Chứng băng lậu là nói đến kinh thuỷ không theo đúng với thời để chảy xuống, ví như nước trên nóc nhà chảy xuống vậy, nó chảy giọt không ngừng, gọi là lậu hạ, khí nào nó như cái núi đổ vỡ, chảy xuống thật ào ạt gọi là băng trung. Băng trung hay là lậu hạ, tuy là hai chứng, nhưng lại làm nhân quả lẫn nhau. Băng lậu không ngừng có thể chuyển hoá thành lậu.

Lậu lâu không khỏi cũng có thể thành băng. Vì thế trên lâm sàng người ta gọi chung là băng lậu. Sách Tế sinh phương nói: “Bệnh băng lậu lấy gốc một chứng, nhẹ gọi là lậu hạ, nặng gọi là băng trung”.

Nguyên nhân phát bệnh băng lậu được các bậc hiền nhân xưa luận rất nhiều. Lý Thái Tổ nói : “Băng thuộc cấp chứng, lậu thuộc mạn chứng. Băng ắt hoả nhiệt làm thương can, xung động đến huyết hải, hoặc do hoả thịnh đến cực, huyết nhiệt sôi bốc lên mà thành bệnh. Lậu do ở trai gái lao nhọc quá độ làm thương tổn đến hai mạch nhâm và xung, khí của hai mạch này hư thì không thể ức chế kinh huyết, hoặc có thể do bản thân của người bệnh vốn đa hoả lầm cho huyết không anvì thế nên sẽ thành lậu hạ không theo thời”.

Lý Đông Viên nói: “Tỳ thống huyết, can tàng huyết, người phụ nữ bị huyết băng đa số do ở tỳ vị bị hư tổn, không còn khả năng thống nhiếp huyết quy về kinh”.

Ngoài ra, hoặc do sau khi sinh nở, do kinh kỳ không điều hoà, nếu bị thêm cảm bởi ngoại tà ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết, kinh mạch bị trở trệ, đến nỗi phải đình tích lại để thành ứ. Ứ huyết không chảy đi, tân huyết sẽ không làm sao quy kinh được, như vậy sẽ phát ra băng lậu. Nói tóm lại, chứng này đa số biểu hiện do nhiệt, hư, ứ, thỉnh thoảng cũng có do ở hàn. Nhưng không gì ngoài thận dương bị hư tổn, mệnh môn hoả suy và trung khí bị hư hâm.

TRỊ LIỆU

Điều trị chứng này cần phân làm ba loại để có phương pháp châm cứu cho thích hợp, đó là: tỳ thận hư, huyết nhiệt vọng hành, khí huyết ứ trệ.

Băng lậu do tỳ thận hư

Chứng trạng: Xuất huyết với lượng nhiều, màu sắc đen nhạt, hoặc đỏ, thân hình lạnh, sợ lạnh, ăn không ngon, bụng trướng, tiêu chảy, tiểu tiện nhiều

lần mà trong, thậm chí chảy giọt không ngừng, tinh thần mệt mỏi, mạch nhược, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng.

Phép trị: Ôn bổ tỳ thận, bổ khí, chỉ huyết.

Xử phương và phép châm cứu : Châm khí hải, quan nguyên đều 3 phân; châm thận du, đại chuỳ đều 5 phân; châm tỳ du, bách hội, ẩn bạch đều 2 phân, tất cả đều châm bổ, vê kim khi châm vào. Sau khi châm, cứu 3 tráng, lưu kim 20 phút.

Phép gia giảm: Nếu hàn nhiều, thêm cứu mệnh môn 5 tráng.

Băng lậu do huyết nhiệt vọng hành

Chứng trạng: Xuất huyết lượng nhiều màu tươi, sắc mặt đỏ, miệng khô, phiền táo, không ngủ, hung cách bị đầy,bứt rứt, đầu tối tăm, mạch sác đại, lưỡi đỏ rêu vàng.

Phép trị: Thanh nhiệt mát huyết, chỉ huyết.

Xử phương và phép châm cứu : Châm quan nguyên, khi hải, nhiên cốc đều 3 phân; châm âm cốc, tam âm giao đều 5 phân, đều dùng phép trước tả ít, sau bổ nhiều; tả hợp cốc 5 phân, tả thái xung 3 phân, lưu kim 10 phút, không cứu.

Băng lậu do khí huyết ứ trệ

Chứng trạng : Kinh huyết màu tím đen hoặc đỏ bầm, có pha lẫn huyết khối hoặc sợi huyết, bụng dưới đau như mũi nhọn đâm vào, đè tay lên càng đau nhiều hơn, buông ra bớt đau, có người sờ vào còn như thấy có khối trưng, mạch đa số là huyền sáp hoặc trầm tế, lưỡi tím bầm, hoặc hiện ra vết đốm của huyết ứ.

Phép trị: Hoạt huyết khử ứ, lý khí chỉ thống.

Xử phương và phép châm cứu : Châm quan nguyên, khí hải đều 5 phân; châm can du, thận du, tỳ du, tam tiêu du đều 5 phân; châm ẩn bạch 1 phân, châm túc tam lý, thừa sơn đều 1 thôn, các huyệt trên đều cả bổ lẫn tả. Sau khi châm nên cứu quan nguyên, khí hải, tam âm giao đều 3 tráng, lưu kim 15 phút.

CẤM KỴ

Cấm bớt việc giao hợp, cấm ăn uống đồ sống, lạnh, câm giận dữ, nên tĩnh tâm tu dưỡng.

GHI CHÚ

Nếu gặp bệnh nhân có huyết băng mà bị hôn mê, sắc mặt trắng xanh, thần khí sắp thoát ra khỏi thân hình, chúng ta nên áp dụng phương pháp nướng cân nhúng dấm để cứu cho tỉnh lại. Phương pháp như sau: dùng một tô dâm chua, đem một quả cân nướng đỏ cho vào tô dấm, khi tô dấm bốc lên một làn hơi khói có mùi dấm, đem tô dấm đến gần mũi người bệnh, trong giây lát người bệnh sẽ tỉnh lại và có thể sẽ ngưng lưu huyết. Sau đó theo phép châm cứu để trị.

Y ÁN

Thí dụ 1 : Bảng lậu do tỳ thận hư

Bà Nguyển Thị K… 47 tuổi.

Khám lần 1 (6 tháng 12): Sau khi có kinh, huyết cứ tiếp tục chảy ra dầm dề không dứt, đến nay đã hơn 1 tháng, kèm theo đầu thông và choáng váng, thân hình lạnh, tay chân lạnh, bụng hơi đau, không muốn ăn uống, đại tiện loãng, mệt mỏi, mạch tế nhược, lưỡi nhạt, rêu trắng và mỏng. Đây là thuộc chứng tỳ và thận đều hư.

+ Phép trị : Ôn bổ tỳ thận là chính, kèm theo là sơ phong tán hàn.

+ Xử phương và phép châm cứu: Bổ bách hội 3 phân; châm phong trì 2 phân, đầu duy 3 phân, thái dương 3 phản, tất cả đều tiền bổ hậu tả; châm bổ khí hải, tam âm giao đều 5 phân, cứu 3 tráng, lưu kim 15 phút.

Khám lần 2 (8 tháng 12): Lượng huyết chảy ra đã giảm, đầu thống, choáng váng đã giảm. Châm theo phép cũ, thêm huyết hải 3 phân bình bổ bình tả, cứu 3 tráng, lưu kim 20 phút.

Khám lần 3 (10 tháng 3) : Các chứng đều khá nhiều. Châm theo cũ thêmlượt 4 nữa, bệnh khỏi hẳn.

Thí dụ 2 : Băng lậu do huyết ứ

Bà Ngô Thị L… 40 tuổi.

Khám lần 1 (30 tháng 6): Bệnh nhân bị chứng băng lậu đã hơn 2 tháng, lượng huyết nhiều, huyết ra ngoài kèm theo huyết khối nhỏ màu tím đen, bụng dưới đau, mỗi lần kinh huyết ra thì giảm đau bụng nhưng lại đau đầu, mất ngủ, mạch huyền sáp, lưỡi đỏ đen, rêu trắng mỏng. Đây thuộc chứng khí trệ huyết ứ.

+ Phép trị: Lý khí, hoạt huyết, khử ứ

+ Xử phương : Châm khí hải, quan nguyên, chương môn đều 5 phân, đều dùng tiền bổ hậu tả; châm tả thông lý, huyết hải, tam âm giao đều 5 phân; bổ bách hội 2 phân, tả thừa sơn, túc tam lý đều 8 phân, lưu kim 10 phút.

Khám lần 2 (1 tháng 7) : Sau khi châm lượng huyết giảm, giảm đau bụng, châm theo lối cũ gia giảm.

+ XỬ phương: Bổ bách hội, đại chuỳ đều 3 phân; tả cách du, can du, tam tiêu du đều 3 phân; bổ thận du, phục lưu đều 3 phân; châm huyết hải, tam âm giao đều 5 phân, tiền tả hậu bổ, cứu 3 tráng. Ngoài ra sau khi châm nên dùng ống hút hút ở thận du, lưu kim 20 phút.

Khám lần 3 (3 tháng 7) : Các chứng đều giảm nhưng hãy còn huyết khối, châm theo công thức trên gia giảm.

+ Xử phương: Châm trung quản, khí hải, thông lý, huyết hải đều 5 phân, tiền bổ hậu tả, đều cứu 3 tráng; tả ẩn bạch 1 phân, tả thái xung 2 phân, tả túc tam lý, thừa sơn đều 8 phân, cứu 3 tráng, lưu kim 10 phút.

Khám lần 4 (6 tháng 7) : Sau khi châm như lần trước, huyết khối ra nhiều hơn, sau 2 ngày thì dứt huyết, bụng cũng hết đau, ngủ ngon hơn.

+ Xử phương: Bổ bách hội 2 phân, bổ tỳ du, thận du đều 3 phân, bổ tam âm giao 5 phân, cứu 3 tráng, lưu kim 10 phút. Châm gia giảm như cũ để bổ tỳ thận.

Bài trướcChâm cứu chữa kinh nguyệt không đều
Bài tiếp theoGiai đoạn lây nhiễm HIV và đường lây truyền HIV từ mẹ sang con

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.