Bệnh khớp do thần kinh (bệnh khớp do loạn dưỡng thần kinh)

Bệnh xương khớp

Tên khác: bệnh khớp do loạn dưỡng thần kinh.

Định nghĩa

Bệnh khớp do tổn thương những cấu trúc thần kinh cảm giác sâu, do đau, và do nhiệt độ. Bệnh biểu hiện bởi những rối loạn dinh dưỡng xương khớp, và bởi tính chất không đau vốn được coi là trái ngược với tầm quan trọng của những tổn thương.

Căn nguyên

Mất cảm giác sâu đối với kích thích đau (tổn thương) và cảm giác bản thể sẽ làm mất những phản xạ bình thường vốn có vai trò bảo vệ cho khớp khỏi bị những chấn thương. Những rối loạn dinh dưỡng do nguồn gốc thần kinh cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát sinh những bệnh khớp.

  • Bệnh đái tháo đường không kiểm soát được (gọi là bệnh khớp đái tháo .đường), hay gây ra bệnh khớp ở bàn chân.
  • Bệnh xơ cứng tuỷ xương bán cấp phối hợp (hoặc hội chứng thần kinh-thiếu máu).
  • Những tổn thương do tuỷ sống và các dây thần kinh ngoại vi bị chấn thương.
  • Những bệnh rỗng tuỷ sống, chèn ép tuỷ sống mạn tính, nứt đôi sống, và thoát vị tuỷ sống màng tuỷ, thường gây ra bệnh khớp nhất là ở những khớp của chi trên.
  • Tiêm corticoid vào trong ổ khớp.
  • Bệnh tabes: bệnh khớp tabes (hoặc bệnh khớp Charcot)là kinh điển, nhưng ngày nay đã hiếm thấy, chủ yếu xuất hiện ở chi dưới.
  • Bệnh phong (xem bệnh này).
  • Những bệnh thần kinh di truyền: teo cơ tiến triển do tuỷ sống (typ Charcot-Marie-Tooth), bệnh đa dây thần kinh phì đại (typ Dejerine-Sottas), thể gia đình Hick, thể Denny-Brown, .V..

Triệu chứng

Khu trú của bệnh khớp do thần kinh phụ thuộc vào bệnh gốc: có thể ở khớp gối, khớp hông (khớp háng) trong bệnh tabes, ở bàn chân trong bệnh thần kinh đái tháo đường, ở các khớp của chi trên (khớp khuỷu, khớp vai) trong bệnh rỗng tuỷ sống. Bệnh khớp trong những trường hợp này đều xuất hiện nhiều năm sau khi thần kinh bị tổn thương.

BỆNH KHỚP GỐI DO THẦN KINH (chiếm 50% số trường hợp): khớp sưng nhanh chóng. Khi sồ nắn, thấy khớp bị căng giãn vì có tràn dịch và có bướu phồng vì màng hoạt dịch, bao khớp và những mô quanh khớp đềụ bị phì đại. Khớp tương đối không bị đau và bệnh nhân khó chịu chủ yếu vì các dây chằng bị lỏng lẻo làm cho khớp bị lệch góc bất thường.

BỆNH KHỚP Ở BÀN CHÂN DO THAN KINH: bờ trong bàn chân bị dày lên vì phù nề, vòm gan chân bị dẹt xuống, và khi khám X quang thì thấy xương thuyền (xương ghe) bị xương sên đè dập. Bệnh khớp ở bàn chân có thể kết hợp với thủng gan chân (xem bệnh này).

BỆNH KHỚP Ở CỘT SỐNG DO THẦN KINH: Thường là không có biểu hiện triệu chứng. Khi khám X quang thấy hình ảnh loãng xương, gai xương (hình mỏ vẹt), đôi khi 2 hoặc 3 đốt sống thắt lưng bị lún.

BIẾN CHỨNG: viêm khớp nhiễm khuẩn, chèn ép dây thần kinh, hoặc mạch máu.

Xét nghiệm bổ sung

– Xét nghiệm X quang: thấy các dấu hiệu tràn dịch khớp, loãng xương nặng, thường có cả hình ảnh bán trật khớp (sai khớp không hoàn toàn), biến dạng xương, calci hoá những mô mềm và những gai xương làm thay đổi đường viền của xương. Những diện khớp bị phả huỷ nặng dần.

– Chọc dò khớp: hút ra được dịch khớp (hoạt dịch) có độ nhớt cao, giàu protein, và thường có lẫn máu.

Điều trị

Điều trị bệnh gốc để phòng ngừa bệnh khớp xảy ra. Nếu chẩn đoán sớm, thì bằng bất động hoặc biện pháp bảo vệ khớp sẽ cho phép hạn chế các tổn hại. Điều trị ngoại khoa (gây cứng khớp, ghép xương) thường không đưa lại kết quả.

Bệnh xương khớp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận