Bệnh Sán Lá Gan và Bệnh Sán Lá Gan Phương Đông

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh Sán Lá Gan

Tên khác: bệnh do fasciola, bệnh sán lá to ở gan.

Định nghĩa: bệnh do nhiễm loài sán lá bình thường gây bệnh thiếu máu ở cừu, nhưng có thể lây truyền ngẫu nhiên sang người.

Căn nguyên: sán lá lớn ở gan có tên khoa học là fasciola hepatica là một loài lưỡng tính trông giổng như một lá cây, ký sinh ở trong các đường mật của túc chủ.

Ở thể trưởng thành, sán lá gan dài 3 cm, và đẻ trứng có nắp đậy, trứng này bị ăn bởi ốc sên thuộc loài Lymnaea. Âu trùng sán lá gan trỏ thành kén nằm ở trên các loài cây mọc dưới nước. Túc chủ cuối cùng của sán lá gan là cừu hoặc người bị lây nhiễm vì ăn những loài cây mọc dưới nước có mang kén của sán (rau cải xoong dại).

Âu trùng của sán sẽ xâm nhập vào niêm mạc ruột non, rồi tối gan và biến thể thành thể trưởng thành ở trong các đường mật.

Dịch tễ học: bệnh thường gặp ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông (ỏ Liban thể sán lá miệng họng được gọi là “haizoun”), và ở Viễn Đông. Các loài cừu, ngựa, chó, và thỏ có thể mắc bệnh sán này.

Triệu chứng: từ 10-60 ngày sau khi bị nhiễm, ấu trùng của sán di cư tới gan sẽ gây ra viêm đường mật với biểu hiện đau vùng hạ sườn phải, sốt, ỉa chảy, vàng da, mày đay, và đau khớp. Xơ gan có thể là một biến chứng của những thể mạn tính.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Vào tháng thứ 3 sau khi bị nhiễm sán lá gan, trứng sán sẽ xuất hiện ở trong phân, trong mật, hoặc dịch tá tràng.

Chẩn đoán huyết thanh: phản ứng lệch bổ thể, ngưng kết hồng cầu, miễn dịch điện di. Những phản ứng này dương tính ở thời kỳ ấu trùng xâm nhập, trước khi trứng sán xuất hiện ở trong phân.

Huyết đồ: trong thời kỳ ấu trùng xâm lấn thấy tăng bạch cầu trong máu với tăng bạch cầu hạt ưa acid.

Điều trị: prazi(Ịuantel liều 25 mg/kg cân nặng cơ thể 3 lần trong cùng một ngày, hoặc bithionol liều 30-50 mg cứ 2 ngày một lần trong 10-15 ngày.

Phòng bệnh: tránh ăn sống những loại cây mọc dưới nước (rau cải xoong, bồ công anh Trung Quốc, rau mát) và kiểm soát bệnh ở gia súc.

GHI CHỨ: Có một bệnh gọi là bệnh sán lá miệng hong do ăn gan cừu

nhiễm sán. Ký sinh trùng sẽ bám vào niêm mạc miệng và họng và gây ra phù nề.

Bệnh Sán Lá Gan Phương Đông

Tên khác: bệnh do Clonorchis, bệnh sán lá nhỏ ở gan, bệnh sán lá gan Trung Quốc.

Định nghĩa: bệnh nhiễm một loại sán lá có tên khoa học là Clonorchis sinensis, với đặc điểm là sán ký sinh trong các đường mật nên gây ra những tổn thương đặc biệt ở gan.

Căn nguyên: ký sinh trùng trưởng thành là loài sán lưỡng tính dài 15 mm, thường hay cư trú nhất trong các ống mật, đôi khi trong các ống tuỵ. Sán đẻ trứng được bài tiết ra ngoài theo phân của bệnh nhân. Trứng chỉ sống sót được, nếu chúng gặp được túc chủ ở trong nước là một loài nhuyễn thể thuộc họ Amnicoliadae. Trứng sán sẽ biến thể thành mao ấu trùng, gọi là miracidium, và phát triển ở trong túc chủ này. Sau đó ấu trùng chuyển sang ký sinh trong các mô cơ của một túc chủ trung gian thứ hai là một loài cá nước ngọt (cá chép, cá hồng). Người và một số động vật khác (như chó, mèo) nếu ăn cá sống có nhiễm ấu trùng sán thì sẽ là túc chủ CUỐI cùng.

Dịch tễ học: bệnh tương đối phổ biến ở vùng Viễn Đông (đặc biệt ở Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản).

Triệu chứng: bệnh có thể chỉ biểu hiện nhiều năm sau khi đối tượng đã rời bỏ vùng có dịch địa phương. Ký sinh trùng gây ra viêm quanh đường mật dẫn tới nhu mô gan bị teo dần, và đôi khi chụp X quang thấy trong gan có những điểm vôi hoá.

Đôi khi xảy ra xơ gan và vàng da ứ mật.

Xét nghiệm cận lâm sàng: chẩn đoán được xác định nếu tìm thấy trứng sán trong phần, hoặc trong mật hút ra khi làm thủ thuật thông tá tràng. Có thể làm phản ứng nội bì và phản ứng cố định bổ thể.

Điều trị: praziquantel liều 25 mg/kg cân nặng cơ thể uống 3 lần trong cùng một ngày, hoặc mebendazol hoặc tiabendazol.

GHI CHÚ: ở Ấn Độ và Trung Âu cũng có một bệnh tương tự, gọi là bệnh do Opistorchis gây ra bởi loài sán có tên khoa học là Opistorchis felineus hoặc o. viverrini.

Điều trị: praziquantel liều tương tự như trong điều trị hai loài sán lá kể trên

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận