Hội chứng lâm sàng nhiễm HIV thường gặp ở trẻ

Bệnh truyền nhiễm

Trẻ nhiễm HIV thường nhập viện với nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau. Trong chăm sóc và điều trị cần có các tiếp cận và xử trí theo nhóm các hội chứng.

1.  Hội chứng nhiễm trùng hô hấp

1.1  Nguyên nhân

  • Nguyên nhân hay gặp: Viêm phổi do vi khuẩn, PCP, lao phổi tiên phát, viêm phổi kẽ thâm nhiễm lympho, viêm phổi.
  • Nguyên nhân khác: bệnh do nấm, các nguyên nhân không nhiễm trùng.
  • Những điểm lưu ý khi hỏi và khám bệnh (cần viết theo bố cục thông thường: hỏi bệnh, khám bệnh…):

1.2  Hỏi bệnh

  • Khởi phát cấp tính, bán cấp.
  • Ho khan hay ho có đờm.
  • Dấu hiệu đi kèm: sốt,…
  • Tiền sử lao của bản thân và trong gia đình.

1.3  Khám lâm sàng

  • Tình trạng suy hô hấp: khó thở, tím tái.
  • Các biểu hiện toàn thân: sốt, sụt cân, phát ban, sưng hạch, ngón tay dùi trống,…
  • Khám hô hấp: rale, dấu tràn dịch màng phổi,…
  • Dấu hiệu khác: phát triển tinh thần, thể chất, biểu hiện suy giảm miễn dịch: nấm họng, suy kiệt,…

1.4  Xét nghiệm chẩn đoán: dựa trên các triệu chứng lâm sàng và bệnh sử

  • Xét nghiệm cơ bản, tế bào
  • X-quang phổi, soi đờm tìm AFB; soi cấy đờm tìm các vi khuẩn khác.
  • Cấy máu nếu bệnh nhi có sốt.
  • Chọc dò màng phổi nếu có tràn dịch màng phổi: Xét nghiệm dịch màng phổi
  • Chẩn đoán tế bào bằng chọc hút kim nhỏ tổ chức hạch nếu có hạch to
  • Nếu có điều kiện: chụp cắt lớp phổi.

1.5  Xử trí tuỳ nguyên nhân xác định được

Xem phần Chẩn đoán và điều trị các bệnh Nhiễm trùng cơ hội.

*  Kết quả X quang phổi:

  • Bình thường: viêm đường hô hấp trên do siêu vi;
  • Viêm phổi do vi trùng: tổn thương dạng viêm phổi thùy hay viêm phổi đốm.
  • PCP: thâm nhiễm mô kẽ 2 bên;
  • Lao: hạch rốn phổi hay hạch quang phế quản + thâm nhiễm phổi;
  • LIP: Thâm nhiễm dạng lưới hạt 2 bên;
  • Trẻ chưa có điều trị phòng ngừa PCP khi có khó thở và có tổn thương trên X-quang cần điều trị như viêm phổi do PCP;
  • Nếu có tổn thương nghi ngờ LIP dùng Prednisolone 1-2mg/kg/ngày x 21 ngày.

2.  Tiêu chảy kéo dài

2.1  Định nghĩa:

Tiêu chảy mạn tính được xác định khi bệnh nhân đi phân lỏng hoặc nát trên 3 lần một ngày, kéo dài trên 14 ngày.

2.2  Hỏi bệnh sử

  • Số lần đi ngoài mỗi ngày, tính chất phân.
  • Các triệu chứng kèm theo: sốt, đau bụng, vị trí và tính chất đau.
  • Tiền sử dinh dưỡng của trẻ.
  • Tiền sử lao và các bệnh truyền nhiễm khác trong gia đình.

2.3  Thăm khám lâm sàng

Đánh giá toàn trạng, tình trạng mất nước, dinh dưỡng.

2.4  Đánh giá tình trạng phát triển

  • Các biểu hiện toàn thân: sốt, nổi hạch; thăm khám các cơ quan hô hấp và tuần hoàn.
  • Thăm khám bụng: phát hiện đau, tràn dịch màng bụng, gan lách to, hạch ổ bụng.
  • Nếu không ảnh hưởng đến tăng trưởng: điều trị bù nước duy trì, dinh dưỡng. Có thể tiêu chảy do HIV sẽ cải thiện sau khi điều trị

2.5  Các xét nghiệm và thăm dò

  • Soi phân tìm hồng cầu và bạch cầu (tiêu chảy xâm nhập); soi tìm ký sinh đơn bào thông thường (amip, giardia), ấu trùng giun lươn, giun móc, các loại trứng giun; soi phân phương pháp tập trung formalin-ether và nhuộm kiềm toan cải tiến để tìm cryptosporidium, nhuộm ba màu để tìm microsporidium và isospora; soi tìm AFB (lao và MAC), nếu có điều kiện.
  • Cấy máu nếu bệnh nhân có sốt, nghi tiêu chảy kèm nhiễm trùng huyết do vi khuẩn.
  • Chụp X-quang phổi, xét nghiệm đờm nếu có biểu hiện hô hấp hoặc nghi
  • Siêu âm ổ bụng nếu có thể thực hiện được, xác định gan lách to, hạch to, dịch màng bụng.
    • Căn nguyên và điều trị: Xem phần Nhiễm trùng cơ hội và các bệnh lý liên quan HIV.

3.  Sốt kéo dài

3.1. Định nghĩa: Sốt kéo dài được xác định khi sốt trên 3705 kéo dài trên 14 ngày.

3.2  Các căn nguyên thường gặp gây sốt kéo dài

  • Trẻ em có thể mắc các bệnh gây sốt kéo dài ở trẻ em, các bệnh dịch, nhiễm khuẩn nặng, hoặc Nhiễm trùng cơ hội hoặc bệnh lý khối u và/hoặc sốt do chính HIV.
  • Trong nhiều trường hợp sốt thường đi kèm các các biểu hiện hô hấp, thần kinh,…
  • Các căn nguyên hay gặp trong nhiễm HIV và suy giảm miễn dịch:

+ Lao, MAC, bệnh do nấm candida, penicillium, viêm màng não và nhiễm nấm huyết do cryptococcus, nhiễm trùng huyết do salmonella và các vi khuẩn khác, bệnh do CMV,…;

+ Bệnh ác tính liên quan tới HIV: u lymphô;

+ Sốt do bản thân HIV, sốt rét;

+ Phản ứng với các thuốc: dị ứng CTX, NVP, ABC,…

3.3  Hỏi tiền sử, bệnh sử

  • Thời gian bị bệnh, đặc điểm khởi phát (cấp tính hoặc bán cấp).
  • Các triệu chứng từ các cơ quan: đau đầu, tiêu chảy, ho, phát ban,…
  • Các thuốc đã sử dụng: CTX, ARV, các thuốc khác.
  • Tiền sử mắc các bệnh Nhiễm trùng cơ hội và các bệnh lý khác liên quan tới HIV (khả năng tái phát của các Nhiễm trùng cơ hội nếu không được điều trị dự phòng thứ phát hoặc không được điều trị ARV).
  • Tiền sử dị ứng thuốc và các bệnh lý khác.
  • Tiền sử gia đình: tiền sử lao/ho và các bệnh truyền nhiễm khác.

3.4  Khám lâm sàng

  • Thăm khám tất cả các cơ quan và bộ phận, tập trung vào những cơ quan có biểu hiện bệnh.
  • Nếu trẻ có tỷ lệ CD4 thấp cần chú ý khám mắt (soi đáy mắt) để tìm tổn thương của CMV, Toxoplasma và cấy máu tìm nguyên nhân nấm, vi khuẩn.

3.5  Xem các căn nguyên gây Nhiễm trùng cơ hội, xét nghiệm và thăm dò xác định chẩn đoán, và điều trị tại phần các bệnh Nhiễm trùng cơ hội.

căn nguyên gây Nhiễm trùng cơ hội

4.  Còi cọc và chậm phát triển thể chất

4.1  Định nghĩa

  • Mức độ trung bình: trọng lượng 60-80% trọng lượng bình thường tương ứng với tuổi/chiều
  • Mức độ nặng: trọng lượng ≤ 60% trọng lượng trung bình tương ứng với tuổi/chiều cao, hoặc 60-80% trọng lượng bình thường và có phù kèm

4.2  Khám lâm sàng

  • Đo cân nặng và chiều cao xác định mức độ.
  • Bệnh sử: Mức độ sụt cân, các triệu chứng của nhiễm trùng kín, tiền sử tiêu chảy hoặc nôn, tiền sử ăn uống của trẻ.
  • Đánh giá vấn đề nuôi dưỡng hiện tại, xác định vấn đề chưa hợp lý nếu có.
  • Thăm khám đầy đủ, phát hiện và điều trị các nguyên nhân thường gặp: nhiễm trùng tái phát hoặc nhiễm trùng kín, nhiễm nấm Candida miệng hoặc thực quản, hoặc nhiễm trùng tại họng miệng khác, hấp thu kém và tiêu chảy, nôn, nhiễm HIV mạn tính, lao hoặc MAC màng bụng, cung cấp thiếu thực phẩm/năng lượng,…

4.3  Điều trị

  • Hỗ trợ ban đầu: bù nước nếu có mất nước và hỗ trợ dinh dưỡng.
  • Bắt đầu đánh giá điều trị ARV nếu trẻ đủ tiêu chuẩn điều trị.
  • Nếu do không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng:

+ Xác định qua hỏi bệnh sử xác định lượng dinh dưỡng được cung cấp cho trẻ;

+ Thử cho trẻ ăn với chế độ ăn có nhiều năng lượng và bổ sung vitamin trong 7 ngày: Nếu cải thiện, tiếp tục điều trị kết hợp theo dõi sát; nếu không cải thiện, xét nghiệm tìm nguyên nhân nhiễm trùng mãn tính hay suy mòn do nhiễm HIV.

  • Nếu do nấm hay loét miệng:

+ Đau, kém ăn, lở miệng, nấm miệng;

+ Điều trị nấm hoặc HSV (nếu có loét): Nếu cải thiện, tiếp tục điều trị kết hợp theo dõi sát; nếu không cải thiện xét nghiệm: tìm nguyên nhân nhiễm trùng mãn tính hay suy mòn do nhiễm HIV.

  • Nếu do nguyên nhân nhiễm trùng mãn tính:

+ Tiền sử sốt hoặc tiêu chảy?

+ Làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng mãn tính: công thức máu và công thức bạch cầu, albumin, cấy máu, chụp phổi, loại trừ lao, xét nghiệm phân tìm vi khuẩn, trứng và ký sinh trùng. Đánh giá như bệnh nhi có sốt, tiêu chảy. Siêu âm ổ bụng có thể phát hiện gan, lách, hạch to. Điều trị khi tìm được tác nhân. Nếu không tìm được tác nhân:

+ Cân nhắc nhập viện để hỗ trợ dinh dưỡng;

+ Cân nhắc điều trị ARV nếu đạt tiêu chuẩn chỉ định điều trị.

5.  Thần kinh

5.1  Hỏi bệnh

  • Tiền căn sốt cao co giật.
  • Bệnh sử chấn thương đầu.
  • Co giật: Thời gian, toàn thân hay khu trú, có kèm sốt hay không.

5.2  Thăm khám lâm sàng

  • Đánh giá tri giác.
  • Phát hiện co giật.
  • Phát hiện dấu hiệu màng não.
  • Phát hiện triệu chứng thần kinh khu trú: Liệt nửa người, liệt mặt,…
  • Đánh giá trương lực cơ.

5.3  Xét nghiệm

  • Chọc dò tủy sống.
  • Chẩn đoán hình ảnh: chụp cắt lớp não, cộng hưởng từ não (nếu có điều kiện).

5.4  Chẩn đoán nguyên nhân

  • Viêm màng não
  • Sốt, đau đầu, thóp phồng, co giật, hôn mê.
  • Chọc dò dịch não tủy: xét nghiệm sinh hóa tế bào; soi cấy tìm vi khuẩn.
  • Cấy máu.
  • Viêm màng não do nấm Cryptococcus
  • Thường gặp ở trẻ lớn.
  • Sốt nhẹ, đau đầu kéo dài, cổ cứng, nhức mắt, nhìn mờ.
  • Chọc dò dịch não tủy: nhuộm mực tàu soi tìm nấm, cấy nấm.
  • Lao màng não
  • Sốt kéo dài > 7 ngày, đau đầu, dấu thần kinh định vị.
  • Dịch não tủy: đường thấp, tế bào đa số đơn nhân.
  • Xét nghiệm tầm soát lao: IDR, X quang phổi.
  • Viêm não do Toxopasma, viêm não do CMV (xem bài Điều trị các bệnh Nhiễm trùng cơ hội).
  • Bệnh não do HIV
  • Khi loại trừ các nguyên nhân trên, cần làm chẩn đoán hình ảnh (CT scanner não) phát hiện teo não; hình ảnh bệnh lý não do HIV.

5.5  Xử trí

Xử trí chung

  • Chống co giật.
  • Chống phù não (nếu có).
  • Chăm sóc hôn mê (nếu có).

Xử trí theo nguyên nhân

  • Viêm màng não: Điều trị kháng sinh nếu chưa loại trừ viêm màng não vi trùng.
  • Viêm màng não do nấm Cryptococcus: Điều trị Amphotericin B,
  • Lao màng não: Điều trị theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lao của Bộ Y tế.
  • Viêm não do Toxopasma, viêm não do CMV (xem bài Điều trị các bệnh Nhiễm trùng cơ hội).
  • Bệnh não do HIV:

+ Xem xét điều trị ARV: chọn lựa phác đồ có AZT hay d4T vì ngấm vào não tốt.

6.  Thiếu máu

  • Nói chung, trẻ gọi là thiếu máu khi Hb < 8 g/dl. Riêng trẻ dưới 6 tuổi, gọi là thiếu máu khi Hb < 9,3g/dl (Hct < 27%).
  • Thiếu máu nặng ở mọi lứa tuổi trẻ em: Hb ≤ 4g/dl (Hct ≤ 12%).

6.1  Đánh giá

  • Khám lâm sàng: mức độ thiếu máu, truyền máu hoặc hồng cầu nếu thiếu máu nặng.
  • Làm xét nghiệm chẩn đoán mức độ thiếu máu: Công thức máu, lưu ý hình thể hồng cầu, he-
  • Tìm nguyên nhân do thiếu sắt hay suy dinh dưỡng.
  • Tìm nguyên nhân do Nhiễm trùng cơ hội (như lao, MAC).
  • Loại trừ các nguyên nhân liên quan đến AZT, CTX,…

6.2  Xử trí

Nguyên nhân thiếu sắt hay suy dinh dưỡng.

Xét nghiệm sắt huyết thanh,

Đánh giá tình trạng cung cấp dinh dưỡng.

Bổ sung sắt: 3mg Fe/kg/ngày, vitamin,

Đánh giá lại sau 2 tuần.

Nguyên nhân nhiễm trùng cơ hội

Sốt hoặc các triệu chứng khác gợi ý nhiễm trùng: xem phần Sốt kéo dài.

Tìm căn nguyên như bệnh lao, viêm nội tâm mạc, MAC, nhiễm khuẩn huyết do Salmonella, nhiễm nấm, sốt rét và điều trị thích hợp;

Khi loại trừ các nguyên nhân trên: xem xét khả năng thiếu máu liên quan đến HIV. Nếu có thể, điều trị ARV (tránh dùng AZT nếu thiếu máu nặng).

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận