Sốt xuất huyết dịch – Chẩn đoán và điều trị

Bệnh truyền nhiễm

Có hai loại virus gây bệnh:

Arbovirus do các loài côn trùng chân đốt hút máu truyền.

Arenavirus thường do các loài gặm nhấm truyền nhưng đôi khi do người truyền.

Do các loài côn trùng chân đốt hút máu truyền.

DENGUE XUẤT HUYẾT hay sốt xuất huyết ở Philipin và vùng Đông Nam

Chi tiết xem: Dengue.

SỐT XUẤT HUYẾT OMSK VÀ BỆNH KHU RỪNG KYASANUR: là hai bệnh rất giống nhau, một thấy ở vùng Novosibirsk (Liên Xô cũ) và một thấy ở bang Mysore ở ấn Độ. Virus của hai bệnh là các togavirus nhóm do bọ truyền. Sau thời gian ủ bệnh dài 3-8 ngày có sốt cao và đau cơ. Vào ngày thứ 3 hay thứ 4 có nôn, ỉa chảy rồi nổi ban sẩn mụn nước ở màn hầu, chảy máu cam và xuất huyết tiêu hoá hay chảy máu trong có thể dẫn đến sốc (tỷ lệ tử vong tới 10%). Giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu. Chẩn đoán xác định bằng nuôi cấy virus và bằng phản ứng huyết thanh. Hiện đã có vaccin có hiệu lực.

SỐT DO VIRUS CHIKUNGUNYA: có ở châu Phi và Đông Nam Á, nhất là ở ấn Độ. Bệnh do muỗi truyền (Aedes aegypti). Sau thời gian ủ bệnh 3-12 ngày, bệnh khởi phát đột ngột, sốt và đau cơ làm bệnh nhân bất động. Bệnh giảm sau 1- 6 ngày rồi bị sốt lại và nổi ban dát sẩn; đôi khi có xuất huyết nhưng thường là nhẹ.

SỐT XUẤT HUYẾT ở CRƯM, TRUNG Á VÀ CÔNG GÔ: do một nairovirus được phân lập đầu tiên ở châu Phi. Bệnh được thấy ở các khu rừng tại Crưm, bán đảo Kersch và Astrakan; còn bệnh sốt Trung á được thấy ở Kazakstan và Uzbekistan. Bệnh do bọ truyền. Chẩn đoán xác định bằng nuôi cấy virus và chẩn đoán huyết thanh.

SỐT VÙNG THUNG LŨNG RIFT: bệnh do virus của loài bò, loài có móng guốc ở vùng Đông và vùng Nam châu Phi, do muỗi truyền sang người. Có sốt cao, đau khớp và đau cơ. Đôi khi có hội chứng xuất huyết (chảy máu cam, nôn ra máu, ỉa ra máu), hoại tử gan.

SỐT VÀNG: xem phần dưới.

Các sốt xuất huyết khác.

SỐT LASSA: do một arenavirus, được mô tả ở Nigieria năm 1969 và sau đó được thấy ở nhiều nước vùng Tây Phi. Virus kí sinh ở loài chuột nhỏ (Mastomys natalensis), nước tiểu chuột làm nhiễm vào thức ăn. Bệnh có thể thể được truyền từ người sang người do tiếp xúc với các dịch của cơ thể. Thời gian ủ bệnh trung bình là 10 ngày. Bệnh biểu hiện bằng sốt, sưng hạch, loét miệng-họng. Trong tuần thứ hai có sốt lại, nôn cùng các triệu chứng của sốc. Hội chứng xuất huyết, suy thân, co giât. Tỷ lê tử vong là 30-50%

SỐT XUẤT HUYẾT ở TRIỀU TIÊN (sốt xuất huyết có hội chứng thận, viêm ống thận-viêm thận xuất huyết, bệnh thận do virus muroid): bệnh có ở vùng Viễn Đông, Scandinavia và đôi khi ở Pháp do virus Hantaan (tên một con sống ở Triều Tiên, nơi đã phân lập được virus). Virus được truyền theo phân của các động vật gặm nhấm hoang dại. Bệnh được truyền theo đường hô hấp (hít phải các phần tử phân có virus). Bệnh tiến triển làm hai pha, một pha giả cúm có sốt, mặt đỏ, đau cơ, chấm xuất huyết ở da và xuất huyết (giảm tiểu cầu). Tiếp theo pha này là suy thận cấp có albumin niệu cao và đái ra máu. Thường thì đến ngày thứ 10 lại có nưổc tiểu. Có thể có các biến chứng thần kinh và phổi. Chẩn đoán huyết thanh bằng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, sử dụng các chủng có trong vùng.

Nhiều virus khác thuộc nhóm các Hantavirus cũng gây bệnh tương tự:

Virus Seoul gây thể sốt xuất huyết nhẹ ở Triều Tiên.

Virus Puumala gây “bệnh thận thành dịch” được thấy ở các nước Bắc Âu. Bệnh có sốt, xuất huyết kết mạc, chấm xuất huyết ở màn hầu và thân mình. Ngoài ra còn có thiểu niệu, protein niệu, đái máu và urê huyết cao. Khỏi bệnh sau vài tuần.

Hội chứng phổi do Hantavirus (vírus Sin Nombre): gặp ở Tây Nam Hoa Kỳ; có một pha giả cúm, tiếp theo là suy hô hấp kèm theo thỏ nhanh, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp và thiếu oxy máu. Nguồn dự trữ virus là một động vật gậm nhấm nhỏ (Peromycus maniculatus). Lây nhiễm do hít phải phân có virus. Chẩn đoán xác định bằng test PCR và phát hiện kháng thể IgM đặc hiệu.

SỐT XUẤT HUYẾT ACHENTINA VÀ BOLOVIA: do các arenavirus, virus Junin ở Achentina và virus Mapucho ở Bolivia. Các virus khác đã được xác định tại Brasil (Amapari, Sabia), Paraguay (Panara), Colombia (Pichinde), Venezuela (Guanarito) và Trinidad (Tacaribe).

Sốt xuất huyết do filovirus

Các virus sau đây có ở các loài khỉ châu Phi và có thể được truyền sang người.

Gây bệnh sốt xuất huyết có ỉa chảy, nổi ban ở da và đôi khi có các triệu chứng hô hấp.

VIRUS EBOLA: được phân lập năm 1962 ở Ethiopia; năm 1976 đã gây một số trường hợp sốt xuất huyết ở Zaire và ở Xu đăng; năm 1995 đã gây dịch ở Zaire làm 244 người chết và dịch ở Gabon làm 20 người chết. Các vụ dịch này được coi là do vệ sinh bệnh viện kém. Bệnh truyền từ người sang người bởi các dịch của cơ thể nhưng không phải là do tiếp xúc thông thường. Sau thời gian ủ bệnh từ 2 đến 21 ngày, bệnh khởi phát đột ngột, có sốt và hội chứng giả cúm, tiếp theo là nổi ban, xuất huyết, suy thận và suy gan.

VIRUS MARBURG: được phân lập năm 1967 ở Marburg từ các nhà nghiên cứu đã bị nhiễm khi tiếp xúc với khỉ nhập từ Uganda. Đã gây bệnh trên người ở Kenia, Zimbabue và Uganda.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận