Đau – loạn dưỡng do thần kinh giao cảm (bệnh Sudeck)

Bệnh xương khớp

Tên khác: loạn dưỡng đau thần kinh, loạn dưỡng mạch-thần kinh phản xạ, bệnh thấp loạn dưỡng thần kinh. Bệnh loãng xương sau chấn thương, bệnh Sudeck, bệnh Sudeck-Leriche (ba thuật ngữ sau cùng này dùng để chỉ những thể bệnh xảy ra sau chấn thương).

Định nghĩa

Hội chứng đau khớp do rối loạn chi phối thần kinh thực vật, kèm theo những rối loạn dinh dưỡng và vận mạch.

Căn nguyên

Nguyên nhân tại chỗ: chấn thương, kể cả những chấn thương rất nhẹ (dập, xoắn vặn, gãy xương, can thiệp ngoại khoa), bất động bằng bó bột, tổn thương các dây thần kinh ngoại vi, bỏng, các bệnh da.

Nguyên nhân phản xạ tim-phổi: nhồi máu cơ tim, phẫu thuật tim hoặc phổi thường hay gây ra hội chứng vai-bàn tay.

Nguyên nhân toàn thân (hiếm gặp): có thai, những bệnh thần kinh (tai biến mạch máu não), sử dụng thuốc (thuốc ngủ barbituric,  isoniazid, ethionamid, thuốc kháng giáp).

Những thể vô căn: chiếm 20% số trường hợp.

Triệu chứng

  • Giai đoạn nóng hoặc viêm: ở những thể thứ phát thì sau một thời kỳ tiềm tàng từ vài ngày tới vài tuần, các triệu chứng và dấu hiệu sau đây mới xuất hiện: đau nhói, tăng lên khi vận động hoặc ấn vào, sờ thấy nóng, da đỏ, sưng tại chỗ (phù nề) và mất chức năng. Tới giai đoạn này, bệnh còn có thể khỏi tự phát. Tốc độ máu lắng tăng ít hoặc không tăng. Pha (thời kỳ) này có thể kéo dài từ vài tuần tới vài tháng.
  • Giai đoạn lạnh hoặc loạn dưỡng: cảm giác đau giảm bớt hoặc chỉ cảm thấy khi vận động. Hết phù nề. Màu đỏ ở da chuyển thành tím tái. Các mô trở nên lạnh (giảm nhiệt tại chỗ), những động tác ngày càng bị hạn chế. Có thể xảy ra rối loạn dinh dưỡng ở da và nhanh chóng mất calci ở xương. Thời kỳ này kéo dài trong nhiều tháng.
  • Giai đoạn di chứng: bệnh khỏi chậm nếu bắt đầu điều trị muộn. Thường hay có những di chứng gây khó chịu, thậm chí đôi khi đưa tới tàn phế (co kéo các cân, gân cơ, hoặc bao khớp, các động tác bị hạn chế, hội chứng đau).
  • Khu trú của bệnh theo thứ tự tần suất giảm dần:

+ Ở cổ tay (nhất là sau khi bị gãy xương) và bàn tay.

+ Ở vai: thường có hội chứng vai-bàn tay (còn gọi là hội chứng Steinbroker), biểu hiện bôi tình trạng “vai đóng băng” hoặc “viêm bao khớp co kéo”, hạn chế các động tác xoay ra ngoài, gấp ra trước, rồi động tác dạng vai; đôi khi các mô dưới da và cơ của bàn tay ‘bị teo.

+ Ở những vị trí khác: ở bàn chân và cổ chân, khớp gối, khớp khuỷ, khớp hông (hoặc khớp háng) thường xảy ra ở phụ nữ có thai. Cũng có những thể đa vị trí (biểu hiện triệu chứng đồng thời ở nhiều nơi).

Xét nghiệm cận lâm sàng: tốc độ lắng máu tăng cao không hằng định. Calci huyết, phosphat huyết, phosphatase kiềm bình thường.

Xét nghiệm bổ sung

Chụp X quang xương: xương mất calci tại chỗ thường phát hiện muộn. Hình ảnh mất calci thường thay đổi (tăng độ sáng), không thuần nhất, thể hiện bởi nhiều lỗ hổng cực nhỏ “lốm đốm”, nổi trội ở phần xương nằm ở dưới sụn khớp, nhưng khe khớp thì vẫn được bảo tồn.

Chụp nhấp nháy xương: có thể cho thấy mức độ gắn chất phóng xạ vào mô xương tăng sớm, trước cả khi có biến đổi về hình ảnh X quang.

Chẩn đoán

Phải phân biệt hội chứng vai-bàn tay với viêm quanh khớp vai cánh tay (xem bệnh này).

Điều trị

Chườm đá (chườm lạnh) ở thời kỳ cấp tính, chườm nóng ở thời kỳ mạn tính.

Thuốc chống viêm không steroid, và đối với những thể nặng thì sử dụng liệu pháp corticoid uống hoặc tiêm tại chỗ (phong bế nội khớp và/hoặc quanh khớp).

Calcitonin: dùng với liều lượng 100 đơn vị hàng ngày, trong vòng 3 tuần, rồi sau đó mỗi tuần cho 3 ngày tiêm dưới da hoặc 100 đơn vị nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày.

Liệu pháp vận động rất thận trọng. Xoa bóp và vận động quá mức có thể làm bệnh nặng thêm.

Phong bế thần kinh giao cảm địa phương bằng guanethidin hoặc lidocain đối với những thể khó chữa.

Tới thời kỳ lạnh, tập luyện lại.

Bệnh xương khớp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận