Nhiễm trùng huyết do Salmonella – nhiễm trùng cơ hội

Bệnh truyền nhiễm

Nhiễm các Salmonella không thương hàn, vốn chỉ gây viêm ruột ở người khỏe mạnh, có thể gây nhiễm trùng huyết nặng ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch (Jacobs 1985). Nguồn bệnh quan trọng nhất là thức ăn nhiễm khuẩn, đặc biệt là gia cầm. Nhiễm trùng huyết Salmonella không thương hàn, tái phát được coi là bệnh chỉ điểm AIDS. Ở Trung Âu, nhiễm trùng huyết Salmonella rất hiếm ở bệnh nhân HIV, và chỉ chiếm <1% số ca AIDS. Trong nhóm thuần tập từ Thụy Sỹ với trên 9000 bệnh nhân, chỉ 22 ca nhiễm salmonella tái phát được ghi nhận trong 9 năm (Burkhardt 1999). Ở Nam Âu hoặc châu Phi, salmonella hay gặp hơn. Ở một số vùng, salmonella là mầm bệnh hay gặp nhất thu được khi cấy máu ở bệnh nhân HIV. Ngoài nhiễm trùng huyết, các nhiễm trùng không điển hình như viêm tủy xương, tràn mủ màng phổi, apxe phổi, viêm bể thận hoặc viêm màng não cũng đã được mô tả (Albrecht 1992, Nadelman 1985).

Dấu hiệu, triệu chứng và chẩn đoán

Bệnh nhân thường rất nặng. Sốt cao, rét run là các biểu hiện thường gặp. Có thể không có biểu hiện ỉa chảy. Nếu điều trị chậm, sẽ có nguy cơ sốc nhiễm khuẩn.

Cấy máu thường phân lập được các chủng Salmonella gây viêm ruột như S. enteritidis S. typhimurium. Các chủng gây thương hàn hoặc phó thương hàn như S. typhi S. paratyphi đều hiếm gặp.

Điều trị

Ciprofloxacin là thuốc ưu tiên (Jacobson 1989). Mặc dù đường uống cũng khá tốt, chúng tôi vẫn ưu tiên dùng thuốc đường truyền. Các cephalosporin như cefotaxime hay ceftriaxone cũng có hiệu quả. Ngược lại, kháng co-trimoxazole và ampicillin ngày càng tăng. Điều trị ciprofloxacin hoặc ceftriaxone trong 1 tuần thường là đủ. Điều trị duy trì cần kéo dài 6-8 tháng và không nên dừng quá sớm (Hung 2001). Tuy nhiên, điều trị dự phòng thứ phát cả đời như trước đây (Nelson 1992) là không cần thiết nữa.

Dự phòng

Không khuyến cáo điều trị dự phòng bằng thuốc. Tuy nhiên cần lưu ý bệnh nhân về vệ sinh thực phẩm.

Điều trị dự phòng nhiễm trùng huyết do Salmonella (liều hàng ngày)
Cấp   7-14 ngày
Ưu tiên Ciprofloxacin Ciprofloxacin 1 chai 200 mg i.v. ngày 2 lần
Thay thế Ceftriaxone Ceftriaxone 1 chai 2 g i.v. mỗi ngày
Dự phòng    
  Phòng tái phát Ciprofloxacin 1 viên 500 mg ngày 2 lần (6-

8 tháng)

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận