Chẩn đoán và phân giai đoạn nhiễm HIV/AIDS

Bệnh truyền nhiễm

Chẩn đoán nhiễm HIV

Đến nay, nhiễm HIV ở người lớn được chẩn đoán chủ yếu trên cơ sở xét nghiệm máu tìm kháng thể HIV.

Theo Quyết định 1418/2000/QĐ-BYT ngày 04 tháng 05 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Thường quy giám sát HIV/AIDS ở Việt Nam thì một người được xác định là nhiễm HIV khi có mẫu huyết thanh dương tính với cả ba lần xét nghiệm kháng thể HIV bằng ba loại sinh phẩm khác nhau với nguyên lý phản ứng và phương pháp chuẩn bị kháng nguyên khác nhau.

Phân giai đoạn nhiễm HIV/AIDS

Theo Quyết định 3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 của Bô Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS” các giai đoạn nhiễm HIV/AIDS được phân chia giai đoạn dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và miễn dịch như sau:

  • Phân giai đoạn nhiễm HIV trên lâm sàng

Nhiễm HIV ở người lớn được chia làm 4 giai đoạn lâm sàng, tùy thuộc vào các triệu chứng bệnh liên quan đến HIV ở người nhiễm.

Bảng 1.1: Các giai đoạn lâm sàng HIV/AIDS ở người lớn.

Giai đoạn lâm sàng I: Không triệu chứng

Không có triệu chứng. Hạch to toàn thân dai dẳng.

Giai đoạn lâm sàng II: Triệu chứng nhẹ

Sút cân mức đô vưa không rõ nguyên nhân (<10% trọng lượng cơ thể).

Nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn (viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm hầu họng). Zona (Herpes zoster).

Viêm khoé miệng.

Loét miệng tái diễn.

Phát ban dát sẩn, ngứa.

Viêm da bã nhờn.

Nhiễm nấm móng.

Giai đoạn lâm sàng III: Triệu chứng tiến triển

  • Sút cân nặng không rõ nguyên nhân (trên 10% trọng lượng cơ thể).
  • Tiêu chảy không rõ nguyên nhân kéo dài trên 1 tháng.
  • Sốt không rõ nguyên nhân từng đợt hoặc liên tục kéo dài trên 1 tháng.
  • Nhiễm nấm Candida ở miệng tái diễn.
  • Bạch sản dạng lông ở miệng.
  • Lao phổi.
  • Nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn (viêm phổi, viêm mủ màng phổi, viêm đa cơ mủ, nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết).
  • Viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm lợi hoặc viêm quanh răng.
  • Thiếu máu (Hb<80 g/l), giảm bạch cầu đa nhân trung tính (< 0,5 x 109/L), và/hoặc giảm tiểu cầu mạn tính (< 50 x 109/L) không rõ nguyên nhân

Giai đoạn lâm sàng IV: Triệu chứng nặng

  • Hội chứng suy mòn do HIV (sút cân >10% trọng lượng cơ thể, kèm theo sốt kéo dài > 1 tháng hoặc tiêu chảy kéo dài > 1 tháng không rõ nguyên nhân).
  • Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP).
  • Nhiễm Herpes simplex mạn tính (ở môi miệng, cơ quan sinh dục, quanh hậu môn, kéo dài hơn 1 tháng, hoặc bất cứ đâu trong nội tạng).
  • Nhiễm Candida thực quản (hoặc nhiêm candida ơ khí quản, phế quản hoặc phổi).
  • Lao ngoài phổi.
  • Sarcoma Kaposi.
  • Bệnh do Cytomegalovirus (CMV) ơ võng mạc hoặc ở các cơ quan khác.

Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương.

Bệnh lý não do HIV

Bệnh do Cryptococcus ngoài phổi bao gồm viêm màng não.

Bệnh do Mycobacteria avium complex (MAC) lan toả.

Bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển (Progessive multifocal leukoencephalopathy – PML). Tiêu chảy mạn tính do Cryptosporidia.

Tiêu chảy mạn tính do Isospora

Bệnh do nấm lan toả (bệnh nấm Penicillium, bệnh nấm Histoplasma ngoài phổi,).

Nhiễm trùng huyết tái diễn (bao gồm nhiễm Sallmonella không phải thương hàn).

U lympho ở não hoặc u lympho non-Hodgkin tế bào B.

Ung thư cổ tử cung xâm nhập (ung thư biểu mô).

Bệnh do Leishmania lan toả không điển hình.

Bệnh lý thận do HIV.

Viêm cơ tim do HIV.

  • Phân giai đoạn nhiễm HIV theo tình trạng miễn dịch

Tình trạng miễn dịch của người lớn nhiễm HIV được đánh giá thông qua chi số tế bào CD4. Bảng 1.2: Các giai đoạn miễn dịch nhiễm HIV/AIDS ở người lớn.

Mức đô Số tế bào CD4/mm3
Bình thường hoặc suy giảm miễn dịch không đáng kể > 500
Suy giảm miễn dịch nhẹ 350 – 499
Suy giảm miễn dịch tiến triển 200 – 349
Suy giảm miễn dịch nặng < 200
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm HIVtiến triển (bao gồm AIDS)
  • Có bệnh lý thuộc giai đoạn lâm sang 3 hoặc 4 (chẩn đoán lâm sàng hoặc xác định) và/hoặc
  • Số lương CD4 < 350 TB/mm3
  • AIDS được xác định khi người nhiễm HIV có bất kỳ bệnh lý nào thuộc giai đoạn 4 (chẩn đoán lâm sàng hoặc xác định), hoặc số lương CD4 < 200 TB/mm3.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận