Ung thư sàn miệng

Bệnh ung thư

I.   ĐỊNH NGHĨA

Là ung thư biểu mô phát sinh ở vùng niêm mạc, thường ở phần trước của vùng sàn miệng giữa mặt trong cung răng và mặt dưới lưỡi. Ung thư sàn miệng phát triển nhanh và xâm lấn vào mô xung quanh.

II.    NGUYÊN NHÂN

  1. Nguyên nhân bên trong
    • Di truyền
    • Nội tiết
  2. Nguyên nhân bên ngoài.
    • Tác nhân vật lý

+    Bức xạ ion hoá.

+  Bức xạ cực tím.

  • Tác nhân hoá học

+  Thuốc lá.

+ Người có thói quen ăn trầu thuốc.

  • Chế độ ăn uống và ô nhiễm thực phẩm

+  Các chất bảo quản thực phẩm.

+ Các thực phẩm hun khói, dưa khú…

+  Các nấm mốc từ gạo, lạc…

  • Ung thư nghề nghiệ Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ, Dioxin, thuốc trừ sâu diệt cỏ….
  • Tác nhân sinh học: Virus gây ung thư.

III.   CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, X quang và giải phẫu bệnh lý.

Lâm sàng

– Các dấu hiệu chỉ điểm đặc hiệu

+ Các tổn thương loét không lành kéo dài trên 2 tuần.

+ Các tổn thương có chảy máu nào trong miệng mà không giải thích được

+ Có tổn thương chai cứng

+ Các tổn thương vết trắng (bạch sản), vết đỏ (hồng sản) hoặc đỏ trắng.

– Biểu hiện lâm sàng điển hình

+ Tổn thương sàn miệng có bờ lồi ở xung quanh và hoại tử ở trung tâm

+  Vết loét nhỏ ở sâu trong các rãnh tự nhiên vùng sàn miệng

+ Tổn thương đám cứng trong mô mềm

  • Hạch vùng dưới hàm.
  • Ở giai đoạn muộn, khối ung thư to gây chèn ép và rối loạn các chức năng.

Cận lâm sàng

– X quang

+ X quang thường quy: có thể thấy hình ảnh u xâm lấn phá hủy xương.

+ CT Scaner và MRI: thấy hình ảnh u xâm lấn các mô mềm và xương lân cận

+  theo 3 chiều.

+ PET Scan: có thể phát hiện các tổn thương ung thư di căn.

  • Xét nghiệm tế bào, sinh thiết: thấy hình ảnh tế bào ung thư biểu mô.
  • Siêu âm: có thể phát hiện các tổn thương di căn

Chẩn đoán giai đoạn: Sử dụng hệ thống

– Các mức độ:

T N M
T0: Khối u không xác định được trên lâm sàng N0: Không có hạch M0: Chưa có di căn xa
T1: Khối u ĐK < 2cm N1 : Xác định được hạch đơn cùng bên <3cm M1 :     Có              biểu hiện di căn xa
T2 : 2cm <Khối u<4cm N2 :

N2a : 3cm<Hạch đơn cùng bên<6cm.

N2b:  Nhiều  hạch  cùng  bên  nhưng không có hạch nào >6cm.

N2c: Hạch hai bên đơn hoặc nhiều hạch nhưng không có hạch nào >6cm.

 

 

 

 

T3: Khối u >4cm N3 :    Bất kỳ hạch đơn hoặc đa KT

>6cm

 

 

– Giai đoạn :

Giai đoạn T N M
I T1 N0 M0
II T2 N0 M0
III T1 N1 M0
T2 N1 M0
T3 N0,N1 M0
IV T4 N0,N1 M0
Bất kỳ T N2,N3 M0
Bất kỳ T Bất kỳ N M1

Chẩn đoán phân biệt

  • Áp tơ sàn miệng: thường là các vết loét nhỏ và tự khỏi sau 1 tuần
  • Herpes sàn miệng: thường có nhiều vết loét nhỏ và cũng tự khỏi sau 1 tuần
  • Săng giang mai:xét nghiệm thấy xoắn khuẩn giang mai

IV.     ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc

  • Phẫu thuật cắt bỏ rộng tổn thương ung thư phối hợp với nạo vét hạch vùng cổ.
  • Có thể phối hợp với xạ trị và hóa trị liệu.

Điều trị cụ thể

  • Phẫu thuật

+ Phẫu thuật cắt rộng lấy bỏ toàn bộ tổn thương ung thư tới mô lành.

+  Phẫu thuật nạo vét lấy bỏ hạch vùng cổ.

+ Tái tạo vùng khuyết hổng bằng vạt phần mềm và/ hoặc xương có cuống mạch

+  hoặc vạt từ xa với nối mạch vi phẫu.

  • Xạ trị: thường áp dụng xạ trị để hỗ trợ điều trị ung thư sàn miệng sau phẫu thuật.
  • Hóa trị liệu: có thể sử dụng trước phẫu thuật và phối hợp điều trị sau phẫu thuật.

V.    TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

  1. Tiên lượng

Nếu phẫu thuật rộng cắt bỏ toàn bộ khối ung thư sớm thì tiên lượng sẽ tốt hơn. Tùy theo phẫu thuật ở giai đoạn nào của tổn thương ung thư mà thời gian sống của bệnh nhân kéo dài sau 5 năm khác nhau. Theo một số tác giả nước ngoài:

Giai đoạn Thời gian sống sau 5 năm
I 57 – 84 %
II 49 – 70 %
III 25 – 59 %
IV 7 – 47 %
  1. Biến chứng
    • Bội nhiễm
    • Chảy máu.
    • Di căn: tùy loại ung thư mà có thể di căn vào phổi, não, trung thấp

VI.     PHÒNG BỆNH

  • Tuyên truyền tránh các yếu tố nguy cơ ung thư: hút thuốc, ăn trầu, tiếp xúc phóng xạ, hóa chất…
  • Khám chuyên khoa răng hàm mặt để phát hiện các tổn thương sớm và điều trị kịp thời

Bệnh ung thư
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

2 Comments

  1. Tôi có một vét loét tại điểm giữa của sàn miệng trong vòng hai tuần thì khỏi hẳn. Tuy nhiên sau đó tại vị trí đó vẫn còn hơi đỏ và có chấm trắng bằng đầu tăm. Bình thường không để ý nhưng khi ăn cay nóng một chút là cảm thấy bị tấy và hơi vướng. Tình trạng kéo dài hai tuần rồi nên toi cũng thấy lo. Xin bác sỹ tư vấn giúp

    Reply
    1. Author

      những loét miệng lâu ngày không khỏi bạn có thể đến viện để xét nghiệm và sinh thiết để yên tâm

      Reply

Trả lời thuocchuabenh Hủy