Phác đồ điều trị Bệnh HIV/AIDS

Bệnh truyền nhiễm

Chẩn đoán và phân giai đoạn nhiễm HIV ở người lớn

  1. Chẩn đoán nhiễm HIV

Nhiễm HIV ở người lớn được chẩn đoán trên cơ sở xét nghiệm kháng thể HIV. Một người được xác định là nhiễm HIV khi có mẫu huyết thanh dương tính cả ba lần xét nghiệm kháng thể HIV bằng ba lọai sinh phẩm khác nhau với nguyên lý phản ứng và phương pháp chuẩn bị kháng nguyên khác nhau ( theo quy định của bộ y tế )

  1. Chẩn đoán AIDS

  • Lâm sàng : nhiễm HIV giai đoạn IV ( xem Phụ lục 1 )
  • Và / hoặc xét nghiệm : HIV ( + ) có CD4 khoảng 200 tế bào /μL hoặc

tổng số lympho khoảng 1200 tế bào /μL ( nếu không có điều kiện xét nghiệm CD4)

Điều trị

  1. Người nhiễm HIV chưa có triệu chứng

Thăm khám , tư vấn theo lịch 3 – 6 tháng một lần

  1. Người nhiễm HIV có triệu chứng

Thăm khám đánh giá giai đoạn nhiễm HIV , tư vấn , điều trị nhiễm trùng cơ hội , điều trị ARV

  • Điều trị ARV
    • Tiêu chuẩn điều trị ARV
  • Người nhiễm HIV có số lượng tế bào TCD4 ≤ 350 tế bào / mm3không phụ thuộc giai đoạn lâm sàng hoặc
  • Người nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng ở giai đoạn tiến triển và giai đoạn nặng , không phụ thuộc số lượng tế bào TCD4
    • Phác đồ điều trị Phác đồ chính

TDF + 3TC + EFV

hoặc

TDF + 3TC + NVP

Chỉ định : Sự dụng một trong hai phác đồ này cho tất cả các người bệnh bắt đầu điều trị ARV

Đối với phác đồ của TDF + 3TC + EFV : thuốc 3TC sử dụng với liều 300mg một lần ngày

Phác đồ thay thế

AZT + 3TC + EFV

hoặc

AZT + 3TC + NVP

Chỉ định : Sử dụng một trong hai phác đồ này khi người bệnh có chống chỉ định với TDF

Chú thích :

+ TDF : Tenofovir 300mg 1v/ngày

+ 3TC : Lamivudin 150mg 1v x 2 lần/ngày

+ EFV : Effarienz 600mg 1lần/ngày ( uống tối )

+ NVP : Nevirapine 200mg 1v trong 2 tuần đầu sau đó tăng 1v x 2 lần/ngày

+ AZT : Lamivudin + Zidovudine 300mg 1v x 2 lần/ngày

  • Điều trị nhiễm trùng cơ hội
Tác nhân Phác đồ Thuốc ưu tiên Phác đồ Thuốc thay thế
1.Vi khuẩn
Campylobacter jejuni Erythromycin 2g/ngày chia làm 4 lần, uống trong 5 ngày Ciprofloxacin 1g/ngày chia 2 lần dùng trong 5 ngày hoặc Norfloxacin 800 mg/ngày, chia 2 lần uống dùng trong 5 ngày
Clamydia trachomatis Erythromycin 2g/ngày chia làm 4 lần, uống trong 7 ngày hoặc Ofloxacin 300 mg uống 2 lần 1 ngày, dùng trong ngày Doxycyclin 200mg/ngày chi 2 lần dùng trong 7 ngày
Mycobacterium tuberculosis INH 5 mg/kgRifampicin 10 mg/kgEthambutol 15-20 mg/kg

Pyrazinamid 20-30 mg/kg

Mycobacterium avium complex ( MAC ) Clarithromycin 1g/ngày chia 2 lần, kết hợp với Ethambutol 15 mg/kg/ngày Rifaputin 300 mg/ngày kết hợp với Ethambutol 15 mg/kg/ngày
 

Salmonella

Ciprofloxacin 1g/ngày chia 2 lần uống trong 7 đến 14 ngày Nếu phân lập chủng nhạy với ampicillin hoặc cotrimoxazol: thí dùng ampicillin 2g/ngày chia 2 lần hoặc cotrimoxazol viên 480 mg ngày uống 4 viên
2. Nhiễm trùng do nấm
Aspergillus (nhiễm nấm phổi) Amphotericin B 0,8 mg/kg/ngày tiêm tỉnh mạch cho đến khi đáp ứng Itraconazol 200 mg/ngày chia 2 lần uống
Candida albicans họng Fluconazol 100 mg/ngàydùng trong 10 –14 ngày Itraconazol 200 mg/ngày chia 2lần uống dùng 10 đến 14 ngày
 

Cryptococcus neoformans (viêm màng não)

Amphotericin B 0,7 mg/kg/ngày tiêm tỉnh mạch trong 10-14 ngày. Rồi sau đó dùng Fluconazol 400 mg uống 2 lần 1 ngày trong 2 ngày. Sau đó giảm xuống 400 mg/ngày dùng trong 10-14 tuần. Fluconazol 400 mg/ngày uống trong 10-14 tuần rồi điều trị duy trì 200 mg/ngày kết hợp với Flucytosin 100 mg/kg/ngày
 

Histoplasma capsulatum

Amphotericin B 0,8 mg/kg/ngày tiêm tỉnh mạch trong 10-14 ngày, sau đó dùng Intraconazol 400 mg/ngày dùng trong 3 ngày, rồi giảm xuống 200 mg/ngày Itraconazol 300 mg uống 2 lần trong ngày dùng trong 3 ngày sau đó giảm xuống 100 mg/ngày
Penicillium marneffei Amphotericin B 0,7 –1 mg/kg/ ngày tiêm tỉnh mạch trong 10-14 ngày, rồi dùng Intraconazol 400 mg/ngày uống trong 4 tuần, sau đó duy trì 200 mg/ngày. Itraconazol 300 mg uống 2 lần trong ngày dùng trong 3 ngày.Sau đó 400 mg/ngày dùng trong 12 tuần.

 

3.Nhiễm ký sinh trùng
Trichomonas vaginalis Metronidazol 2g uống 1 liều duy nhất Metronidazol 0,5 g uống 2 lần trong ngày trong 7 ngày
 

 

 

 

Pneumocystis carinii (PCP)

 

 

Sulfamethoxazol 75 mg/kg/ngày kết hợp với Trimethoprim 15 mg/kg/ngày chia 3 lần uống trong 3-4 tuần

Trimethoprim 5 mg/kg/ngày kết hợp với dapson 100 mg/ngày dùng trong 21 ngày hoặc pentamidin 4mg/kg/ngày tiêm tỉnh mạch trong 21 ngày hoặc clindamycin 600 mg tiêm tỉnh mạch hoặc 300 mg uống cách nhau 8 giờ một lần, kết hợp với uống primaquin 15 mg/ngày dùng trong 21 ngày
Izopora belli Cotrimoxazol ( viên 480 mg ) ngày uống 4 viên, chia làm 4 lần uống trong 10 ngày sau đó uống 2 viên trong ngày uống trong 3tuần Pyrimethamin 75 mg/ngày kết hợp với axit folinic 5-10 mg/ngày uống trong 3 tuần
 

 

 

Toxoplasma gondii

 

 

Pyrimetamin 50 mg/ngày kết hợp với sulfadiazin 1g/ngày dùng trong 8 tuần

Pyrimethamin 50 mg/ngày kết hợp axit folinic 10-20 mg/ngày và clindamycin 2g/ngày dùng trong 8 tuần hoặc Sulfamethoxazol 800 mgTrimrthoprim 160 mgngày 4 viên uống trong 8 tuần. Sau đó duy trì mỗi ngày 1 viên
4.Nhiễm vi rut
 

Zona

Acyclovir 30 mg/ngày tiêm tỉnh mạch hoặc 800 mg uống 5 lần/ ngày trong 10 ngày hoặc famciclovir 500 mg uống 3 lần trong ngày hoặc Valacyclvir 1 g uống 3 lần trong ngày trong 7-10 ngày Famciclovir 250 mguống 3 lần/ngày trong 7- 10 ngày hoặc Foscanet 40 mg/kg truyền tỉnh mạch cách 8 giờ trong 21 ngày
Cytomegalovirus (CMV) Foscanet 60 mg/kg truyền tỉnh mạch, cách nhau 8 giờ 1 lần, dùng trong 14-21 ngày hoặc gancyclovir 5mg/kg truyền 2 lần/ngày dùng trong 14-21 ngày

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận