

Thang Hương sa lục quân

Mộc hương   Sa nhân

Đăng sâm     Bạch truật

Cam thảo     Phục linh

Bán hạ          Trần bì

Đương nhiên cũng có thể được. Nhưng nghiêm khắc mà nói, bài trên chứng thực lại dùng Nhân sâm, bài dưới chứng hư lại dùng Hương sa… đều nên suy nghĩ.

Thực vậy, trên lâm sàng, chứng dạ dày đau thường thường hư thực lẫn lộn, dùng thuốc cũng kiêm đoái đến cái này cái khác nhiều, không thể phân chia máy móc được. Nhưng cái gì chủ yếu, cái gì thứ yếu cần phải thật rõ ràng. Khí của dạ dày đau thì từ can vị mà trị, lấy lý khí làm chủ, đó là phép thường, nhưng thuốc lý khí hay cay ráo (tân táo) làm hao hụt thương tổn khí âm, nhất là người máu của gan (can huyết) không đủ, bệnh nhân chỉ vượng thịnh lệch về can hỏa cần phải thận trọng. Xem như bài: “Nhất quán tiễn” của Nguỵ Ngọc Hoành thì trong tư dưỡng có sơ gan, đó là vì tổn thương âm gây đau mà lập ra.

Nhất quán tiễn

Sinh địa        Đương qui

Câu kỷ         Sa sâm

Mạch đông   Kim linh tử

Một bệnh án ví dụ của Tần Bá Vị Tôi đã chữa một bệnh nhân nữ 57 tuổi, có hơn 10 năm bệnh sử đau dạ dày, thường dấy cơn luôn, không thể ăn được nhiều, miệng khô, uống nước nhiều tương đối, cũng chướng đau, luôn mửa ra đờm dính, ợ hơi khó khăn, đại tiện bí kết, chân lưỡi khô, đỏ giáng, mạch tượng tế huyền có sức. Chẩn đoán là máu của gan và vị âm tổn thương lớn, có xu hướng chuyển thành quan cách. Tuy nhiên trung tiêu khí trệ kiêm có đờm đục, không thể lại dùng các vị thuốc thơm ráo lý khí giảm đau. Bèn sử phương như sau:

Sinh địa

Ngọc trúc

Qua lâu

Lục mai hoa

Thạch giải

Bạch thược

Ma nhân

Ô mai

Bánh Kim quất

Điều trị 1/2 tháng dần dần bệnh giảm

Trên sách vở có chứng dạ dày thũng sưng là một trong các loại thũng, bắt đầu trung oản hơi sưng gây đau, thũng lên rồi phá vỡ ra, sau đó nôn mửa ra máu mủ, kiêm có rêu lưõi cáu trơn đen màu tro, dài lâu không lui bệnh, miệng ngọt khí uế trọc, dạ dày đau lâm râm, mạch nhân nghinh bên kết hầu đại (to), đó là chứng hậu vị oản phát thũng sưng, thũng đã phát thì nóng lạnh như sốt rét, mạch tượng hồng sác, hoặc thấy da dẻ tróc vảy.

BÀI THUỐC NAM CHỮA ĐAU DẠ DÀY

Đau dạ dày y học cổ truyền gọi là vị quản thống. Phần nhiều do ăn uống không điều độ hoặc vị hư bị lạnh hoặc do ảnh hưởng của can xúc phạm đến vị gây đau (can khí phạm vị).

Có 3 thể:

Ăn uống tích trệ

  • Triệu chứng:

Vùng vị quản đầy đau, ợ hơi, ăn vào đau.

  • Điều trị:
  • Thuốc:

Sa nhân               8g                  Hương phụ                     8g

Trần bì                 8g                  Thương truật                 16g

Hậu phác             8g                  Cam thảo                        4g

Đổ 400ml nước sắc lấy 200ml uống (một thang sắc 2 lần), uống 1 thang/ngày.

Có thể tán bột uống 2 lần/ngày, 10g với nước chè/lần.

Vị thuốc Sa nhân trong điều trị viêm dạ dày mạn
Vị thuốc Sa nhân trong điều trị viêm dạ dày mạn

châm cứu Trung quản, Túc tam lý, Nội quan, Chương môn, Nội đình.

Vị hư bị lạnh

  • Triệu chứng:

Đau vùng vị quản, sợ lạnh, mệt mỏi, mửa ra nước trong, ăn vào dễ chịu, rêu lưỡi trắng mỏng.

  • Điều trị:

Thuốc:

Bố chính sâm (sao vàng)      12g

Củ mài (sao)         12g

Thổ phục linh      12g

Sa nhân                   8g

Châm cứu: Trung quản, Túc tam lý, Nội quan, Chương môn (châm bổ hoặc cứu).

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận