Chân chim leo hoa trắng-Chân chim núi-Chân chim núi đá

Cây thuốc Nam

Chân chim leo hoa trắng

Thường được sử dụng như các loài Chân chim khác. Trong Y học cổ truyền Thái Lan, lá tươi được dùng trị ho, trị nôn ra máu; dùng ngoài làm thuốc cầm máu và làm săn da.

Chân chim leo hoa trắng – Schefflera leucantha R. Vig. thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.

Mô tả: Cây bụi có thân trườn, ít nhánh. Lá kép với 5-7 lá chét; lá chét dài 8-9,5cm, rộng 1,7- 2,4cm, thon ngược hay thon, màu xám trắng tái; gân phụ lồi ở cả hai mặt thành mạng, cuống dài 5-7cm. Cụm hoa ở ngọn do 5-6 nhánh dài 4-6cm mang tán, cuống 4-6mm; nụ tròn tròn; cuống hoa ngắn; cánh hoa màu hồng nâu; bao phấn trắng. Quả có 5 (6) cạnh, màu cam, cao 5-6mm; cuống 2-4mm, hạt dài 0,7- 0,9mm. Ra hoa tháng 1-2, quả tháng 5.

Bộ phận dùng: Vỏ, lá – Cortex, Folium Schefflerae Leucanthae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Thái Lan, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc nhiều ở miền Bắc, tại Lạng Sơn, Vĩnh Phú.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được sử dụng như các loài Chân chim khác. Trong Y học cổ truyền Thái Lan, lá tươi được dùng trị ho, trị nôn ra máu; dùng ngoài làm thuốc cầm máu và làm săn da.

Chân chim núi

Chân chim núi – Schefflera petelotii Merr., thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.

Mô tả: Cây nhỏ cao 4-5m; nhánh non có lông vàng; thân mang nhiều vết sẹo do cuống lá rụng để lại. Lá kép có 5 lá chét xoan rộng, dài đến 18 (30)cm, rộng 11cm; mép lá ở phía trên có ít răng to, mặt trên vàng bóng, mặt dưới màu vàng xỉn; gân phụ 5-6 cặp; cuống dài 20cm, có rãnh dọc mảnh. Cụm hoa ngọn nhánh, mang nhánh dài 10cm, có lông vàng, cuống tán dài 8-12mm, cuống hoa 4-5mm; nụ hoa nhỏ. Quả nhỏ, hình cầu. Hoa tháng 5-7.

Bộ phận dùng: Vỏ và lá – Cortex et Folium Schefflera Petelotii.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở núi đá, gặp ở những nơi từ Lai Châu tới Ninh Bình. Thường hay mọc xen với Bình vôi, Huyết giác. Thu hái vỏ cây quanh năm, tốt nhất khi sắp ra hoa; cũng chế biến như vỏ các loài Chân chim khác. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ cây cũng được sử dụng làm thuốc cường tráng và trị đau mình mẩy. Lá dùng bó gẫy xương. Người ta lấy 50-100g lá giã nát, đắp; dùng vỏ cây làm nẹp, băng lại.

Chân chim núi đá

Chân chim núi đá, Chân chim lớn, Đại đinh hai hột – Macropanax dispermus (Blume) Kuntze (M. oreophilusMiq.), thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 12m, cành không lông. Lá mang (3) 5 (7) lá chét không lông, mép có răng, gân phụ mảnh, lá kèm dính vào cuống. Chuỳ mang tán ở ngọn to, có lông hình sao; hoa nhỏ, có đốt trên cuống, nơi đốt cuống phình ra như đĩa; đài không lông, cánh hoa 5; bầu 2 ô. Quả hạch cứng dẹp dẹp. Ra hoa tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Rễ – Radix Macropanacis Dispermi.

Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trong rừng thường xanh lá rộng ở Ninh Bình (Cúc phương) đến Thừa Thiên, trên núi đá vôi.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, hơi cay, tính bình; có tác dụng kiện tỳ lý khí, thư cân hoạt lạc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dân gian dùng làm thuốc trị hậu sản. Ở Trung Quốc (Vân Nam) rễ được dùng trị cam tích trẻ em, gân cốt đau nhức.

Cây thuốc Nam
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận