Bế kinh có nghĩa là kinh nguyệt ở người phụ nữ bị bế không thông, không theo đúng với thời để chảy xuống. Bệnh gặp ở những trường hợp của người con gái đến 18 tuổi mà nguyệt kinh vẫn chưa có, hoặc có khi đột nhiên kinh nguyệt ngưng chảy trên 3 tháng, tất cả được gọi là Bế kinh. Tuy nhiên người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén hoặc thời kỳ cho con bú mà không có nguyệt kinh, đó là sinh lý bình thường, bởi vì trong thời kỳ cho con bú chẳng hạn, huyết phải đi lên để giúp cho việc hoá thành sữa, như thế nó không thể xuống để rót vào huyết hải, vì thế nên không có nguyệt kinh đúng thời chảy xuống. Nhưng cũng có một thiểu số gọi là cự kinh, tiện niên hoặc ám kinh (nguyệt kinh đặc thù) thì đó không thể kể là bệnh lý.

Nội kinh viết: “Kinh nhị dương bị bệnh phát ra ở tâm và tỳ, có những bất đắc không tránh được, làm cho người con gái không có kinh nguyệt, nó sẽ truyền đi thành chứng phong tiêu, truyền đi thành chứng tức bí, chết chứ không trị được”.

Người con gái có những uẩn khúc bên trong khiến cho tâm khí và tỳ khí uất kết, không thư thái, lâu ngày nó sẽ đi từ tỳ đến vị. Tỳ vị là cái gốc của hậu thiên, nếu tỳ vị bị bệnh thì sự sinh hoá sẽ không có cái nguồn nữa, huyết không có chỗ để sinh ra nên trở thành huyết kém (khuy); hoặc có thể do thời sinh sản sữa quá nhiều, hoặc thất huyết quá nhiều, việc giao hợp không tiết chế, khí doanh dưỡng bị kém… tất cả làm cho tổn huyết hao âm thành huyết khô dẫn đến phải thành kinh bê thuộc hư chứng.

Nội kinh nói: “Thạch hà sinh ra ở bào trung, hàn khí ở khách tại tử môn, tử môn bị bế tắc không được thông, ác huyết đáng lẽ phải tả lại không tả được nên huyết phải lưu lại, dừng lại, ngày càng to lên hình trạng giống như cái ]y, nguyệt sự không chảy xuống đúng thời”. Hành khí ở khách tại tử môn, hàn làm ngưng huyết ứ để thành chứng ứ, làm cho kinh huyết ứ trệ bất thông, hoặc do thất tình uất kết, khí cơ không còn thông xướng, huyết mạch ngưng trệ, tất cả hình thành chứng huyết trệ của bế kinh. Đây là Bế kinh thuộc thực chứng. Nói tóm lại tuy nguyên, nhân của việc bế kinh rất nhiều nhưng cũng không ngoài vấn đề hư và thực, trị bằng cách thượng thông hạ đạt, bệnh tự nhiên sẽ khỏi.

TRỊ LIỆU

Bế kinh thuộc thực chứng

Chứng trạng : Nguyệt kinh do tạp loạn mà trở thành Bế kinh, thiếu phúc trướng thống, ngực và hông sườn bị đầy, bứt rứt và đau nhói, tâm tình phiền táo, cơ nhục và bì phu như bị vặn, miệng lưỡi khô táo, nếu nặng hơn thì thiếu phúc sẽ có khối u, mạch hiện ra huyền sáp, lưỡi đỏ bầm, hoặc có vết ứ huyết màu tím.

Phép trị: Thư can, lý khí, hành huyết thông kinh.

Xử phương và phép châm cứu : Châm bổ hợp cốc 8 phân, bổ khí hải 5 phân; tả tam âm giao 1 thốn, tả địa cơ 5 phân, tả chi âm 2 phân, không lưu kim.

Phép gia giảm : Nếu vùng bụng dưới có khối u, có thể theo chứng tích tụ để trị. Nếu ăn uống kém thêm trung quản 5 phân tiền tả hậu bổ, bổ túc tam lý.

Bế kinh thuộc hư chứng

Chứng trạng : Nguyệt kinh kéo dài, lượng kinh huyết giảm dần cho đến lúc bế hẳn, thân hình cũng gầy dần, ăn ít, tâm hồi hộp, đầu bị choáng, mệt mỏi, bì phù, khô môi và móng tay sắc kém tươi, tiêu lỏng, mạch tế nhược, lưỡi nhạt, rêu trắng.

Phép trị: Điều bổ tỳ vị, bổ khí dưỡng huyết.

Xử phương và phép châm cứu : Châm quan nguyên, khí hải, trung quản đều 5 phân; châm thận du, tỳ du đều 5 phân, châm cách du 2 phân, chương môn, túc tam lý đều 5 phân, huyết hải 1 thốn, tất cả đều châm bổ, lưu kim 15 phút . Sau châm cứu đều từ 3 đến 5 tráng:

Phép gia giảm : Nếu thận hư thêm bổ tam âm giao, thái khê đều 5 phân.

Lúc sắp hành kinh hoặc trong lúc hành kinh cấm ăn đồ sống lạnh, cấm dùng nước lạnh rửa tay chân, tránh làm những việc lao nhọc quá sức, tâm tình phải thư thả, cấm việc giao hợp.

Y ÁN

Kinh bế do hư chứng

Cô Đoàn Thị H… 22 tuổi.

Khám lần 1 (15 tháng 1) : Đã 4 đến 5 tháng mà chưa có kinh, kèm theo chứng đầu choáng váng, đau lưng, không thèm ăn, bạch đái chảy dầm dề không dứt, lượng nhiều mà loãng, hai chân bị đau buốt mà mềm nhũn, mệt mỏi, tiêu chảy. Uống thuốc đông dược hơn một năm mà vẫn chưa kết quả, đến xin châm cứu trị liệu. Mạch cô tế nhược. Đây là thuộc khí huyết hư tổn, tỳ và thận đều hư.

+ Phép trị: Kiện tỳ bổ thận, ích khí dưỡng huyết.

+ Xử phương : Châm bổ quan nguyên, khí hải, trung quản, túc tam lý đều 5 phân; châm huyết hải 1 thốn bình bổ bình tả; châm tam âm giao 5 phân tiền tả hậu bổ; châm thận du, tỳ du đều 3 phân, bổ; tả uỷ trung 3 phân; bổ chương môn 3 phân, sau khi châm cứu tất cả 3 tráng, lưu kim 20 phút.

Khám lần 2 (20 tháng 1): Sau châm trước bớt đau lưng, ăn khá hơn, nguyệt kinh vẫn còn chưa đến. Châm theo công thức trên.

Khám lần 3 (26 tháng 1) : Nguyệt kinh vẫn chưa đến, bớt đau bụng, châm theo công thức trên gia giảm.

+ Xử phương : Bổ hợp cốc, quan nguyên, tam âm giao đều 5 phân, cứu 3 tráng; châm túc tam lý, thừa sơn đều 5 phân tiền tả hậu bổ; tá địa cơ 1 thốn, tả chi âm 2 phân, lưu kim 20 phút.

Khám lần 4 (28 tháng 1): Các bệnh giảm hơn phân nửa, duy nguyệt kinh vẫn chưa có, châm cứu theo phương mới như sau :

+ Xử phương : Châm bổ trung cực, khí hải đều 5 phân, cứu 5 tráng; tả tử cung 5 phân; châm hợp cốc, tam âm giao đều 8 phân, tiền tả hậu bổ, tả nội đình 2 phân, lưu kim 10 phút.

Sau khi châm đêm đó bệnh nhân thấy kinh.

 

Bài trướcChâm cứu chữa kinh nguyệt không đều
Bài tiếp theoGiai đoạn lây nhiễm HIV và đường lây truyền HIV từ mẹ sang con

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.