Bồng bồng-Bồng nga truật

Cây thuốc Nam

Bồng bồng

Loài phân bố từ Ấn Độ, nam Trung Quốc qua Việt Nam đến Malaixia. Cây mọc ở nhiều nơi của nước ta, từ Lào Cai đến Ninh Bình… cũng thường được trồng. Thu hái rễ vào mùa thu, cạo bỏ vỏ ngoài, nấu chín, thái nhỏ, phơi khô. Thu hái hoa khi mới chớm nở, dùng tươi.

Bồng bồng, Phất dũ sậy, Phất dũ lá hẹp, Phú quý, Bánh tét – Dracaena angustifolia Roxb. thuộc họ Bồng bồng – Dracaenaceae.

Mô tả: Cây dạng thảo sống dai, cao 1-3m, mang lá ở ngọn; trên thân thường có vết sẹo của những lá đã rụng. Lá hẹp, ôm thân, không cuống, dài 20-35 cm, rộng 1,2-4cm, thon lại thành mũi ở đầu, có rạch theo các gân. Hoa hình ống, dài 20-25 cm, màu lam ở ngoài, trắng ở trong xếp nhóm 1-3 cái, thành chuỳ ở ngọn dài 40cm hay hơn, có nhánh trải ra, dài 10-20 cm. Quả dạng quả mọng, hình cầu, đường kính 10-15cm, tuỳ theo quả có 1 hay 2 hạt. Ra hoa tháng 2-4.

Bộ phận dùng: Rễ, lá và hoa – Radix, Folium et Flos Dracaenae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố từ Ấn Độ, nam Trung Quốc qua Việt Nam đến Malaixia. Cây mọc ở nhiều nơi của nước ta, từ Lào Cai đến Ninh Bình… cũng thường được trồng. Thu hái rễ vào mùa thu, cạo bỏ vỏ ngoài, nấu chín, thái nhỏ, phơi khô. Thu hái hoa khi mới chớm nở, dùng tươi.

Tính vị, tác dụng: Rễ và hoa có tính giải nhiệt, giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cụm hoa non ăn được. Rễ nghiền ra lẫn với các chất thơm khác, dùng làm hương thơm. Nước sắc lá dùng chữa lỵ, chữa bệnh bạch đới và bệnh lậu. Kinh nghiệm dân gian dùng rễ và hoa trị lỵ ra máu. Hoa sao vàng sắc đặc trị hen.

Lá giã nát, vắt lấy nước để nhuộm xanh bánh đúc.

Bồng nga truật

Bồng nga truật, Lưỡi cọp, Củ ngải – Boesenbergia rotunda (L.) Mansf. (Curcuma rotunda L.), thuộc họ Gừng – Zingiberaceae.

Mô tả: Cây thảo có thân dài màu cam. Lá có phiến xoan thon, dài 15-25 cm, không lông, cuống dài. Cụm hoa 1-2 hoa, có ống đài; cánh hoa hồng, môi to,dài 2cm, mép đỏ đậm, có sọc đỏ; bầu không lông.

Bộ phận dùng: Củ (thân rễ) – Rhizoma Boesenbergiae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Inđônêxia. Cây trồng ở nhiều nơi của nước ta.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Củ dùng trị đau bụng. Trong y học cổ truyền Thái Lan, người ta dùng củ làm thuốc chữa các bệnh về mồm miệng như loét aptơ, miệng khô và làm thuốc lợi tiểu; cũng dùng trị bệnh đau dạ dày, bạch đới và lỵ.

Cây thuốc Nam
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận