Mai hoa châm trong châm cứu

Châm cứu

Mai hoa châm là kích thích nông bằng một chùm kim lên mặt da vùng huyệt. Trong Linh khu kinh, Thiên quan kim thế kỷ 3-5 trước công nguyên đã đề cập tới mai hoa châm.

Phương tiện: Gồm bó kim 5-7 chiếc bằng thép tốt, dài khoảng 2cm, được gắn lên một cán gỗ dài 25cm cách đầu cán khoảng 1cm. Có hai loại kim là kim chụm và kim xoè hình gương sen.

Thao tác: Bàn tay phải cầm cán kim, ngón giữa và cái kẹp thân cán, ngón trỏ đặt lên trên thân cán, gõ lên trên mặt da bằng cử động nhịp nhàng của cổ tay, cánh tay và khuỷu tay. Động tác gõ đều, chính xác, mũi kim chạm thẳng góc với mặt da và nhấc lên dứt khoát mỗi lần gõ. Không gõ xiên hoặc ấn kim vào da.

Tuỳ loại bệnh, thể tạng bệnh và vùng gõ kim, người ta chia thành 3 cách :

Gõ nhẹ: Không gây cảm giác đau, thường dùng chữa chứng hư hàn (bổ).

Gõ vừa: Thường dùng chữa chứng bán biểu, bán lý (hư thực không rõ) (bình bổ, bình tả).

Gõ mạnh: Hơi gây đau, dùng chữa các chứng thực nhiệt (tả).

Đối với trẻ em, bệnh nhân suy nhược, yếu mệt và bệnh nhân châm cứu lần đầu nên gỏ nhẹ. Gõ mạnh thường áp dụng ở nơi da kém nhạy cảm hoặc nơi đang đau dữ dội. Gỏ vừa có thể dùng ở hầu hết các trường hợp.

Các vùng gõ kim

Dọc sống lưng : Nếu bệnh tạng phủ và hệ thần kinh chủ yếu gõ dọc hai bên sống lưng hoặc trên các du huyệt (kinh bàng quang).

Dọc theo đường tuần hành kinh lạc : Có thể xác định các vùng gõ theo đường kinh và huyệt. Thí dụ đau dạ dày gõ túc tam lý và nội quan. Thường người ta gõ dọc các du huyệt ở kinh bàng quang (gọi là vùng thường quy) rồi sau đó gõ theo kinh và huyệt.

Vùng bị bệnh : Thí dụ viêm da thần kinh có thể gõ tại vùng da mắc bệnh đến khi rớm máu. Bệnh ở đầu, mặt, gõ một số đường kinh dương ở vùng trán, vùng thái dương và vùng xương sọ. Bệnh vùng cổ gáy gõ dọc theo sự phân bố các cơ lân cận.

Gõ các điểm sưng cục hoặc ngoại cảm : Có thể gõ trực tiếp vào những vùng này để trị bệnh. Ngoài ra có thể tham khảo sự phân bố 12 khu da (hệ kinh lạc) của sách kinh điển để gõ kim hoa chữa bệnh.

Các điều cần chú ý

Trước khi điều trị cần kiểm tra các mũi kim xem có bằng nhau không, có gỉ và ngạnh không.

Chú ý sát trùng kim và vùng da cẩn thận.

Không dùng thủ thuật này ở các bệnh mụn nhọt, chấn thương hoặc cấp cứu.

Châm cứu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận