Khớp (Khớp xương)

Bệnh xương khớp

Ổ khớp là một khoang hầu như ảo, chứa đầy một chất dịch tuy rất ít, gọi là hoạt dịch, ổ khớp được giới hạn bởi màng hoạt dịch (còn gọi là bao hoạt dịch) và các sụn khớp.

  • Màng (bao) hoạt dịch: được tạo nên bởi mô xơ, mặt trong của màng này được lợp (phủ) bởi những tế bào hoạt dịch A giữ vai trò thực bào, và những tê bào hoạt dịch B có chức năng tổng hợp acid hyaluronic và những protein góp phần làm cho hoạt dịch có tác dụng bôi trơn. Ở màng hoạt dịch có rất ít sợi thần kinh phân bố, do đó cảm giác đau ở khớp xương chủ yêu là do khớp, bao khớp và các dây chằng bị căng giãn.
  • Sụn khớp: cấu tạo bởi những sợi tạo keo trong đó có một chất căn bản (chất nền) họp bởi những chất glycoprotein và Sụn khớp được nuôi dưỡng bồi hoạt dịch ở trong ổ khớp, trong bề dày của sụn khớp không có cả sợi thần kinh lẫn mạch máu.
  • Bao khớp và các dây chằng: có tác dụng giữ và tăng cường ổ khớp, tức là giữ cho các đầu xương tham gia vào khớp luôn tiếp xúc với nhau một cách tương thích. Bao khớp và các dây chằng được cấu tạo chủ yếu bởi sợi tạo keo và một số sợi chun. Nói chung các dây chằng đều nằm ở bên ngoài khớp, riêng các dây chằng bắt chéo của khớp gối thì nằm sâu trong khớp (hai dây chằng này của khớp gối tuy nằm sâu trong khớp nhưng vẫn ở ngoài ổ khớp). Các dây chằng có nhiều sợi thần kinh chi phối do đó rất nhạy cảm với các nguyên nhân gây đau.
  • Hoạt dịch: là chất bôi trơn cho khớp và đồng thời nuôi dưỡng các sụn khớp. Hoạt dịch chỉ có một lượng rất nhỏ, tới mức không thể chọc hút được trong điều kiện khớp bình thường. Hoạt dịch có thành phần hoá học giống với huyết tương của máu, nhưng có thêm những mucopolysaccharid.

Một số định nghĩa

Cứng khớp: tình trạng hạn chế (cứng khớp không hoàn toàn) hoặc mất hẳn (cứng khớp hoàn toàn) những động tác của một khớp do khớp đó bị hư hại (mất ổ khớp và các diện khớp gắn chặt với nhau trong trường hợp cứng khớp hoàn toàn).

Nhuyễn sụn khớp: các sụn khớp bị mềm nhuyễn ra, thường kèm theo có những vết nứt rạn.

Thoái hoá sụn dạng nhung: sụn khớp bị nứt rạn và sinh sản, làm cho bề mặt các sụn khớp trông như mặt vải nhung, có những giải mất sụn để lộ lớp xương ở bên dưới. Thoái hoá sụn dạng nhưng thấy trong bệnh hư khớp (bệnh thoái hoá khớp).

Trợt sụn (hoặc mòn sụn): sụn bị mỏng đi từng vùng khu trú với đường viền hình tròn ít nhiều rõ nét. Sụn bị trợt (bị mòn) thấy trong bệnh viêm đa khớp dạng thấp và hình như do tác động của các enzym của lysosom (thể tiêu bào).

Trợt xương (hoặc mòn xương): mất chất xương ở lớp nông do quá trình điều chỉnh cấu trúc xương tại chỗ bị mất cân bằng nghiêng về thiếu hụt (tiêu xương vượt quá tạo xương). Trên phim chụp X quang thấy giới hạn của vùng xương bị ăn mòn (hoặc bị trợt) thường kém rõ nét do độ đậm (độ cản quang) của xương bị thay đổi.

Lồi xương: mô xương sinh sản khu trú (ở một vị trí nhất định), mọc trồi lên trên bề mặt của xương, lồi xương có thể có nguồn gốc viêm, chấn thương, hoặc bẩm sinh.

Tăng sản màng (bao) hoạt dịch: bao hoạt dịch tăng bề dày do các tế bào hoạt dịch sinh sản quá mức. Tăng sản đơn thuần màng hoạt dịch thấy trong bệnh hư khớp, còn tăng sản viêm (viêm màng hoạt dịch) là đặc tính của viêm đa khớp dạng thấp và có kèm theo thâm nhiễm tế bào lympho.

Tiêu xương: xương bị tiêu huỷ thông qua con đường thể dịch. Nói chung, tiêu xương có nghĩa là toàn bộ một bộ phận của xương bị phá huỷ, thường là các đầu xương. Tiêu xương xảy ra trong một số trường hợp viêm đa khớp dạng thấp và hiếm hơn thấy trong bệnh hư khớp.

Nhuyễn xương: là bệnh của xương do giảm phospho-calci trong mô xương, với đặc điểm giải phẫu bệnh là trên bề mặt của các bè xương, có những bò viền dạng xương do thiếu hụt calci lắng đọng trong chất nền protein của các xương (về chi tiết, xem: bệnh nhuyễn xương).

Gai xương: phần xương mọc lồi lên trên bề mặt của một xương, gai xương cấu tạo bởi mô xương xốp, bên ngoài phủ bởi một lớp vỏ xương cứng và sụn-sỢi hoặc ngoại cốt xơ (màng xương xơ), các gai xương thường mọc ở vùng ngoại vi của những diện khớp. Gai xương là hậu quả của phản ứng thông thường của mô xương đối với quá trình thoái hoá xương khớp trong bệnh hư khớp, nhưng gai xương cũng có thể gây ra bởi những quá trình viêm (bệnh calci hoá hoặc vôi hoá sụn khớp, bệnh gút, viêm khớp alcapton-niệu).

Loãng xương (xốp xương): tổn thương xương khu trú hoặc toàn thân, với đặc điểm là các bè xương bị mỏng đi và trở nên hiếm, biểu hiện bởi giảm độ đậm (độ cản quang) khi chụp X quang bộ xương (về chi tiết, xem: loãng xương).

Xơ cứng xương: mô xương xốp bị dày lên và các hốc tuỷ xương bị cốt hoá, làm cho xương xốp trở nên rất rắn đặc. Khi xơ cứng xương thể hiện bởi một khối cứng rắn, màu sáng bóng như chất ngà thì gọi là “ngà hoá” (hoác “hoá ngà”).

Mảng rỉ viêm khớp: là một lá mô liên kết, chứa mạch máu, phủ ở trên mặt của sụn khớp. Mảng rỉ viêm có thể là kết qưả của quá trình trợt sụn (hoặc mòn sụn), hoặc là hậu quả của viêm khớp nhiễm khuẩn.

Cầu xương: là mảnh xương gắn liền ở phía bên ngoài thân của hai đốt sống; cầu xương hình thành trong bệnh viêm cột sống dính khổp.

Co kéo xơ màng hoạt dịch: có thể có nguồn gốc viêm và là hậu quả của viêm màng hoạt dịch mạn tính trong bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Co kéo xơ màng hoạt dịch cũng thấy trong trường hợp viêm quanh khớp vai-cánh tay (khớp vai).

Bệnh thấp: là thuật ngữ phổ thông dùng để chỉ một loạt các bệnh cấp tính hoặc mạn tính, thường gây đau, tác động tới những khớp xương và những mô mềm của hệ thống vận động (như gân, cơ, mạc hoặc cân, bao thanh mạc hoặc túi thanh mạc).

Bệnh xương khớp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận