Nhiễm Listeria (tăng bạch cầu đơn nhân do listeria)

Bệnh truyền nhiễm

Tên khác: tăng bạch cầu đơn nhân do listeria.

Định nghĩa

Bệnh do nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes với những biểu hiện lâm sàng đa dạng.

Căn nguyên

Vi khuẩn gây bệnh là trực khuẩn nhỏ, Gram âm, hiếu khí, có nhiều trong môi trường, gây nhiễm ở người và nhiều loài động vật (loài có vú, chim). Truyền qua thức ăn bị nhiễm, nhất là sữa và sản phẩm từ sữa (đặc biệt là cùi pho mát mềm), thịt băm, thịt sống (lưỡi, thịt lợn rán), rau quả bị nhiễm phân trâu bò, hải sản. Vi khuẩn có thể sinh sản ở nhiệt độ trong tủ lạnh (+4° đến +5°). Có thể truyền trực tiếp qua đường da, niêm mạc ở những người chăn nuôi và thú y. Có thể thấy kháng thể đặc hiệu ở 50-60% người trưởng thành và người ta cho rằng 5% số dân là người lành mang vi khuẩn. Trong thời kỳ thai nghén, đái đường, mắc bệnh về máu, sơ gan, suy giảm miễn dịch, điều trị bằng corticoid hay thuốc làm giảm miễn dịch là tăng các thể nặng.

Giải phẫu bệnh lý

Tổn thương điển hình là “u lister” có phần trung tâm bị hoại tử và có một vòng đai mô bào (histiocyte) bao quanh.

Triệu chứng

THỂ LÀNH: sốt kiểu cúm, đôi khi có hội chứng màng não, dịch não tuỷ trong.

THỂ HẠCH CỔ (tăng bạch cầu đơn nhân do listeria): đau họng, có vi khuẩn ở hạnh nhân hầu (a mi đan), sưng hạch địa phương, tăng lympho và đơn nhân trong máu.

THỂ HẠCH-MẮT: viêm kết mạc, sưng nhiều hạch, không tăng bạch cầu đơn nhân trong máu.

THỂ VIÊM NÃO-MÀNG NÃO: thể nặng, gặp ở người bị suy giảm miễn dịch, ung thư hay xơ gan. Khởi phát kín đáo, suy nhược, rối loạn hành vi, sau đó có hội chứng màng não và các dấu hiệu thần kinh khu trú.

THỂ TIM: viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp (xem bệnh này).

THỂ NHIỄM KHUẨN HUYẾT (sốt thương hàn do listeria): chủ yếu gặp ở người bị suy giảm miễn dịch, bị ung thư, mắc bệnh gan hay xơ gan.

PHỤ Nữ CÓ THAI: bệnh hay xảy ra vào 3 tháng cuối, có sốt giả cúm. Có nguy cơ sẩy thai, đẻ non, đẻ thai chết hay trẻ sơ sinh bị nhiễm (listeria ở sơ sinh). Chẩn đoán xác định bằng cấy máu vào 3 tháng cuối cho kết quả dương tính

THỂ Ở TRẺ Sơ SINH: thể nhiễm khuẩn huyết, có hay không có tổn thương màng não.

Nhiễm qua nhau thai (granulomatosis infantiseptica): trẻ có thể bị đẻ non. Bị nặng lúc ra đời và có thể có rối loạn tim mạch, tiêu hoá, vàng da có gan lách to, u hạt ở hầu họng, ở da và các cơ quan khác. Vi khuẩn có trong phân su. Tỷ lệ tử vong từ 10 đến 50%.

Nhiễm khuẩn trong lúc đẻ: có thể bị nhiễm sóm, trước ngày thứ 7; biểu hiện bằng nhiễm khuẩn huyết, tổn thương da và nhiều ổ apxe. Có thể xuất hiện muộn và biểu hiện bằng viêm màng não 1-4 tuần sau khi ra đòi.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Người lớn: cấy dịch não tuỷ, máu hay bệnh phẩm lấy ở chỗ tổn thương. Phản ứng huyết thanh cho kêt quả khác nhau. Phản ứng ngưng kết huyết thanh được thực hiện trên 2 mẫu lấy cách nhau 3 tuần; chẩn đoán xác định nếu có đảo ngược hay có kết quả cao hơn 1/160. Có thể chẩn đoán bằng PCR.

Phụ nữ có mang: cấy máu, cấy dịch lấy từ cổ tử cung và phân trong 3 tháng cuối (cẩn thận: 5% số phụ nữ lành có Listeria trong phân); đôi khi cấy nước ối, mô phôi thai và nhau thai.

Trẻ sơ sinh: xét nghiệm máu trong dây rốn, phân su, dịch não tuỷ, dịch dạ dày, dịch rỉ viêm ở chỗ tổn thương da.

Tiên lượng: tỷ lệ tử vong chung là khoảng 30%. Tiên lượng rất dè dặt ở trẻ sơ sinh và người lớn bị suy giảm miễn dịch, đặc biệt là người bị AIDS và điều trị ung thư bằng hoá trị liệu. Phụ nữ có thai, người nghiện ma tuý, bệnh nhân đái tháo đường và người già là những người có nguy cơ.

Điều trị

Người lớn: benzylpenicillin 320.000-480.000 đơn vị/kg/ngày theo đường tĩnh mạch trong 2-3 tuần hoặc ampicillin (200 mg/kg/ngày theo đường tĩnh mạch) và gentamicin theo đường bắp thịt (3mg/kg/ngày).

Phụ nữ có thai: trong trường hợp có dịch hay có sốt không rõ nguyên nhân nên dùng ampicillin (100 mg/kg/ngày chia làm 6 lần, dùng trong 14 ngày) hoặc amoxicillin (3g/ngày theo đường uống). Nếu bị dị ứng với penicillin thì kết hợp Sulfamethoxazol và trimethoprim hay erythromcin.

Trẻ sơ sinh: benzylpenicillin (300.000 đơn vị/kg/ngày) theo đường tĩnh mạch hay ampicillin 100-200 mg/kg/ngày, chia làm 6 lần, dùng trong 2 tuần).

Phòng bệnh

Tránh dùng thức ăn có thể bị nhiễm (sản phẩm từ sữa không được khử trùng, rau sống tiếp xúc với phân trâu bò).

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận