CHĂM SÓC BÀ MẸ KHI CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ

Dinh dưỡng học

Chăm sóc y tế và dinh dưỡng

1. Bà mẹ có thai

  • Cần đến cơ sở y tế khám thai ít nhất 3 lần, 3 tháng/lần trong thời kỳ thai nghén. Khám thai với các nội dung chính sau:

+ Khám toàn thân mẹ: cân mẹ, đo chiều cao mẹ, đếm mạch, đo huyết áp, khám tim phổi, thử albumin trong nước tiểu, khám phù.

+ Khám thai: đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, sờ nắn đánh giá thai, nghe tim thai (khi thai được 18 – 20 tuần thai).

Ferrovit thuốc sắt cho bà bầu
Ferrovit thuốc sắt cho bà bầu
  • Uống viên sắt acid folic.
  • Tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi.
  • Hướng dẫn ăn uống đầy đủ và hợp lý khi có thai.
  • Gia đình và xã hội cần quan tâm để tinh thần bà mẹ mang thai được thoải mái.
  • Nên sinh con tại cơ sở y tế để an toàn.

2. Bà mẹ nuôi con bú

  • Uống 1 viên vitamin A 200.000 đơn vị trong vòng 1 tháng đầu sau đẻ.
  • Được cán bộ y tế tới thăm tại hộ gia đình ít nhất 2 lần trong vòng 42 ngày sau đẻ.
  • Tiếp tục bổ sung viên sắt acid folic hằng ngày trong vòng 1 tháng đầu sau đẻ.
  • Được hướng dẫn ăn uống đầy đủ và hợp lý khi nuôi con bú.

Vệ sinh khi mang thai và nuôi con bú

  • Mặc: Khi có thai, khối lượng tuần hoàn và hô hấp tăng nhanh, cho nên phải mặc sao cho không ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan này. Muốn thế quần áo phải rộng rãi, thoáng mát, mùa hè mặc quần áo mỏng, mùa đông mặc quần áo đủ ấm.
  • Tắm rửa: nên dùng nước ấm, không tắm lâu, không tắm nơi có gió lùa, không ngâm mình trong ao hồ dễ bị nhiễm khuẩn.
  • Chăm sóc núm vú: chú ý lau đầu vú hằng ngày khi tắm rửa, nếu núm vú tụt chỉ được vê hay kéo núm vú sau 37 tuần thai vì dễ dẫn đến sảy thai do kích thích co bóp tử cung (dạ con).

Nghỉ ngơi và lao động khi mang thai và nuôi con bú

Lao động

Khi có thai nên hoạt động nhẹ nhàng và không nên làm việc quá nặng nhất là trong những tháng cuối để tránh đẻ non. Nếu thấy tử cung hay co cứng hoặc có tiền sử sảy thai, đẻ non hoặc cơ thể yếu thì nên làm việc nhẹ.

Tập thể dục rất cần cho thai phụ vì giúp cho tinh thần được sảng khoái, tuần hoàn lưu thông máu, thai phụ ngủ được, nhưng phải tập đúng mức, tập những động tác nhẹ nhàng, tập thở sâu, co duỗi chân tay. Không nên chơi các môn thể thao và điền kinh nặng.

Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi là việc cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Tuy vậy, không nên nghỉ ngơi hoàn toàn vì như thế sẽ làm người mẹ đẻ khó. Trong tháng cuối trước khi đẻ, bụng to nhanh, nặng, thai phụ đi lại khó khăn, đồng thời tháng cuối cũng là tháng thai nhi tăng cân nhanh, tốt nhất sản phụ nên nghỉ làm việc một tháng trước khi đẻ để lợi cho cả mẹ và con.

Sự quan tâm chăm sóc của gia đình và xã hội đối với phụ nữ khi có thai và nuôi con bú

Đây là một vấn đề có vai trò quan trọng giúp cho người mẹ sinh con an toàn và đủ sữa cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu người mẹ nhận được sự quan tâm chăm sóc chu đáo của gia đình và xã hội, được sự theo dõi đầy đủ của nhân viên y tế sẽ là nguồn động viên giúp họ yên tâm, phấn khởi, tin tưởng, sinh đẻ được “mẹ tròn con vuông” và nuôi con có nhiều sữa, tránh được nguy cơ suy dinh dưỡng từ khi trong bụng mẹ và những năm đầu của cuộc đời.

Dinh dưỡng học
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận