Các xét nghiệm trong bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp

Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Tốc độ máu lắng: cao trong tất cả các bệnh viêm của hệ thống vận động, những giá trị cao nhất thấy trong trường hợp giả viêm đa khớp gốc chi. Tốc độ lắng máu cũng là một căn cứ để theo dõi diễn biến của bệnh thấp và đánh giá hiệu quả các biện pháp điều trị.
  • Protein C phản ứng: chỉ có ích khi tốc độ máu lắng không đủ nhạy đối với quá trình viêm.
  • Huyết đồ: thường thấy dấu hiệu thiếu máu vừa phải trong những trường hợp viêm đa khớp dạng thấp và thiếu máu có thể nặng thêm nếu bị mất máu ở bộ máy tiêu hoá do sử dụng liên tục các thuốc chống viêm không steroid. Thiếu máu tan huyết thường hay xảy ra trong bệnh lupus ban đỏ rải rác.
  • Miễn dịch-điện di: cho phép tìm được những chất cận protein (globulin miễn dịch đơn clôn) nếu có.
  • Acid uric trong máu và trong nước tiểu (bệnh gút).
  • Phosphatase kiềm: (xem: chuyển hoá mô xương).
  • Creatin-phosphokinase (thấy trong các trường hợp: viêm da-cơ, loạn dưỡng cơ).

Xét nghiệm X quang

Xét nghiệm X quang kinh điển là biện pháp cơ bản trong chẩn đoán những bệnh của hệ thống vận động.

Ghi hình cộng hưởng từ

Rất hiệu quả để phát hiện những tổn thương trong và ngoài khớp. Đây là một xét nghiệm không xâm hại, thường thay thế kỹ thuật nội soi khớp khi chẩn đoán lâm sàng không chắc chắn.

Soi khớp

Quan sát ổ khớp (nhất là khớp gối), qua ống nội soi khớp sợi quang học, nhờ đó mà nhìn thấy được những tổn thương của màng hoạt dịch, của sụn khớp, những dây chằng, sụn chêm và những gân cơ. Xét nghiệm này còn cho phép làm sinh thiết màng hoạt dịch hoặc sụn khớp, và thậm chí thực hiện cả những can thiệp ngoại khoa.

Chụp khớp

Bơm vào trong ổ khớp một dung dịch chất cản quang, hoặc không khí, hoặc cả hai (đối pha kép). Xét nghiệm này đặc biệt có ích trong việc tìm kiếm vật lạ, trong bệnh viêm màng hoạt dịch nhung mao-hạt (viêm bao hoạt dịch nhung mao huyết sắc tố), trong bệnh u sụn hoạt dịch (hoặc u sụn khớp), và trong những bệnh của sụn chêm khớp gối.

Xét nghiệm hoạt dịch (xem bảng 7.2): chỉ được thực hiện chọc dò khớp khi thật sự cần thiết để chẩn đoán bệnh, vì kỹ thuật này có nguy cơ nhiễm khuẩn thật sự; khi phải chọc dò khớp thì cần vô khuẩn thật nghiêm ngặt. Trong những bệnh thấp, xét nghiệm hoạt dịch (dịch khớp) thường không đặc hiệu. Ngược lại, trong những trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn thì xét nghiệm vi khuẩn trong hoạt dịch thường rất quan trọng. Trong bệnh viêm đa khớp dạng thấp và trong những trường hợp khớp bị viêm do nguyên nhân khác, có thể thấy trong hoạt dịch chứa những bạch cầu có thể vùi hoặc những “tế bào nho” (bạch cầu hoặc đại thực bào chứa nhiều hạt chiết quang tụ lại như một chùm quả nho); trong bệnh Still-Chauffard hoạt dịch thường chứa nhiều lympho bào, đôi khi có cả những lympho bào chưa trưởng thành. Để phát hiện những tinh thể, người ta soi hoạt dịch dưới ánh sáng phân cực hoặc dưới kính hiển vi đối pha. Có thể thấy được:

  • Tinh thể urat natri trong bệnh gút cấp tính.
  • Tinh thể pyrophosphat calci trong bệnh sụn khớp nhiễm calci (sụn khớp nhiễm vôi).
  • Tinh thể cholesterol.
  • Tinh thể hydroxyapatit

Sinh thiết màng hoạt dịch (bao hoạt dịch)

Là xét nghiệm hiếm khi thực hiện (xét nghiệm tế bào, vi khuẩn), đứng hàng thứ yếu, được chỉ định trong trường hợp viêm một khớp (đơn khớp) không rõ nguyên nhân, trong một số trường hợp loạn dưỡng màng hoạt dịch, và để cấy màng hoạt dịch trong trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn. Sinh thiết màng hoạt dịch cho phép xác định đặc tính mô học của một số bệnh viêm màng hoạt dịch (ví dụ: các nhung mao, hoặc lông-hạt ở màng) và của .những trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn (ví dụ do lao).

Sinh thiết xương

Sinh thiết xương có thể được thực hiện dưới sự hướng dẫn kiểm tra X quang để tới được một tổn thương xương khu trú (u xương, ổ nhiễm khuẩn, tổn thương loạn dưỡng). Người ta thường làm sinh thiết xương ở mào chậu để nghiên cứu những rối loạn chuyển hoá của chất khoáng trong mô xương.

Định lượng khoáng chất trong mô xương

Tỷ trọng của xương được tính toán bồi mức độ nhược năng lượng của một chùm photon, sau khi cho chùm này đi qua phần xương định nghiên cứu và những mô mềm ở xung quanh.

  • Đo mức hấp thụ photon một chùm hoặc hai chùm (sử dụng hai chùm photon có mức năng lượng khác nhau); tính toán tỷ trọng của xương bởi mức độ nhược năng lượng của một hoặc hai chùm photon có mức năng lượng khác nhau. Phương pháp này có ích trong khám xét các thân đốt sống và chỏm xương đùi.
  • Chụp cắt lớp vi tính định lượng: là kỹ thuật đo trực tiếp tỷ trọng xương. Phương pháp này chính xác hơn so với phương pháp đo hấp thụ photon nói trên, nhưng tốn kém hơn và bệnh nhân phải chịu nhiễm với bức xạ mạnh hơn.

Chụp nhấp nháy mô xương

Đo lượng bức xạ từ phía bên ngoài sau khi đã tiêm vào cơ thể một chất đồng vị phóng xạ (thông thường là pyrophosphat technetium). Kỹ thuật chụp nhấp nháy mô xương có thể phát hiện được những tổn thương của xương trước cả khi chụp X quang, nhưng không có khả năng xác định được bản chất của tổn thương. Kỹ thuật này được chỉ định khi có nghi ngờ di căn ung thư vào xương, trong chẩn đoán bệnh Paget, chẩn đoán bệnh hoại tử xương vô khuẩn, những trường hợp viêm xương, trường hợp viêm đốt sống nhiễm khuẩn và trong trường hợp viêm cột sống dính khớp.

Xét nghiệm miễn dịch

  • Yếu tố bệnh thấp : tăng trong 75% số trường hợp viêm đa khớp dạng thấp, được gọi là phản ứng huyết thanh dương tính. Tuy nhiên, yếu tố này kém đặc hiệu và có thể tăng trong cả một số bệnh khác nữa. Ngưỡng dương tính là 1/80 khi làm xét nghiệm với latex, và là 1/32 khi làm test Waaler- Rose, và là 35 đơn vị/ml nếu định lượng bằng đo độ đục.
  • Kháng thể kháng nhân: cao trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống hoặc do thuốc, trong bệnh tạo keo, trong những bệnh tự miễn và trong một số trường hợp viêm đa khớp dạng thấp.
  • Kháng thể kháng ADN mới sinh: tăng trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống, với bệnh này thì kháng thể kháng’ADN mối sinh rất đặc hiệu và là một tham số trung thành với diễn biến của bệnh. Tuy nhiên, kháng thể này không tăng trong trường hợp lupus ban đỏ do thuốc.
  • Kháng thể kháng ribonucleoprotein: tăng trong trường hợp viêm mô liên kết hỗn hợp (còn gợi là hội chứng Sharp).
  • Kháng thể kháng streptolysin:tăng trong bệnh thấp khớp cấp.
  • Tìm những kháng thể kháng thương hàn, kháng phó thương hàn, kháng brucella, trong những trường hợp nghi ngờ viêm đốt sống nhiễm khuẩn.
  • Xác định kháng nguyên HLA B27 (xem: hệ thống kháng nguyên HLA, tiếng Anh: Human Lymphocyte Antigen – kháng nguyên bạch cầu người): kháng nguyên mô này là cơ địa của nhiều bệnh bản chất là bệnh thấp (như viêm cột sống dính khớp, bệnh Reiter, viêm khớp vảy nến, bệnh Still-Chauffard, viêm đa khớp dạng thấp).
Bảng 7.2. Xét nghiệm hoạt dịch

Các xét nghiệm Không do viêm do viêm do nhiễm khuẩn
Trạng thái Trong suốt Vẩn đục Mờ đục
Màu sắc Vàng trong Vàng Vàng ngả xanh
Độ nhớt Cao Giảm Thay đổi
Cục mucin* Rắn chắc Dễ tan Dễ tan
Bạch cầu trong 1 μl 200-2000 2000-100.000 trên 100.000
Bạch cầu hạt trung tính Dưới 25% 50% hoặc hơn nữa 75% hoặc hơn nữa
Glucose của hoạt dịch so với đường huyết Hầu như bằng nhau Giảm Giảm nhiều
Cục sợi huyết Thường không thấy Có trong hoạt dịch Có trong hoạt dịch
Cấy vi khuẩn Âm tính Âm tính Dương tính**

* Cục mucin hình thành sau khi cho thêm acid acetic lạnh (gọi là “mucin clot test”: test cục mucin).

** Xét nghiệm khi chưa điều trị bằng kháng sinh.

GHI CHÚ: hàm lượng acid lactic thấp dưới 7 mmol/1 trong bệnh viêm khớp dạng thấp và cao tới 11 mmol/1 trong trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn.

Bảng 7.3. Hoạt dịch trong một số bệnh khớp

Dịch không viêm Dịch viêm Dịch có máu
Bệnh hư khớp Viêm đa khớp dạng thấp Chấn thương gây xuất huyết
Chấn thương gây xuất huyết Thấp khớp cấp u mạch máu, u màng hoạt dịch
Bệnh khớp do thần kinh Bệnh Lyme Viêm màng hoạt dịch nhung mao-hạt
Bệnh gút mạn tính Hội chứng Reiter Bệnh ưa chảy máu và những họl chứng huyết học khác
Bệnh sụn khớp nhiễm calci mạn tính Bệnh gút cấp tính Sử dụng những thuốc chống đông máu
Bệnh u xương-sụn khớp Bệnh sụn khớp nhiễm calcl cấp tính Bệnh thiếu vitamin c
Bệnh xương khớp phì đại tổn thương phổi Bệnh viêm cột sống dính khớp Giảm tiểu cầu trong máu
Bệnh tiêu xương vô khuẩn Bệnh gút, bệnh giả gút

Bệnh xương khớp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận