CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP

Chăm sóc bệnh nhân

Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cơ bản

  • thoái hóa khớp gối
    Hình ảnh thoái hóa khớp gối

    Để bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm ở tư thế dễ chịu nhất và tránh tư thế gây biến dạng khớp.

  • Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng bệnh tật.
  • Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình cách tập luyện các khớp để hạn chế thoái khớp và biến dạng khớp.
  • Ăn đầy đủ năng lượng và nhiều hoa quả tươi.
  • Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
  • Hướng dẫn bệnh nhân cách tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc….

1.  BỆNH THOÁI HÓA KHỚP

Là bệnh mạn tính do thoái hoá tổ chức của khớp gần sụn khớp và xương ở một hay nhiều vị trí. Tiến triển chậm, tuy nhiên bệnh có thể tiến triển nặng dần làm ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh nhân. Đây là bệnh thường gặp ở nước ta cũng như các nước trên thế giới. Bệnh thường xảy ra ở người sau 40 tuổi, nhất là làm các nghề lao động nặng. Điều trị và phòng bệnh còn nhiều khó khăn và hiệu quả không cao.

Bệnh gặp ở mọi dân tộc, nam và nữ mắc bệnh ngang nhau. Tuổi càng tăng tỷ lệ càng cao. ở Pháp, thoái hóa khớp chiếm 28,6% các bệnh xương khớp. ở Mỹ, 80% người > 55 tuổi có dấu X-quang là thoái hóa khớp. Tại Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, thoái hóa khớp chiếm 10,41% ở khoa cơ xương khớp.

Thoái khớp theo thứ tự thường gặp: cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gối, háng…

2.  CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP

  • Nhận định
    • Bệnh nhân đau xuất phát từ khớp hay cột sống?
    • Đau có tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi không?
    • Đau có lan xa hay không?
    • Tuổi, nghề nghiệp bệnh nhân và tình trạng kinh nguyệt (nếu là nữ).
    • Các thuốc đã sử dụng.
    • Tiền sử bệnh tật.
    • Quan sát thể trạng chung của bệnh nhân.
    • Tư thế giảm đau của bệnh nhân.
    • Vận động có bị hạn chế không?
    • Tại khớp hoặc cột sống có hiện tượng viêm hay không? có biến dạng khớp hay không? tổn thương khớp có đối xứng và nhiều vị trí hay không?
    • Lâm sàng
      • Tìm dấu hiệu đau, đây là dấu chứng quan trọng nhất (đau tăng khi vận động, đứng lâu, lao động, giảm hoặc hết khi nghỉ ngơi, ngày đau nhiều hơn đêm).
  • Đánh giá vận động các khớp: hạn chế vận động.
  • Khám cơ: teo cơ.
  • Khám ở cột sống có thể thấy gù hoặc quá ưỡn, ở một vài khớp có thể thấy gai xương nổi lên (khớp ngón tay, khớp gối, ngón chân cái).
  • Khám khớp gối có thể thấy tràn dịch, một số màng hoạt dịch có thể thoát ra ngoài vị trí bình thường tạo nên các kén hoạt dịch dưới
  • Tìm dấu lạo xạo, lục cục khi vận động, dấu hiệu này ít giá trị.
  • Cận lâm sàng
    • Dấu X quang:
      • Hẹp khe khớp nhưng không bao giờ dính khớp.
      • Xơ hóa, đặc xương dưới sụn.
      • Mọc gai xương ở phần đầu xương.
      • Các hốc nhỏ ở phần đầu xương xơ hóa.
    • Các xét nghiệm về sinh hóa, máu và miễn dịch đều bình thường.
  • Qua gia đình bệnh nhân
  • Qua hồ sơ bệnh án và cách thức điều trị
2.1.4.  Nhận định bằng thu thập các thông tin đã có
  • Chẩn đoán điều dưỡng

Qua hỏi bệnh, khai thác tiền sử, bệnh sử và thăm khám bệnh nhân, người

điều dưỡng phải biết cách thu thập và lựa chọn những thông tin cần thiết để chẩn đoán. Một số chẩn đoán có thể gặp ở bệnh nhân như sau:

  • Hạn chế vận động do đau.
  • Biến dạng chi do mọc gai xương, lệch trục hoặc thoát vị màng hoạt dịch.
  • Hạn chế vận động do đau.
  • Teo cơ do ít vận động.
2.3.  Lập kế hoạch chăm sóc điều dưỡng

Người điều dưỡng cần phân tích, tổng hợp và đúc kết các dữ kiện để xác

định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, từ đó đưa ra các chẩn đoán và lập ra kế hoạch chăm sóc. Khi lập kế hoạch chăm sóc phải xem xét đến toàn trạng bệnh nhân, đề xuất vấn đề ưu tiên, vấn đề nào cần thực hiện trước và vấn đề nào thực hiện sau.

2.3.1.  Chăm sóc cơ bản
  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm ở tư thế dễ chịu nhất và tránh tư thế gây biến dạng khớp.
  • Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng bệnh tật.
  • Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình cách tập luyện các khớp để hạn chế thoái khớp và biến dạng khớp.
  • Ăn đầy đủ năng lượng và nhiều hoa quả tươi.
  • Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
  • Hướng dẫn bệnh nhân cách tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.
  • Cho bệnh nhân uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định.
  • Làm các xét nghiệm cơ bản.
  • Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
  • Theo dõi tình trạng thương tổn các khớp.
  • Theo dõi một số hình ảnh thoái khớp trên X-quang.
  • Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
  • Bệnh nhân và gia đình cần phải biết về nguyên nhân, các tổn thương và tiến triển của bệnh để có thái độ điều trị và chăm sóc chu đáo.
  • Bệnh nhân phải biết rằng chế độ ăn uống và lao động nặng có ảnh hưởng

 

2.3.2.  Thực hiện các y lệnh
2.3.3.  Theo dõi
2.3.4.  Giáo dục sức khoẻ

đến thoái hóa khớp.

2.4.  Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Đặc điểm của bệnh nhân thoái hóa khớp là tiến triển kéo dài và ngày càng nặng dần nếu không được điều trị và chăm sóc. Tuy nhiên rất ít trường hợp dẫn

đến tàn phế hoàn toàn.

2.4.1.  Thực hiện chăm sóc cơ bản
  • Bệnh nhân được nghỉ ngơi ở tư thế cơ năng trong giai đoạn cấp.
  • Hướng dẫn bệnh nhân cách tự phục vụ mình. Nếu đã có hiện tượng biến dạng khớp, các đồ dùng của bệnh nhân phải được sắp xếp ở vị trí thích hợp và tiện sử dụng khi cần thiết.
  • Động viên, trấn an bệnh nhân an tâm điều trị.
  • Ăn uống đầy đủ năng lượng, nhiều sinh tố.
  • Vệ sinh sạch sẽ: vệ sinh cá nhân, vệ sinh buồng bệnh.
  • Thuốc dùng: thực hiện đầy đủ các y lệnh khi dùng thuốc tiêm, thuốc uống. Cần chú ý các thuốc kháng viêm, giảm đau. Đối với các thuốc này, hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc khi no và trong quá trình dùng thuốc nếu có bất thường phải báo cho bác sĩ biết.
  • Thực hiện các xét nghiệm: chụp X-quang, siêu âm khớp, điện tim.
  • Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở phải được theo dõi.
  • Tình trạng tổn thương khớp trên lâm sàng.
  • Tình trạng sử dụng thuốc.
  • Các biến chứng do thuốc gây ra (viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thủng vết loét dạ dày -tá tràng, có thể gây dị ứng).
  • Bệnh nhân và gia đình cần biết về nguyên nhân, các tổn thương và tiến triển của bệnh để có thái độ điều trị và chăm sóc chu đáo.
  • Giáo dục cho bệnh nhân cách tập luyện đặc biệt trong giai đoạn cấp tránh biến dạng khớp.
  • Bệnh nhân cần biết các tác dụng phụ của thuốc kháng viêm và biết cách theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.
  • Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, bệnh nhân, gia đình người bệnh, giữa cơ sở điều trị với điều dưỡng, phục hồi chức năng và tái giáo dục nghề nghiệp.
2.5.   Đánh giá quá trình chăm sóc

Tình trạng bệnh nhân sau khi đã thực hiện y lệnh, thực hiện kế hoạch chăm sóc so với lúc ban đầu, dựa vào:

  • Tổn thương tại khớp: tình trạng đau và vận động các khớp.
  • Các biến chứng: biến dạng khớp, teo cơ…
  • Các biến chứng của thuốc kháng viêm.
  • Khả năng hợp tác điều trị của bệnh nhân và gia đình.
  • Công tác chăm sóc điều dưỡng được thực hiện tốt và đáp ứng yêu cầu của người bệnh.

Những vấn đề sai sót hoặc thiếu cần bổ sung vào kế hoạch chăm sóc

Chăm sóc bệnh nhân
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận