Bệnh sởi

Bệnh truyền nhiễm

Định nghĩa:

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp do Paramyxovirus influenzae gây ra.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt 2 – 6 tuổi, với biểu hiện Lâm sàng sốt, viêm kết mạc, viêm đường hô hấp, tiêu hóa, phát ban ngoài da.

Bệnh thường gây biến chứng nặng ở trẻ em.

Bệnh tạo ra trạng thái miễn dịch bền vững suốt đời.

Cần phát hiện sớm các triệu chứng bệnh sởi
Cần phát hiện sớm các triệu chứng bệnh sởi

 

DỊCH TẾ HỌC:

Tác nhân:Paramyxovirus influenzae, thuộc họ Paramyxoviridae.

Nguồn bệnh: Bệnh nhân sởi

Đường lây: trực tiếp qua đường hô hấp

Cơ thể cảm thụ:

Trẻ em 2 – 6 tuổi.

Sơ sinh mới lọt lòng còn miễn dịch thụ động 6 tháng.

Miễn dịch bền vững suốt đời sau khi mắc sởi.

Phân bố dịch tễ:

Lây mạnh 1 – 2 ngày trước khi mọc ban & 4 ngày sau khi phát ban.

Mùa đông xuân.

Mọi nơi trên thế giới.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG (thể điển hình)

Giai đoạn ủ bệnh: 10 ngày không có triệu chứng.

Giai đoạn khởi phát: 4 – 5 ngày từ lúc bị sốt đến lúc bắt đầu phát ban.

Hội chứng viêm long:

+ Viêm đường hô hấp trên: ho, hắt hơi, chảy nước mũi. Có thể gặp viêm thanh quản cấp (ho, khàn tiếng, miệng khô), xuất hiện ban đêm, kéo dài vài giờ rồi hết.

+ Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng phù kết mạc và mi mắt (dấu Brown Lee) + Viêm long đường tiêu hóa: ỉa chảy, phân nhiều nước, hoa cà hoa cải.

Sốt từ từ tăng dần 39 – 400C đến khi phát ban.

Dấu hiệu Koplik: trong vòng 12 – 18h.

+ Chấm trắng 1 – 2 mm, niêm mạc miệng dọc theo xương hàm 2, quanh lỗ tuyến stenon, có trước khi phát ban.

+ Khi phát ban thì không còn Koplik nữa.hạt Koplik là dấu hiệu đặc trưng bệnh sởi

Có thể gặp triệu chứng thần kinh (sốt cao co giật, HCMN).

Giai đoạn toàn phát:

Ban điển hình:

+ Màu hồng, không ngứa, dạng dát sẩn

+ Trình tự mọc ban: Tóc – sau hai tai- mặt- cổ – thân mình và tứ chi.

+ Dày nhất nơi cọ xát và phơi nắng + Xen kẽ là vùng da lành.

Sốt:

+ Giảm dần khi mọc ban. Hết ngày thứ 4 – 5.

+ Nếu sốt kéo dài có thể do biến chứng.

Viêm long: đau mắt, sổ mũi, viêm thanh quản, khí quản.

Giai đoạn lui bệnh:

Ban: mất đi ngày thứ 4 để lại vết nâu trên da (lằn da hổ), theo thứ tự như khi mọc (tóc….chi)

Có thể kéo dài khoảng 10 ngày, người lớn có xu hướng nặng hơn so với trẻ nhỏ, sốt cao, phát ban rõ rệt, biến chứng nặng.

triệu chứng viêm kết mạc do sởi
triệu chứng viêm kết mạc do sởi

Cận lâm sàng:

Tìm virus trong dịch tiết thanh quản bằng pp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp trong ngày đầu

Huyết thanh chẩn đoán: Tăng động lực kháng thể ở 2 lần lấy máu cách nhau 10 ngày hoặc có mặt IgM đặc hiệu trong giai đoạn đầu của bệnh

CÁC THỂ LÂM SÀNG KHÁC:

Sởi không điển hình:

Đã tiêm phòng vaccin sởi bất hoạt bằng fomalin, phơi nhiễm virus sởi.

Bệnh do tăng mẫn cảm với virus sởi bởi vaccin bất hoạt.

Sốt – đau cơ – đau đầu, sau vài ngày ban xuất hiện

Ban mọc ở ngoại vi – vào trung tâm, ở dạng mày đay, nốt phỏng, dát sẩn, xuất huyết.

Sốt cao kèm phù chi, thâm nhiễm phổi dạng kẽ, viêm gan, tràn dịch màng phổi.

Không lây, không phân lập được virus sởi.

Sởi theo cơ đỉa:

Sởi ở cơ thể rối loạn miễn dịch

Cơ thể rối loạn miễn dịch:

+ Thiếu hụt miễn dịch tế bào bẩm sinh.

+ Bị bệnh ác tính.

+ Đang điều trị ức chế miễn dịch.

+ HIV.

Sởi có thể không kèm phát ban.

Dễ mắc bệnh nặng,tử vong, biến chứng nặng: Viêm phổi, viêm não, HIV sang AIDS nhanh.

Sởi người lớn:

Nặng hơn trẻ nhỏ

Ban nhiều hơn, dày hơn

Bội nhiễm vi khuẩn hay gặp: Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi

Sởi ở trẻ suy dinh dưỡng:

Sốt không cao

Viêm long không đặc hiệu

Ban mọc thưa, nhạt, không theo thứ tự

Để muộn có thể biến chứng phế quản phế viêm, lao toàn thể.

BIẾN CHỨNG

Tai mũi họng:

Viêm tai giữa

+ Biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ thứ hai sau viêm phổi

+ Sốt cao, co giật, ỉa chảy

+ Chảy mủ một bên hoặc hai bên, có thể thủng màng nhĩ nếu điều trị muộn

Viêm thanh quản:

+ Tiên lượng nặng do suy giảm miễn dịch sau sởi.

+ Khó thở thanh quản + sốt cao sau khi sởi bay.

+ Soi thanh quản: phù nề, đôi khi có giả mạc.

Hô hấp:

Viêm phế quản: ho, sốt cao, phổi có rales phế quản.

Viêm phổi: sốt cao, phổi có ralé ẩm, XQ phổi: mờ rải rác 2 phế trường.

+ Viêm phổi thùy: sốt ho đau ngực đám mờ hình tam giác, rale ẩm nhỏ hạt.

+ Viêm phổi kê: nốt mờ tẩp trung ở rốn phổi,rải rác 2 bên.. ho khan.

Thần kinh trung ương

Viêm não:

+ Do tổn thương chất trắng, myelin + Sốt, ngủ gà, hôn mê.

+ 10% tử vong, sống sót thường để lại di chứng.

Viêm não xơ hóa bán cấp:

+ Biểu hiện mãn tính kéo dài.

+ Hay gặp ở trẻ < 2 tuổi bị mắc sởi.

Tiêu hóa:

Viêm loét hoại tử niêm mạc miệng họng

+ Do không vệ sinh sạch niêm mạc miệng họng

+ Sốt cao, tình trạng, loét hoại tử niệm mạc miệng môi, má, hơi thở hôi thối, rối loạn tiêu hóa

Tưa miệng do nhiễm nấm

Viêm ruột kéo dài dẫn đến ỉa chảy, viêm dạ dày

Viêm gan, viêm ruột thừa, viêm hồi tràng, viêm hạch mạc treo

Sởi ác tính

Tiến triển nhanh dẫn đến tử vong

Suy hô hấp cấp, tổn thương thần kinh, rối loạn đông máu

Chẩn đoán:

Chẩn đoán xác định:

Chủ yếu dựa vào lâm sàng: sốt, viêm long đường hô hấp trên, viêm long mắt, tiêu hóa, phát ban dạng dát toàn thân.

Chẩn đoán chắc chắn khi có bằng chứng của virus trong dịch tiết thanh quản bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp trong 5 ngày đầu

Huyết thanh chẩn đoán: Tăng động lực kháng thể ở 2 lần lấy máu cách nhau 10 ngày hoặc có mặt IgM đặc hiệu trong giai đoạn đầu của bệnh

Chẩn đoán phân biệt:

Ban tinh hồng nhiệt (Liên cầu nhóm A):

Đau họng, ban dày ko có khoảng xen kẽ da lành ở các nếp gấp

Viêm lưỡi tiến triển, bong da đầu chi

Ban sởi Đức (Rubella):

Lâm sàng:

+ Ban dạng sởi hai pha + Nổi hạch cổ sau + Đau khớp.

Chẩn đoán dựa vào phản ứng huyết thanh: có mặt kháng thể type IgM

Nhiễm trùng tiên phát virus Epstein Barr:

Phát ban tự nhiên hoặc sau dùng nhóm Amino-Penicillin

Sốt, mệt, đau họng, nổi hạch toàn thân, lách to.

Chẩn đoán xác định dựa vào phản ứng huyết thanh.

Ban di ứng thuốc: Tiền sử, ban kèm ngứa, giảm khi ngừng thuốc

Ban do các virus đường ruột:

Echo virus, coxsackie virus.

Ban dạng rubeole.

Ban kèm ỉa lỏng, đau đầu, đau cơ, đôi khi Viêm màng não nước trong.

Điều trị:

Với sởi thông thường: không cần điều trị đặc hiệu, dùng hạ sốt khi cần thiết (không dùng Aspirin cho trẻ nhỏ vì có thể gây hội chứng Reye).

Nếu bội nhiễm dùng kháng sinh: cephalosporin, amoxicillin + a. clavulanic

Vitamin A vì sởi làm giảm Vit A và gây khô mắt, mù.

+ Dùng vit A hỗ trợ với:

Trẻ 6 tháng – 2 tuổi bị sởi hoặc biến chứng sởi

Bị sởi kèm suy giảm miễn dịch

Bị sởi ở vùng có vấn đề thiếu hụt Vit A

+ Liều vit A:

Trẻ 0 – 6 tháng: 50.000 UI.

Trẻ 7 – 12 tháng: 100.000 UI.

Trẻ > 1 tuổi: 200.000 UI

Phòng bệnh:

Không đặc hiệu:

Phát hiện sớm ở thời kỳ khởi phát để tránh lây ra cộng đồng & điều trị sớm để tránh biến chứng.

Phòng sau khi tiếp xúc với sởi:

+ Trẻ < 5 tháng: không cần tiêm globulin miễn dịch vì còn kháng thể của mẹ truyền.

+ Trẻ 5 – 8 tháng: tiêm globulin miễn dịch.

+ Trẻ > 9 tháng:

Tiếp xúc < 3 ngày ^ tiêm vaccin.

Tiếp xúc > 3 ngày ^ tiêm globulin miễn dịch, liều 0,3 ml/kg

Phòng bệnh đặc hiệu:

Tiêm vaccin sống giảm động lực, liều duy nhất, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

+ Chỉ định:

Trẻ > 12 tháng, trẻ lớn chưa được tiêm phòng trong độ tuổi tới trường.

Người chưa được tiêm phòng ở vùng dịch tễ.

+ Chống chỉ định:

Người bị suy giảm miễn dịch.

Phụ nữ có thai.

Xem thêm:

Chẩn đoán điều trị Bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận