Chẩn đoán và điều trị loãng xương

Bệnh xương khớp

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng

  • Đau xương. Chủ yếu là đau ở cột sống lưng hoặc thắt lưng sau một gắng sức nhẹ hoặc một động tác sai.
  • Biến dạng cột sống: cong vẹo cột sống, giảm chiều cao.
  • Gãy xương: thường xảy ra ở giai đoạn muộn.

Cận lâm sàng

  • Hình ảnh cột sống sáng.
  • Chỉ số Meunier > 10.
  • Mật độ chất khoáng của xương được đo bằng độ hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA): đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định loãng xương. Chẩn đoán xác định có loãng xương khi:

+ Mật độ chất khoáng của xương dưới 648 mg/cm2.

+ Hoặc chỉ số T score < -2,5.

HÌnh ảnh Chẩn đoán loãng xương
HÌnh ảnh Chẩn đoán loãng xương

Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt loãng xương nguyên phát ở người cao tuổi với các loãng xương thứ phát:

  • Di căn ung thư cột sống:

+ Suy nhược toàn thân + Máu lắng tăng cao

+ Calci máu cao

+ Hình ảnh tiêu xương góc cạnh cột sống.

  • u tuỷ tiến triển:

+ Đau cột sống dữ dội, không giảm khi nghỉ ngơi + Đau dây thần kinh hoặc có dấu hiệu chèn ép tuỷ

+ Thiếu máu, giảm bạch cầu và tiểu cầu

+ Giảm chức năng tiểu cầu

+ Máu lắng tăng nhanh

+ Tăng calci máu

+ Số lượng bạch cầu tăng cao trong tuỷ xương

+ X.quang: tổn thương tuỷ xương, hình ảnh loãng xương

  • Loãng xương do cường cận giáp trạng:

+ Rối loạn tiêu hoá, tâm thần liên hệ với tăng calci máu

+ Sinh hoá: calci máu tăng, calci niệu tăng, phosphatase máu tăng, hydroxyprolin máu tăng

+ Giải phẫu bệnh: hình ảnh tiêu xương rộng và mạnh, hình ảnh xơ.

  • Loãng xương do cường giáp trạng (ít gặp):

+ Sinh hoá: calci máu bình thường hoặc tăng nhẹ, phospho máu bình thường, calci niệu tăng, hydroxỵprolin niệu tăng, phosphatase kiềm tăng

+ Giải phẫu bệnh: hình ảnh tăng tiêu xương.

  • Loãng xương do bất động kéo dài: biểu hiện triệu chứng thường kín đáo và không đau.

ĐIỀU TRỊ

Mục đích chính là ngăn ngừa cho tế bào xương không bị mất thêm và tránh gãy xương.

Dùng thuốc

  • Bisphosphonates gồm ba loại chính: risedonat, alendronate, etidronat (biệt dược: Fosamax, Actonel, Didronel, Aredia, Zometa, Reclast, Aclasta): là những loại thuốc không chứa kích thích tố nhằm giúp tăng độ đặc của xương và giảm thiểu các trường hợp bị gãy xương. Tác dụng không mong muốn: đau bụng dưới, rối loạn tiêu hoá, nhức bắp thịt hay khớp xương, buồn nôn, cảm giác khó chịu vùng thượng vị hoặc thực quản.
  • Thuốc điều hoà lượng kích thích tố nữ (SERMs: Selective Oestrogen Receptor Modulator) bao gồm: raloxifene (biệt dược: Evista). Tác dụng: làm tăng độ đặc của xương, giảm nguy cơ xẹp đốt sống. Thường dùng để điều trị các trường hợp phụ nữ loãng xương do mãn kinh. Tác dụng không mong muốn: cảm giác bốc hoả, đông máu tĩnh mạch, làm tăng đôi chút tỷ lệ ung thư vú, tai biến mạch máu não, đột quỵ tim.
  • Kích thích tố tuyến cận giáp trạng teriparatide (biệt dược: Forteo): dùng để điều trị chứng loãng xương ở phụ nữ sau khi mãn kinh và nam giới có nguy có gãy xương cao. Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, chuột rút, cảm giác choáng váng.
  • Calcitonin (biệt dược: Calcímar, Miacalcin): 50 – 100iu/ngày. Tác dụng không mong muốn: bốc hoả, kích thích tại chỗ tiêm.
  • Calcium: 1 — l,5g/ngày. Tác dụng không mong muốn: tăng calci máu.
  • Vitamin D: 400IU (10mcg)/ngày với những người từ 50 tuổi đến 60 tuổi; 600IU (15mcg)/ngày với những người trên 70 tuổi ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nếu sử dụng vitamin D3 thì có thể dùng 400 – 800IU/ngày đối với những người dưới 50 tuổi và 800 — 1000IU/ngày với những người từ 50 tuổi trở lên. Ngộ độc vitamin D xảy ra khi sử dụng trên 2000IU/ngày.

Các phương pháp luyện tập điều trị loãng xương

Thầy thuốc nên hướng dẫn người bệnh lựa chọn luyện tập một trong số những môn thể thao có tác dụng tốt đối với bệnh loãng xương như: đi bộ, khiêu vũ, thể dục, chèo thuyền, đi xe đạp với một mức độ nhất định.

Tuy nhiên, những người đã được chẩn đoán loãng xương hoặc có mật độ xương thấp cần chú ý tư thế của các động tác tập. Các động tác như uốn cong cột sống về phía sau, bẻ gập về phía trước, xoay cổ tay và bẻ các ngón tay nhiều khi nguy hiểm. Vì vậy, thầy thuốc cần hướng dẫn người bệnh phương pháp luyện tập phù hợp để tránh gãy xương.

Bệnh xương khớp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận