Bệnh do Helicobacter pylori – Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị

Bệnh truyền nhiễm

Là vi khuẩn Gram âm, hình xoắn, dài 2-3 p, có 4-6 roi và là nguyên nhân của nhiều bệnh dạ dày và tá tràng, nhất là các bệnh sau:

Viêm hang vị dạ dày mạn tính: người ta cho rằng 80-90% số trường hợp viêm dạ dày mạn tính là do vi khuẩn này gây ra. Viêm dạ dày mạn tính có thể tiến triển thành loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Nhiễm khuẩn có thể từ lúc còn là trẻ nhỏ, im lặng trong hàng chục năm và chỉ có biểu hiện ở một số người.

Loét dạ dày-tá tràng: H.pylori phát triển ở dạ dày và/hoặc tá tràng (có trong 70% số trường hợp bị loét dạ dày và 90% số trường hợp bị loét tá tràng). Cứ 6 người bị loét dạ dày do H.pylori thì có một người bị viêm dạ dày mạn tính kèm theo.

Ung thư dạ dày: xem bệnh này.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Lấy bệnh phẩm: sinh thiết lấy lúc nội soi; lấy ở hang vị hay ở bờ vết loét.

Soi kính hiển vi: quan sát mô tươi hay tiêu bản tế bào học được nhuộm. Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp là phương pháp rất đặc hiệu.

Nuôi cấy.

Test với urease: bệnh phẩm được ngâm vào trong môi trường có urê và đỏ phenol. Tốc độ chuyển màu thể hiện số lượng H. pylori có trong bệnh phẩm.

Test hô hấp với urê -C13: đáng tin và không gây chảy máu.

Phản ứng huyết thanh: cho phép phát hiện các kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt của vi khuẩn. Các kháng thể lưu hành chủ yếu là các IgG. Có nhiều kỹ thuật được sử dụng (ngưng kết, ngưng kết hồng cầu, cố định bổ thể, ELISA, Western-Blot)

Các phản ứng huyết thanh có ích để loại trừ nhiễm H. pylori trong trường hợp kết quả là âm tính và để phát hiện viêm dạ dày mạn tính hay loét dạ dày tá tràng trong trường hợp kết quả dương tính (phân biệt viêm dạ dày với loét đòi hỏi phải nội soi); các test này cũng có ích trong việc theo dõi bệnh nhân được điều trị.

Điều trị

Tiêu diệt H.pylori.

Kết hợp Omeprazol (40 mg/ngày) và clarithromycin (250 mg ngày hai lần) hay

Kết hợp 3 thuốc Omeprazol (20mg/ngày), metronidazol (500 mg ngày hai lần) và clarithromycin (250 mg ngày hai lần) hay

Kết hợp 3 thuốc Omeprazol (40mg/ngày), amoxicillin (2g/ngày chia làm 2 lần) và clarithromycin (250 mg ngày hai lần).

Các thuốc trên được dùng trong 1 tuần. Kiểm tra kết quả 1 tháng sau khi ngừng đợt điều trị. Xác định vi khuẩn bị loại trừ bằng test hô hấp với urê -C13 và nội soi, lấy sinh thiết vùng hang vị, soi tế bào học và tìm urease.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận