Quai bị

Bệnh truyền nhiễm

Quai bị Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây viêm tuyến nước bọt, có khi cả tuyến sinh dục, tụy tạng và màng não.

Dễ thành dịch, lây theo đường hô hấp trực tiếp từ người bệnh sang người lành.

Thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên.

Lành tính, tự khỏi, thường gây miễn dịch vĩnh viễn.

DỊCH TẾ HỌC

Tác nhân gây bệnh :

Virus quai bị: thuộc Paramyxovirus.

Kháng nguyên :

+ Kháng nguyên V độc, ngưng kết hồng cầu ở vỏ + Kháng nguyên S hòa tan, ko độc, ko ngưng kết hồng cầu

Virus tồn tại lâu ngoài cơ thể

Nước bọt của người bệnh có thể chứa virus 6 ngày trước khi sưng và 2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai.

Có thể phân lập virus trong giai đoạn cấp của bệnh từ máu, nước bọt, dịch tụy, dịch não tủy, tinh dịch, sữa, nước tiểu của BN.

Nguồn bệnh:

Bệnh nhân thể viêm tuyến nước bọt điển hình.

Thể ẩn không triệu chứng lâm sàng.

Đường lây: Trực tiếp qua đường hô hấp, các giọt nước bọt khi nói chuyện..

Cơ thể cảm thụ:

Trẻ em 3 – 14 tuổi (5 – 9)

Thanh niên 18 – 20 tuổi.

Ít gặp < 2 tuổi và > 40 tuổi

Miễn dịch sau mắc bệnh khá bền vững.

Miễn dịch mẹ truyền cho con chỉ tồn tại 6 tháng

Tính chất dịch:

Khắp nơi trên thế giới

Đông dân cư, tập thể, trường học…

Đông xuân

SINH BỆNH HỌC

Virus > hô hấp, hạch lympho > nhân lên > máu lần 1 > Tuyến mang tai, sinh dục, màng não > máu lần 2 > tinh hoàn, tụy tạng, thần kinh, tim gan thân…

Gây viêm kẽ ống dẫn và quanh tuyến nước bọt, ít tổn thương mô tuyến

Viêm teo tụy ngoại tiết và nội tiết

Viêm kẽ thoái hóa ống dẫn tinh

Viêm thoái hóa ống dẫn trứng

Viêm màng não hiếm khi dính vào não.

LÂM SÀNG :

Thể thông thường (sưng tuyến nước bọt mang tai) :

Nung bệnh: 14 – 21 ngày

Yên lặng.

Ngày thứ 15, bài xuất virus ra ngoài, làm lây bệnh > khó dập dịch.

Khởi phát: 12 – 48 h

Đau vùng tai, trước lỗ tai > quanh lỗ tai

Đau làm khó há miệng, khó nói.

Sốt 39 – 39.5oC, hoặc cao hơn.

Mệt mỏi, nhức đầu, ăn ngủ kém

3 điểm đau gợi ý (Rillier và Barthez) viêm tuyến nước bọt mang tai :

+ Khớp thái dương hàm

+ Mỏm xương chũm + Góc dưới quai hàm.

Toàn phát: kéo dài 7 – 8 ngày

Sưng:

Đầu tiên sưng 1 bên, sau 1 – 2 ngày sang nốt bên kia.

  • sưng nhẹ không làm thay đổi khuôn mặt
  • sưng rõ rệt, ko thấy rãnh đường sau xương hàm.
  • sưng to, tuyến dưới hàm, tuyến mang tai, biến dạng cổ, có khi sưng cả tuyến dưới lưỡi làm lưỡi bị đẩy ra ngoài

Da chỗ sưng căng bóng, màu sắc bình thường

Ấn vào chỗ sưng có cảm giác đàn hồi, ko lõm xuống.

Lỗ ống Stenon trong má phù nề, đỏ tấy, ko mủ

Đau:

Đau toàn bộ tuyến, ko có điểm đau rõ rệt như viêm mủ.

3 điểm đau của Rillier và

Dấu hiệu đi kèm:

Sốt , trẻ nhỏ sốt nhẹ, thanh niên sốt cao.

Mệt mỏi, đau đầu dữ dội, chán ăn, chảy máu cam

Hạch góc hàm và trước tai sưng to,đau

Viêm họng đỏ.

Thời kỳ hồi phục: sau 1 tuần

Tuyến mang tai giảm đau, nhỏ dần.

Hết sốt.

Triệu chứng khác lui dần và hết.

Biến chứng (các biểu hiện ở nơi khác)

Viêm tinh hoàn:

Thanh thiếu niên sau tuổi dây thì, đã trưởng thành về sinh dục

Lâm sàng :

+ Toàn thân :

Sốt cao 39 – 40oC trở lại sau khi viêm tuyến mang tai dịu đi.

Mệt mỏi, nhức đầu, mê sảng, buồn nôn, nôn

+ Tại tinh hoàn :

sưng tinh hoàn:

Sau sưng tuyến mang tai 7-10 ngày

Có thể cùng lúc hoặc không kèm VTMT

sưng to gấp 2-3 lần bình thường

Đau nhói tinh hoàn, lan xuống đùi, hạ nang.

Da bìu to

Sờ nắn rất đau

Mào tinh và thừng tinh bình thường

Diễn biến:

+ Sau 7 – 10 ngày dịu dần.

+ Hết sốt, giảm sưng, kích thước bình thường.

+ Sau 2 – 6 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có teo ko.

Có thể nhồi máu phổi sau quai bị viêm tinh hoàn (tắc tĩnh mạch đám rối tiền liệt tuyến, đám rối tĩnh mạch vùng châu).

Viêm buồng trứng:

Chẩn đoán khó.

Phụ nữ quá tuổi dây thì.

Sốt.

Đau 2 bên hố châu.

Nổi cục di động 2 bên hố châu.

Rong huyết.

Ít di chứng và biến chứng.

Viêm tụy:

Xảy ra ở tuần thứ 2 khi VTMT đã dịu đi.

Lâm sàng:

+ Sốt trở lại thất thường + Đau bụng thượng vị + Nôn, đầy bụng, ỉa lỏng, chán ăn

Xét nghiệm:

+ Amylase máu, nước tiểu tăng rất cao.

+ Đường huyết tăng cao, có thể đường niệu

Khỏi sau 1 – 2 tuần, có thể tạo nang giả

Ít khi sốc hoặc di chứng.

Hệ thần kinh:

Viêm màng não do quai bị:

Xuất hiện ngày thứ 3 – 10 sau VTMT.

Lâm sàng:

+ Sốt cao đột ngột, có thể co giật ở trẻ nhỏ + HCMN ( + )

+ Trẻ nhỏ thóp phồng, nôn.

Xét nghiệm: Viêm màng não nước trong tăng Lymphocyte

Nếu không kèm não viêm thì lành tính.

Viêm não do quai bỉ:

Sau VTMT 1 – 2 tuần

Sốt cao đột ngột

Rét run, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ, mê hoảng

Rối loạn tri giác: bán mê, mê

Rối loạn thần kinh :

+ Co giật

+ Liệt chi, dây sọ…

Tiên lượng nặng: khỏi để lại di chứng tâm thần, vân động: rối loạn hành vi, động kinh, liệt…

Một số biểu hiện khác:

Viêm tuyến lệ, tuyến giáp, tuyến vú

Biểu hiện ở mắt: Giác mạc, mống mắt, kết mạc, võng mạc…

Tim: Viêm cơ tim thoáng qua (điện tâm đồ: ST chênh xuống, RL tái cực, RL dẫn truyền nhĩ thất)

Viêm thanh khí phế quản, viêm phổi

Xuất huyết giảm tiểu cầu

Viêm đa khớp

Cận lâm sàng:

CTM: BC bt, cố thể tăng trong viêm tinh hoàn

Amylase máu tăng

Lipase tăng

Đường máu, đường niệu tăng

Dịch não tủy: Viêm màng não nước trong tăng Lymphocyte

Xét nghiệm đặc hiệu:

Phân lâp virus : nuôi cấy tế bào phôi gà, tb Hella, tiêm truyền súc vật

Phản ứng huyết thanh (tìm kháng thể)

+ ELISA

+ MD huỳnh quang + PƯ cố định bổ thể.

Chẩn đoán:

Chẩn đoán xác định: dựa vào

Lâm sàng.

Xét nghiệm:

+ Men Amylase tăng.

+ Phân lâp virus.

+ Huyết thanh chẩn đoán.

Chẩn đoán phân biệt:

VTMT:

Virus khác

Viêm mủ tuyến mang tai do tụ cầu, liên cầu

Răng khôn, sỏi

Hạch gốc hàm

U tuyến MT, viêm mô tế bào

sưng tinh hoàn:

Viêm mủ.

Lao tinh hoàn: sưng đầu mào tinh, thừng tinh cố chuỗi hạt như tràng hạt.

Ung thư tinh hoàn: ở người già, không sốt, diễn biến từ từ, tinh hoàn rất cứng.

sưng tuyến dưới hàm: phân biệt với Lymphoma

Viêm màng não quai bị: phân biệt với các Viêm màng não nước trong (Lao, Viêm màng não mủ mất đầu…)

Điều trị:

sưng tuyến nước bọt mang tai

Cách ly ít nhất 2 tuần

Nghỉ ngơi

An thần, giảm đau, hạ sốt, chườm nóng….

Ăn lỏng (vì viêm tụy)

Vệ sinh răng miệng (nước muối, a.boric 5%)

Đông y: đâu xanh trộn dấm đắp vào.

Viêm tinh hoàn:

Mặc quần lót chặt.

Chườm nóng.

Corticoid: Prednisolon 60mg x 3 -5 ngày.

An thần, giảm đau Analgin, aspirin 1 – 2 g/ngày.

Viêm màng não:

Manitol làm giảm ALNS.

Nghỉ tuyệt đối.

Giảm đau, chống viêm AINS.

Corticoid truyền TM.

Viêm tụy

Giảm đau Salicylic

Ăn nhẹ

Chườm nóng thượng vị

Phòng bệnh:

Cách ly ít nhất 2 tuần. Người tiếp xúc BN phải đeo khẩu trang.

Vaccin:

Chỉ định:

+ Trẻ >12 tháng + Dậy thì, thanh niên

Chống chỉ định:

+ Trẻ <12 tháng + Phụ nữ có thai

+ Đang sốt, xạ trị, Leucemia, lymphoma…

Tác dụng phụ: Sốt, phát ban, hiếm có biểu hiện thần kinh

Tiêm:

+ Vaccin sống giảm hoạt.

+ Tiêm dưới da 0,5 ml.

Huyết thanh tâng cường miễn dịch:

Trường hợp tiếp xúc nguồn lây ở PN có thai, thanh thiếu niên chưa có miễn dịch

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận