Châm cứu chữa chứng tích tụ

Châm cứu

Tích tụ là một chứng mà trong bụng bị kết thành khối đau hoặc không đau.

Nội kinh viết: Tích thuộc âm khí, tụ thuộc dương khí. Khí tích lại gọi là tích, khí tụ lại gọi là tụ.

Tích là chứng mà cục u cố định không thay đổi chỗ đau cũng có nói rõ ràng.

Tụ là bệnh chứng mà cục u tích tán vô thường, đau không định chỗ. Sách Trương thị y thông viết: “Tích là ngũ tạng sinh ra, bệnh phát có chỗ, sự đau không rời chỗ bệnh, trên dưới phải trái đều có chỗ cùng tận của nó. Tụ là do lục phủ tạo thành, khi nó phát ra thì không có gốc rễ nhất định, thượng hạ không biết nơi đâu, sự đau đớn cũng không định nơi”

Tích là bệnh hữu hình, bệnh ở tại huyết phận, bệnh tình thường là nặng. Tụ là bệnh vô hình, bệnh ở tại khí phận, bệnh tình thường là nhẹ. Nguyên nhân tổng quát gây bệnh là do thất tình bị uất kết, khí trệ, huyết ứ, hoặc do ăn uống làm nội thương, đàm thấp, giao kết, hoặc do hàn nhiệt mất đi sự điều hoà, chính khí, hư khí và tà khí kết lại mà thành/

Cổ nhân có thuyết ngũ tích lục tục. Sách Chư bệnh nguyên hậu luận nói đến thất (7) trưng, bát (8) hà Chữ trưng có nghĩa là bệnh hữu hình, chứng tích lại một nơi không di dịch. Hà có nghĩa là giả mượn vật khác để tạo nên mình, tụ tán vô thường. Kỳ thực, trưng hay hà cũng chỉ là tích tụ mà thôi. Nhưng tích tụ chỉ bệnh sinh ra ở đàn ông còn trưng hà là chỉ bệnh sinh ra ở đàn bà. Tích tụ thường sinh ra ở trung tiêu, trưng hà thường sinh ra ở hạ tiêu.

TRỊ LIỆU

+ Chứng trạng: Lấy sự kết khối ở bụng và hông sườn làm chủ chứng. Tích thì hữu hình, cố định không di dịch; còn tụ thì vô hình, khi có khi không có, thường kèm theo chứng kém ăn uống, làm việc khó khăn, vùng bụng bị đau,

Do Trương Lộ đời Thanh soạn gồm 16 quyển, tập trung tất cả các phương luận xưa nay theo môn loại…

Do Sào Nguyên Phương đời Tùy soạn gồm 50 quyển. Có thuyết cho rằng ông phụng chiếu sinh ra, nhưng đồng thời Tuỳ Tuỳ thư Kinh – tịch chí lại ghi có sách này ghi là Ngô cảnh Hiền soạn… đây là vấn đề cần nghiên cứu thêm, nó không nằm trong phạm vi sách này.

mệt mỏi, lười vận động… Tuy nhiên, về hình trạng và vị trí của tích và tụ nơi mỗi người bệnh lại không giống nhau: Có khi giống như cái gì treo dưới tâm; có khi nằm giữa bụng; có khí nằm ở trên rốn như cái trứng, hoặc có hình như cánh tay; hoặc hiện dưới rốn như nắm tay, cứng, đè xuống thấy đau; có khi hiện ra hai bên rốn như cái nấm.

+ Phép trị : Nếu tích thì nên làm tiêu đi các khối hữu hình, tụ thì nên điều hoà cái khí vô hình. Bệnh mới bắt đầu, trước hết nên công, tả, sau đó nên thực hiện cả bổ lẫn tả. Chúng ta còn phải xem tình trạng thân thể của bệnh nhân mạnh hay yếu. Nếu là tráng kiện thì trước nên công tả, sau nên bổ chính, nếu là ôm yêu thì nên tiền bổ hậu tả, hoặc trước hết nên tả nhẹ sau lại đại bổ, bổ xong rồi lại tả, tả rồi lại bổ. Nếu như khối u tiêu được phân nửa có thể dừng châm. Sau đó nên tìm cách điều hòa trung khí, dưỡng vị khí, bồi bổ nguyên khí, như vậy khối u sẽ tan dần.

+ Xử phương và phép châm cứu

Châm bổ bách hội 2 phân; châm tả phong phủ 3 phân; tả phong trì 3 phân; tả phê đu 3 phân; châm cao hoang du 3 phân cứu 3 tráng, bổ nội quan huyệt 5 phân, cứu 3 tráng; bổ tam tiêu du 3 phân, cứu 3 tráng; tả đại trường du 4 phân, tả tiểu trường du 4 phân; bổ tỳ du 3 phân, vị dư 3 phân; châm xích trạch, thượng quản 5 phân cả bổ lẫn tả; tả a thị huyệt 1 thôn, sau khi rút kim cứu 5 tráng; châm hợp cốc 5 phân cả bổ lẫn tả; châm trung quản, thượng quản 5 phân, tiền bổ hậu tả, cứu 3 tráng; châm túc tam lý 3 phân cả bổ lần tả; châm bổ quan nguyên, khí hải đều 5 phân, cứu 5 tráng. Sau khi châm dùng cứu.

Các huyệt trên đây nên căn cứ vào bệnh tình mà chia nhóm để châm thay nhau, cách hai ngày thì châm các huyệt ở đầu một lần, mỗi lần từ một đến hai huyệt để phối hợp với các huyệt khác. Nếu đá châm động có thể làm tả (đại tiện) thì cứ cách ngày mới châm đại trường du. Nếu tiểu tiện trong và dài không nên châm tiểu trường du.

Nếu tích trệ đã theo đường đại tiện tả ra ngoài thì đó là bệnh hướng về con đường khỏi bệnh. Nếu khỏe được, nên bổ đơn điền. Sau khi châm trung quản, nên cứu 5 tráng, bệnh sẽ hết dần.

CẤM KỴ

Cấm uất nộ, giận dữ, cấm giao hợp, không nên ăn thức ăn ngọt, dầu mỡ, sông, lạnh, cay… chỉ ãn những món ăn bình đạm để điều dưỡng bệnh.

GHI CHÚ

Nếu bệnh nổi lên ở hai bên rốn nơi huyệt thiên khu, không nên châm mà chỉ được cứu.

Khi nói “Xích trạch kiêm thông quan” hoặc “Trung quản kiêm thông quan” có nghĩa là châm vào hai huyệt nằm cách xích trạch hoặc trung quản 5 phân (mỗi bên một huyệt). Châm huyệt này trị được những chứng thuộc vị quản rất hay.

Y ÁN

Thí dụ 1: Chứng tụ

Cô Hạ… 31 tuổi, làm ruộng, đến khám 10/4….

Khám lần 1: Bụng trên của bệnh nhân bị trướng mãn, bụng dưới bị đau, tự cảm thấy có một khối bên trong, lúc có lúc không, hai bên hông sườn bị trướng mãn, khi đau khi dứt, không muốn ăn cơm, nuốt nước chua hôi hơn một tháng, khám thấy mạch huyền. Đây là chứng can uất khí trệ, vị khí bị mất đi tính hoà và giáng.

+ Phép trị: Thư can, hoà vị.

+ Xử phương: Châm trung quản, thượng quản, khí hải và túc tam lý đều 8 phân, cứu 3 tráng, tiền tả hậu bổ; châm tả can du, thái xung đều 2 phân.

Khám lần 2 (ngày 13 tháng 4): sau khi châm các chứng bụng đau và trướng mãn giảm nhiều, thèm ăn đôi chút, hai bên hông sườn giảm đau rõ rệt.

Khám thấy bên phải của bụng dưới như có hình khối, tiểu tiện bất lợi.

+ Xử phương: Châm trung quản, khí hải, túc tam lý, đại cự hư, tỳ du đều 5 phân, tiền tả hậu bổ, cứu 3 tráng; châm bổ thận du, tiểu trường du đều 5 phân.

thêm Tiêu dao tán gia vị :
Đương quy (10 gr) Bạch thược (9gr)
Sài hồ (9 gr) Phục linh (10 gr)
Cam thảo (3 gr) Hậu phác (9 gr)
Sa nhân (6gr) Xa tiền tử (9gr)
Diên hồ sách (9gr) Bạch truật (9 gr)
Uất kim (10 gr)

sắc uống với nước, mỗi ngày uống 1 thang, uống hai thang để trợ cho việc trị liệu.

Khám lần 3 (15 tháng 4): Bệnh nhân bị ngoại cảm, toàn thân đau nhức, bị nấc.

+ Xử phương: Châm bổ bách hội 3 phân; châm tả phong trì 5 phân; châm bổ trung quản, khí hải đều 5 phân; tả hợp cốc 5 phân, cứu 5 tráng, lưu kim 10 phút.

Khám lần 4 (18 tháng 4): đau ở vùng dạ dày đã dứt, chứng trướng mãn giảm nhẹ, khối u ở bụng dưới đã tiêu, tiểu tiện trở lại bình thường.

+ Xử phương: Châm nội quan 3 phân tiền bổ hậu tả; châm họp cốc 5 phân, tiền tả hậu bổ; bổ bách hội 3 phân; tả phong trì 3 phân; châm hạ quản, túc tam lý đều 5 phân, cứu 3 tráng.

Khám lần 5 (20 tháng 4): hôm nay cô lại cảm phong hàn, thêm nữa tình chí cô không thư thả, đau hai bên hông sườn lại nặng thêm, vùng bụng bị trướng mãn, không muốn ăn uống.

+ Xử phương : Tả kỳ môn 3 phân, dương lăng tuyền 5 phân, can du 3 phân; bổ tỳ du 3 phân, trung quản 5 phân, khí hải 1 thôn; tất cả đều cứu 5 tráng.

Dựa theo phép trên để gia giảm châm cứu năm lần nữa, bệnh dứt.

Thí dụ 2 : Chứng tích

Cô Quách … 30 tuổi, nông dán,đến khám 23-1…

Khám lần đầu: Mây năm trước đây bệnh nhân đã có bệnh tích khối ở vùng bụng dưới, châm cứu trị liệu cũng mang lại kết quả tốt, sau đó cô không kiên trì theo đuổi việc trị liệu. Mùa thu năm ngoái bệnh tình nặng thêm, nên đến khám. Khi khám thấy ở vùng bụng dưới có khối u to bằng nắm tay, cứng và làm cho đau quanh vùng rốn. Bụng dưới bị trướng mãn, ăn uống ít, bạch đới ra liên miên không dứt, ra rất nhiều. Tinh thần mệt mỏi, hình dáng gầy yếu, mạch trầm thực. Đây là chứng thuộc tỳ hư đàm bị ngưng kết, khí trệ huyết ứ.

+ Phép trị: Kiện tỳ, hành khí, hoạt huyết thông lạc, phù chính khử tà.

+ Xử phương : Châm bổ bách hội 2 phân; tả phong trì 3 phân; cứu cao hoang du và tỳ du 3 tráng; bổ khí hải, quan nguyên đều 5 phân; châm bổ đới mạch 5 phần, cứu 5 tráng; cứu thiên khu 5 tráng; bổ trung quản 5 phân, cứu 3 tráng; châm tam âm giao 5 phân tiền bổ hậu tả, cứu 3 tráng, lưu kim 15 phút.

Khám lần 2 (26 tháng 1): Chứng bạch đới và đau bụng đều giảm nhẹ, khối u ở bụng hơi mềm.

+ Xử phương : Châm ngoại lăng 1 thôn, khí hải 1 thôn tiền bổ hậu tả và đều cứu 5 tráng, cứu thần khuyết và thiên khu đều 5 tráng, châm đới mạch và tam âm giao đều 5 phân bình bổ bình tả, cứu 5 tráng.

Khám lần 3 (29 tháng 1) : Chứng đau bụng đã dứt, bạch đới còn ít, khối u mềm và nhỏ hơn.

+ Xử phương : Châm bổ trung quản, khí hải, túc tam lý đều 5 phân, cứu 3 tráng, tả đại trường du 3 phân; cứu thiên khu 3 tráng, lưu kim 20 phút.

Theo phép trên châm gia giảm được 8 lần, khối u tiêu mất và bệnh khỏi.

Thí dụ 3 : Chứng tích

Cô Vương … 24 tuổi, công nhân, đến khám ngày 24 tháng 2 năm …

Khám lần 1: Vùng quanh rốn và bụng dưới kết khối to, cứng và đau, thường cảm thấy như nhảy động, mệt mỏi, ăn uống giảm bớt, chứng cốt chưng phát sốt, từng chữa bằng Tây y nhưng ít kết quả, xin dùng châm cứu trị liệu. Đây là chứng thuộc khi kết huyết ứ.

+ Phép trị: hoạt huyết hoá ứ, kiện tỳ hoà vị.

+ Xử phương: Châm bổ bách hội sâu 3 phân; châm tả phong trì 5 phân, thái dương 5 phân, nội quan 5 phân; châm trung quản 5 phân, cứu 5 tráng; châm khí hải 1 thốn, châm bổ và cứu 5 tráng, lưu kim 10 phút; cứu thiên khu, thần khuyết đều 5 tráng.

Khám lần 2 (28 tháng 2): Sau khi châm lần trước, ăn nhiều hơn, đau nhức đã bớt nhiều.

+ Xử phương : Châm bổ trung quản, khí hải đều 5 phân, cứu 5 tráng, tả túc tam lý 5 phân, cứu 5 tráng. Theo phép trên đây thay nhau châm, châm được 8 lần thì các chứng đều khỏi.

Thí dụ 4 : Chứng trưng tích

Bà Lý Thị T … 65 tuổi, làm ruộng, đến khám 20-4…

Khám lần 1: Ngay tại chỗ vùng trên rốn có kết thành một khối như nắm tay, chạm vào thấy cứng, đè xuống thấy đau, khó thở, bụng trướng, ngày khó ăn, đêm khó ngủ, chữa nhiều nơi nhưng không kết quả, muốn được châm cứu trị liệu. Đây thuộc chứng khí kết, huyết ứ.

+ Xử phương : Châm tả thượng quản, trung quản, lương môn đều 5 phân; châm khí hải 1 thốn cả bổ lẫn tả; tả túc tam lý 1 thốn.

Khám lần 2 (23 tháng 4): Sau châm lần trước đã giảm được đau ở vùng dạ dày, nhưng khó thở thì vẫn như cũ.

+ Xử phương : Châm thiên đột (bình thích) 5 phân, châm xích trạch 5 phân, cả hai đều cả bổ lẫn tả; bổ thân trụ 3 phân; châm nội quan 3 phân, linh đài 3 phân, cả hai đều bình bổ bình tả; châm thượng quản, trung quản đều 5 phân, tiền tả hậu bổ, cứu 3 tráng.

Khám lần 3 (26 tháng 4) : Chứng suyễn tức khá ổn, ngủ ngon hơn, khối u ở vùng dạ dày đã tiêu nhỏ.

+ Xử phương : Châm bổ trung quản, khí hải đều 5 phân, cứu 3 tráng, tả túc tam lý 8 phân.

Khám lần 6 (15 tháng 5): Sau lần khám bốn và năm đau nhức giảm, chứng trướng tiêu dần, ăn uống khá.

+Xử phương : Châm nội quan 5 phân, bình bổ bình tả; tả thượng quản 5 phân, cứu 3 tráng; cứu trung quản 3 tráng; châm túc tam lý 8 phân, tiền bổ hậu tả, cứu 5 tráng; tả công tôn 5 phân, lưu kim 15 phút.

Khám lần 7 (19 tháng 5): Sau khi châm cứu khôi u ử bụng trên tiêu mất, sự đau nhức giảm nhiều, chứng trướng mãn cũng tiêu nhưng thỉnh thoảng hơi đau nhẹ.

+Xử phương: Châm trung quản, thượng quản, lương môn, khí hải, túc tam lý, tất cả đều sâu 5 phân, bình bổ bình tả, cứu 3 tráng, lưu kim 20 phút. Sau đó các chứng đều khỏi, ăn uống nhiều thêm.

Châm cứu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận