Sốt xuất huyết thể không điển hình và điển hình

Bệnh truyền nhiễm

SỐT XUẤT HUYẾT THỂ KHÔNG ĐIỂN HÌNH, NHẸ (SỐT XUẤT HUYẾT ĐỘ 1 THEO PHÂN LOẠI CỦA TCYTTG, 1980)

Trong vùng có virus dengue lưu hành từ lâu, người lớn thường đã có tiếp xúc với nhiều typ, nên đa số trường hợp mắc bệnh nhẹ, lặng lẽ, không điển hình và những trẻ nhỏ (sơ sinh, đang bú) chưa hề tiếp xúc với một typ virus D nào, khi bị nhiễm lần đầu, cũng thường nhẹ. Ước tính cứ mỗi ca sốc gặp ở bệnh viện thì phải có 200-500 ca nhẹ không điển hình đã xảy ra. Những trường hợp nhẹ, không điển hình chỉ xác định được trong mùa dịch và tại ổ dịch.

Tiêu chuẩn chẩn đoán thể nhẹ, không điển hình (tương đương Sốt xuất huyết độ 1 của TCYTTG, 1980).

  1. Sốt, nhức đầu
  2. Đau cơ khớp (ít hoặc nhiều)
  3. Giãn mạch ngoại vi (thời gian đầu)
  4. Dây thắt dương tính
  5. Bạch cầu giảm, tiểu cầu giảm nhẹ, hematocrit tăng nhẹ, NNKHC dương tính (IH +).
  6. Không có: sốc, hôn mê.
  7. Xuất huyết: không có.

Chúng tôi gọi là không điển hình vì những trường hợp này không có hoặc không rõ xuất huyết dưới da là một triệu chứng điển hình của ĐXII; do đó loại này đã nhầm ở nhiều đơn vị với cúm, sốt rét (Cqy E10, Bs Trường, 1975; Bs Thuận Hoà, 1975).

Hình như những trường hợp không điển hình và nhẹ thường xuất hiện vào đầu mỗi vụ dịch, nên trong vụ dịch Sốt xuất huyết 1975 ở quân đội, không ít đơn vị đã báo cáo: “khởi phát là một vụ dịch sốt rét hoặc cúm; sau đó là dịch Sốt xuất huyết”.

Đại đa số những trường hợp không có xuất huyết thường diễn biến nhẹ, tuy nhiên vẫn có bệnh nhân khởi phát và toàn phát không có xuất huyết nhưng sau đó vẫn bị sốc.

Cơ cấu thành phần thể nhẹ không điển hình.

Trong một vụ dịch Sốt xuất huyết, thể nhẹ không điển hình thực ra có nhiều.

Trong vụ dịch Sốt xuất huyết nằm 1969 ở miền Bắc, tại tiểu khu II quận Đống Đa, Hà Nội, với 27.000 dân, từ 27-7 đến 5-10 đã có 2492 bệnh nhân trong đó 1567 có xuất huyết, còn 925 chỉ sốt đơn thuần không có xuất huyết chiếm 37%; điều tra trực tiếp 548 người thuộc 95 hộ, đã gặp 145 người bị sốt trong đó số trường hợp nhẹ không có xuất huyết chiếm 102 (67%). Tại Bệnh viện 5-8 cũng đã gặp 6 bệnh nhân không có xuất huyết trong tổng số 131 ca Sốt xuất huyết; tại Bệnh viện Bạch Mai số bệnh nhân không có xuất huyết chiếm 27,6% (Gs Đào Đình Đức, 1969).

Trong một vụ dịch hoặc ổ dịch Sốt xuất huyết, chẩn đoán lâm sàng Sốt xuất huyết thể nhẹ không điển hình (độ I của TCYTTG) dựa vào 6 tiêu chuẩn a + b + c + d + e + h. Tại một vùng lưu hành Sốt xuất huyết, khi chưa có dịch xảy ra, có thể dựa vào 6 tiêu chuẩn đó để nghi ngờ trường hợp đầu tiên.

SỐT XUẤT HUYẾT THỂ ĐIỂN HÌNH, TRUNG BÌNH (ĐXH ĐỘ 2A)

Đã đề cập toàn bộ ở phần IV. Thể bệnh này tương đương với Sốt xuất huyết độ 2 của TCYTTG (1980).

Chúng tôi xếp vào loại này những trường hợp:

  1. Sót cấp tính, cao, dài ít nhất 2-7 ngày, kèm theo nhức đầu, đau khớp cơ.
  2. Giãn mạch ngoại vi.
  3. Dây thắt dương tính.
  4. có xuất huyết dưới da, niêm mạc (ĐXH2a).
  5. Gan to, đau bụng {hay gặp ở bệnh nhi).
  6. Bạch cầu giảm, tiểu cầu giảm(< 100.000/lmm3), hematocrit tăng trên 20% so với bình thường.
  7. Không có: sốc, hôn mê, vàng da, xuất huyết phủ tạng.

Chú thích: nếu có xuất huyết phủ tạng thì chẩn đoán Sốt xuất huyết 2b.

Xem tiếp:

  1. Chẩn đoán, điều trị sốt dengue và sốt xuất huyết dengue
  2. Sốt xuất huyết thể không điển hình và điển hình
  3. Phân loại thể bệnh sốt xuất huyết
  4. Sốt xuất huyết thể sốc ( Dengue độ 3 và 4 )
  5. Sốt xuất huyết thể xuất huyết phủ tạng (độ 2b)
  6. Sốt xuất huyết thể não
  7. Sốt xuất huyết thể suy gan cấp
  8. Sốt xuất huyết có đái ra huyết cầu tố (hct)
  9. Những biến chứng của Sốt xuất huyết xuất
  10. Tiên lượng bệnh sốt xuất huyết
  11. Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết
  12. Nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết
  13. Điều trị sốt xuất huyết độ 1 -2 (không có sốc)
  14. Điều trị sốt xuất huyết độ 1-2 bằng thuốc nam y học cổ truyền
  15. Triệu chứng hô hấp trong bệnh sốt xuất huyết
  16. Những biến đổi thể dịch của bệnh sốt xuất huyết
  17. Biện pháp phòng dịch sốt xuất huyết
  18. Đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết dengue
  19. Cơ chế lây truyền bệnh sốt xuất huyết
  20. Triệu chứng dengue xuất huyết thể điển hình (độ II)
  21. Triệu chứng thần kinh trong sốt xuất huyết
  22. Hội chứng tim mạch trong sốt xuất huyết
  23. Triệu chứng tiêu hoá trong sốt xuất huyết

 

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận