Hình thành Bạch Cầu hoặc sự tạo Bạch Cầu

Bệnh truyền nhiễm

DÒNG BẠCH CẦU TUỶ XƯƠNG HOẶC BẠCH CẦU HẠT: những tế bào thuộc dòng này được hình thành trong tuỷ xương và trên tuỷ đồ (phiến đồ tuỷ xương nhuộm bằng phương pháp Grunwald-Giemsa) có thể thấy được những giai đoạn sau đây:

  • Nguyên tuỷ bào: là những tế bào tương đối to, đường kính khoảng 20pm, có nhân hình bầu dục với nhiều hạt nhân (trung bình 2-5) và chomatin (chất nhiễm sắc) có cấu trúc hạt rất nhỏ. Nhân tế bào được bao quanh bởi một vùng bào tương sáng hơn. Bào tương màu lục sáng và chứa một số hạt ưa xanh (lam) anilin khu trú.
  • Tiền tuỷ bào: trong nhân, chất nhiễm sắc bắt đầu đông đặc hơn và những hạt nhân biến mất. Bào tương bắt màu base nhạt và thường có một vùng ở cạnh nhân sáng hơn (trung thể), còn các hạt trong bào tương thì tiến triển theo 3 kiểu:
  • Hạt trung tính: là những hạt tròn, nhỏ, xuất hiện ở vùng trung thể rồi sau đó di chuyển ra ngoại vi tế bào. Những hạt này nhiều và bắt màu nâu nhạt hoặc mầu nâu hồng (màu be).
  • Hạt ưa acid: thô hơn hạt mô tả ở trên, mới đầu bắt màu tím, rồi màu lục, và chuyển sang màu tím sẫm.
  • Hạt ưa base: bắt màu ngả dần về tím sẫm và còn thô hơn cả các hạt ưa acid. Hình thể của chúng thường không đều đặn.
  • Tuỷ bào: đường kính khoảng 15 µ, nhân hình tròn hoặc bầu dục, cấu trúc chromatin khá thuần nhất. Nhân hay bị che lấp bởi những hạt trong bào tương. Những hạt này tiếp tục tiến triển theo 3 kiểu hạt đặc hiệu đã mô tả ở trên. Khi trong bào tương còn chứa những hạt ưa xanh (lam) anilin, thì chúng còn ở giai đoạn tiền tuỷ bào, còn những tuỷ bào đã chín thì chỉ chứa những hạt hoàn toàn biệt hoá, hoặc trung tính, hoặc ưa acid hoặc ưa base. Bào tương của chúng cũng trở thành ưa acid.
  • Hậu tuỷ bào: giống với tuỷ bào, nhưng riêng nhân tế bào thì khác với tuỷ bào vì có một vết lõm làm cho nhân giống hình của thận.
  • Bạch cầu hạt: là những tế bào kích thước từ 12-13p, với đặc điểm là nhân tách thành nhiều múi, và bào tương chứa những hạt đặc hiệu (trung tính, ưa acid, ưa base)

DÒNG BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN: xuất phát từ những tế bào lưới của cơ quan tạo huyết và những mô lưới ở trong nhiều cơ quan khác nhau.

  • Nguyên bào đơn nhân: là những tế bào lón, thường có kích thước quá 15 p với một nhân hình bầu dục chứa từ 1 đến 2 hạt nhân, thường nằm lệch về một bên và thẳng góc so với trục của tế bào, hạt chromatin rất nhỏ. Nhân tế bào bắt màu hồng nhạt, bào tương màu lục, rải rác có những hạt ưa xanh (lam) anilin. Rất khó phân biệt các tế bào này với nguyên tuỷ bào.
  • Bạch cầu đơn nhân: là các tế bào lớn, nhân tế bào thường có chỗ lõm và nằm lệch về một bên, hay dính với bò bào tương. Các hạt chromatin (chất nhiễm sắc) rất nhỏ xếp liên tiếp nhau thành dạng sợi và bắt màu nhạt. Bào tương màu lục nhạt với bờ viền không đều đặn và chứa những hạt ưa xanh (lam) anilin rất nhỏ cùng những không bào.

DÒNG LYMPHO BÀO HOẶC TẾ BÀO LYMPHO: những tế bào thuộc dòng này được tạo thành ở mô lympho lưới (hạch bạch huyết, lách): có những giai đoạn sau:

  • Nguyên bào lympho: là các tế bào nhỏ (12-14 p), nhân tròn, lưới chromatin còn thô sơ, và có một hoặc hai hạt nhân rõ rệt. Bào tương bắt màu lục sẫm.
  • Tiền lympho bào: nhân có một hoặc hai hạt nhân kém rõ rệt.
  • Lympho bào to: đường kính 10-12 p, với một nhân tròn, cấu trúc chromatin tụ thành đám, bao quanh bởi bào tương ưa base, bào tương có thể chứa một số hiếm những hạt khá thô, ưa xanh (lam) anilin.
  • Lympho bào nhỏ: đường kính 8-9 n, nhân hình bầu dục, với chromatin đậm đặc làm cho nhân tế bào như một khối sẫm màu. Bào tương thu nhỏ lại chỉ còn như một diềm mỏng màu lục.

DÒNG TƯƠNG BÀO: Những tế bào thuộc dòng này xuất xứ từ hệ thống lympho lưới. Dạng trưởng thành của tương bào hầu như không có trong máu ngoại vi ở người lớn bình thường, nhưng chúng nằm trong những mô kẽ của nhiều cơ quan.

  • Nguyên tương bào: là những tế bào nhỏ có nhân hình tròn, với mầm thô sơ của 3-6 hạt nhân, bào tương chỉ là một giải mỏng bao quanh nhân tế bào.
  • Tiền tương bào: kích thước lớn hơn nguyên tương bào, nhân chứa các hạt nhân khá rõ rệt. Bào tương bắt màu lục sẫm, chứa một thành phần bắt màu đỏ không rõ rệt, và một vùng sáng bao quanh nhân tế bào.
  • Tương bào: là những tế bào hình hơi dài (14-20 p) với một nhân nhỏ cũng hơi dài, chứa chromatin rất đậm đặc, xếp thành các giải hình nan hoa bánh xe. Không thấy hạt nhân. Bào tương ưa base mạnh, nên bắt màu lục sẫm, đôi khi để lộ ra một thành phần màu đỏ. Trong bào tương không có các hạt.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận