Bệnh Still-Chauffard

Bệnh xương khớp

Tên khác: viêm đa khớp mạn tính thanh thiếu niên, viêm (đa) khớp dạng thấp ở thanh thiếu niên.

Định nghĩa

Những thể viêm đa khớp dạng thấp khởi phát xảy ra trước 16 tuổi, các thể này khác nhau về cường độ viêm ở các khớp, về biến chứng ngoài khớp, về diễn biến và tiên lượng.

Căn nguyên: chưa rõ.

Các thể lâm sàng

  • Thể hệ thống (bệnh Still kinh điển):tỷ lệ mắc bệnh trội hơn ở nam giới, với những triệu chứng sốt kiểu giả bệnh sốt rét, hiện tượng viêm xảy ra ở nhiều khớp, ngoại ban dát sẩn, sưng hạch bạch huyết, lách to, đôi khi viêm đa thanh mạc (viêm nhiều màng như màng phổi, màng bụng…), thiếu máu, yếu tố bệnh thấp âm tính. Nếu không điều trị các khớp sẽ bị biến dạng nặng, có khả năng bị thoái hoá dạng tinh bột toàn thân.
  • Thể đa khớp tiến triển tức thì: viêm đa khớp (nhiều hơn 4 khớp) với viêm màng hoạt dịch và không có biến chứng ngoài khớp. Yếu tố bệnh thấp âm tính, nhưng có kháng thể kháng nhân trong 20-25% số trường hợp.
  • Thể ít khớp: viêm đa khớp không đối xứng hai bên (với dưới 4 khớp bị viêm), chủ yếu là viêm ở khớp gối, khớp khuỷu và khớp cổ chân. Thường kết hợp với viêm mống mắt thể mi (gọi là viêm phần trước màng mạch) có thể dẫn tới mù loà. Yếu tố bệnh thấp âm tính, nhưng kháng thể kháng nhân dương tính trong hơn 50% số trường hợp. Có thể xuất hiện viêm cột sống dính khớp (xem bệnh này), nhất là ở trẻ em trai có kháng nguyên HLA-B27.
  • Thể phản ứng huyết thanh dương tính với yếu tố bệnh thấp: thường hay gặp hơn ở những trẻ em gái sau 10 tuổi, hay xảy ra nhất là ở các khớp ngoại vi. Yếu tố bệnh thấp dương tính. Do đó, thể này giống với viêm đa khớp dạng thấp ở người lớn.

Chẩn đoán

  • Viêm một khớp hoặc nhiều khớp xảy ra trước 16 tuổi, diễn biến trong vòng ít nhất 3 tháng liên tục.
  • Loại trừ viêm khớp do những nguyên nhân khác, như: viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp phản ứng, thấp khớp cấp, viêm khớp trong những bệnh ruột, trong bệnh tạo keo, bệnh khớp trong bệnh ưa chảy máu.

Tiên lượng

Diễn biến thường lành tính, những thể hệ thống có thể gây ra những biến dạng gây tàn phế và biến chứng thoái hoá dạng tinh bột.

Điều trị

  • Thuốc chống viêm không steroid: aspirin vẫn là thuốc đầu bảng. Những thuốc chống viêm không steroid khác cũng sử dụng được, nhưng phải giám sát những hiệu quả gây độc có thể xảy ra. Chỉ cho corticoid tiêm hoặc uống ở những thể hệ thống nặng, nhưng có nguy cơ làm bệnh nhi chậm tăng trưởng (chậm lớn). Không nên sử dụng những thuốc chống bệnh thấp lui cơn.
  • Kiểm tra nhãn cầu thường kỳ để phát hiện viêm phần trước màng mạch.
  • Liệu pháp vận động thụ động, rồi chủ động ngoài những cơn cấp tính.
  • Thông báo cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân biết để cho bệnh nhi thành công trong hội nhập tối ưu với môi trường học đường và xã hội.
  • Phẫu thuật chỉnh hình để sửa chữa những biến dạng gây tàn phế.

Bệnh xương khớp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận