Đau bụng kinh là chứng bệnh mà người phụ nữ bị đau ở vùng bụng dưới trước khi hành kinh, sau khi hành kinh hoặc trong thời kỳ hành kinh. Nguyên nhân gây bệnh cũng không ngoài hàn, nhiệt, hư, thực. Ví dụ thích ăn đồ sống lạnh, hoặc bị cảm bởi phong hàn tà, hoặc bản thân bị dương hư, hàn tà ở khách tại trung tiêu và hàn làm ngưng trệ nơi xung nhâm, ứ trệ bất thông, mà bất thông thì sẽ thống. Có khi do một lý do nào đó mà hình thành huyết ứ, huyết ứ đó đình tích ở mạch xung, nhâm và bào cung, làm trở trệ mạch lạc, đúng lúc phải xuống lại không xuống được thành ra thông. Có khi do ưu uất, phẫn nộ hoặc có dục vọng mà không thoả mãn, khiến cho can khí uất kết, can tỳ thất đi sự điều hoà, khi không tuyên thông, huyết hành không thông xướng mà thành bệnh, hoặc do bản thân khí huyết bất túc hoặc hành kinh lượng nhiều quá, huyết thất bị trống rỗng, nó sẽ làm cho đau bụng sau khi hành kinh…

Đại để, đau bụng trước khi hành kinh thuộc thực chứng, đau bụng sau khi hành kinh thuộc hư chứng. Trước khi hành kinh mà bụng trướng thông đó là do huyết khí ngưng trệ, kinh không hành một cách tuyên thông, khí , huyết sẽ tấn công làm cho đau. Nếu trướng nặng mà đau ít thì do khí làm cho huyết trệ, nếu trướng nhẹ mà đau nhiều thì do huyết làm khí ngưng. Khi bị tích mà thich dùng tay đè lên, đó là chính khí bất túc, tà khí hữu dư, đa sô thuộc hư thuộc hàn; nếu đau mà không cho tay đè lên đó là do huyết trệ tấn công làm cho đau, đa số thuộc thực thuộc nhiệt.

TRỊ LIỆU

Thống kinh do huyết hàn

Chứng trạng : Trước hay trong thời kỳ hành kinh mà vùng thiếu phúc lạnh đau, đau như dao cắt, kinh thuỷ như nước đậu đen, mạch trầm trì, lưỡi nhạt rêu trắng.

Phép trị: Dưỡng huyết, hoà doanh khí, kiện tỳ ích khí.

Xử phương và phép châm cứu : Bổ trung quản, huyết hải 5 phân, cứu 3 tráng; tổ kỳ môn, can du đều 3 phân; bổ chương môn, tỳ du đều 3 phân; bổ túc tam lý 8 phân, bổ khí hải 1 thốn, tất cả cứu 5 tráng; cứu thiên khu 5 tráng, lưu kim 20 phút.

Thống kinh do huyết hư

Chứng trạng: Sau khi hành kinh thì đau bụng ngấm ngầm không dứt, xoa bóp thấy dễ chịu hơn; thường kèm theo đầu thông, mắt hoa, tâm hồi hộp, lười vận động, ăn ít, mạch hư nhược, lưỡi nhạt rêu trắng mỏng.

Phép trị: Dưỡng huyết, hoà doanh khí, kiện tỳ ích khí.

Xử phương và phép châm cứu : Bổ trung quản, huyết hải đều 5 phân, cứu 3 tráng; tả kỳ môn, can du đều 3 phân; bổ chương môn, tỳ du đều 3 phân; bổ túc tam lý 8 phân, bổ khí hải 1 thốn, tất cả cứu 5 tráng, cứu thiên khu 5 tráng, lưu kim 20 phút.

Thống kinh do khí trệ

Chứng trạng : Trước hoặc trong khi hành kinh, bụng đau mà trướng, hai vú trướng và thông, ngực bứt rứt, ợ hơi, hông sườn trướng thông, hành kinh không xướng, mạch huyền, rêu lưỡi trắng trơn.

Phép trị: Thư can, lý khí, hoạt huyết, đau bụng kinh.

Xử phương và phép châm cứu : Châm trung cực 5 phân, trung quản 5 phân, tam âm giao 1 thôn, khí hải 1 thôn, tất cả đều tiền tả hậu bổ; tả huyết hải 1 thốn, sau khi châm huyết hải đắc khí nên dao động chuôi kim, các huyệt còn lại đều cứu 3 tráng, lưu kim 5 phút.

Thống kinh do huyết ứ

Chứng trạng : Nguyệt kinh sắp có, vùng rốn và phúc bị mãn, thống, không cho đè tay lên, kinh huyết sắc tím đen có khối, có sợi, mỗi lần huyết chảy xuống cảm thấy sự đau đớn được giải dần, mạch sáp, lưỡi tím hoặc có vết ứ huyết.

Phép trị : Lý khí hoạt huyết, khử ứ đau bụng kinh.

Xử phương và phép châm cứu : Châm bổ quan nguyên, trung quản đều 5 phân, châm khí hải 5 phân tiền bổ hậu tả; tả địa cơ, lưu kim 5 đến 10 phút.

CẤM KỴ

Trong giai đoạn châm cứu, nên tiết chế việc giao hợp, kỵ ăn đồ sống, lạnh.

Y ÁN

Thí dụ 1 : Thống kinh do hư hàn

Cô Trịnh Thị Ng… 24 tuổi, công nhân.

Khám lần 1 (1 tháng 12): Mỗi lần hành kinh thì vùng bụng dưới bị đau, bị lạnh, đau ngấm ngầm không đứt, thích nhiệt, thích đè tay lên vùng đau, kinh huyết màu đỏ nhạt, lượng huyết ít, sau kinh kỳ kèm theo đầu bị tối, mặt và mắt bị phù trướng, thắt lưng đau buốt, yếu sức, đến nay đã hơn 3 tháng. Đây là chứng thuộc tỳ thận hư hàn.

+ Phép trị: Ôn kinh tán hàn, ích khí dưỡng huyết.

+ Xử phương : Châm trung quản, khí hải, túc tam lý đều 5 phân, đều cứu 3 tráng; châm tam âm giao 5 phân, chương môn, thận du, tỳ du đều 3 phân, tất cả đều châm bổ; châm can du, kỳ môn đều 3 phân, tiền bổ hậu tả, lưu kim 10 phút.

Khám lần 2 (13 tháng 12) : Sau khi châm, nguyệt kinh không còn đến sớm, bụng đau, lạnh cũng giảm. Tiếp tục châm như cũ.

+ Xử phương : Châm bổ thận du, tỳ du đều 3 phân, đều cứu 3 tráng; châm tam âm giao 5 phân, can du 3 phân tiền tả hậu bổ; bổ khí hải, trung quản đều 5 phân, cứu 5 tráng; huyết hải 5 phân, tiền tả hậu bổ.

Khám lần 3 (12 tháng 1) : Lần này thì nguyệt kinh đến đúng kỳ, bớt đau bụng, bớt lạnh bụng, còn lại chứng mặt bị trướng, tâm hồi hộp, mạch hoãn nhược.

+ Xử phương : Bổ bách hội 3 phân, bổ tam âm giao 5 phân; tả thần môn 3 phân, tả tâm đu 3 phân, cứu tỳ du, thận du, quan nguyên, túc tam lý đều 5 tráng, lưu kim 20 phút.

Châm theo phép cũ thêm 1 lần, bệnh khỏi.

Thí dụ 2 : Thống kinh do huyết ứ

Cô Trần Thị Đ… 31 tuổi.

Khám lần 1: Trong lúc hành kinh thì vùng bụng dưới bị trướng thông, đau như kim đâm vào, không cho đè tay lên khi khám (cự án), kinh nguyệt có lẫn huyết khối, kinh huyết ra xong thì bụng bớt đau dần, bệnh này kéo dài hơn nửa năm, cô đến xin châm cứu trị liệu. Mạch huyền sáp, chất lưỡi tím đen rêu mỏng. Đây thuộc khí trệ ứ huyết.

+ Phép trị : Lý khí, hoạt huyết, khử ứ, chỉ thông.

+ Xử phương : Tả trung quản, khí hải, túc tam lý đều 5 phân, cứu 3 tráng; tả địa cơ 5 phân; châm tam âm giao, huyết hải đều 5 phân tiền tả hậu bổ; tả can du 3 phân.

Khám lần 2 (5 tháng 9): Sau khi châm các chứng trên đều giảm, châm tiếp tục như củ.

Khám lần 3 (10 tháng 9): Chứng đau bụng kinh xem như đã khỏi, châm như cũ, cho uống thêm Tiêu dao tán.

 

Sinh khương dẫn thuốc, sắc để uống.

Bài trướcChâm cứu chữa kinh nguyệt không đều
Bài tiếp theoGiai đoạn lây nhiễm HIV và đường lây truyền HIV từ mẹ sang con

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.