Bệnh Giun Chỉ – chẩn đoán và điều trị

Bệnh truyền nhiễm

Định nghĩa: là một nhóm bệnh nhiệt đới và á nhiệt đới do nhiều loài giun chỉ được muỗi truyền.

BỆNH GIUN CHỈ Ở BẠCH MẠCH

Căn nguyên: là Wuchereria bancrofti ở châu á, Nam Mỹ và các đảo ở Thái Bình Dương, ở ấn Độ và Malaixia có các thể do Brugia malayi còn ở Indonesia có các thể do B. timori. Tại các nước nhiệt đổi và á nhiệt đới có các ổ có khả năng gây dịch cao. Người là nguồn chứa ký sinh trùng. Dạng trưởng thành của ký sinh trùng là giun màu trắng, mảnh như sợi chỉ, sống trong hệ bạch huyết của người phía ngoài các hạch vì chúng không qua được hạch. Dạng ấu trùng dài 300 pm, đường kính . 7-8 pm. Ban ngày, ấu trùng thường ở trong tim và trong phổi; đến đêm thì di chuyển vào các mao mạch da (chu kỳ đêm). Để trưởng thành, các ấu trùng cần phải phát triển trong cơ thể muỗi Culex, Aedes hay Mansoni là những muỗi đốt về đêm. Khi đốt người đã bị nhiễm giun chỉ, muỗi hút các ấu trùng trong hệ thống tuần hoàn của người. Khi đã chín, các ấu trùng đi tới môi dưới của muỗi. Khi đốt, muỗi đưa ấu trùng vào dưới da người lành. Từ đây, các ấu trùng chui nhanh vào các mạch bạch huyết.

Thể lâm sàng: thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 tháng.

Các thể đơn giản: hạch chỉ sưng vừa.

Các thể viêm cấp: có các đợt sốt kèm theo viêm bạch mạch các chi, viêm thừng tinh, viêm mào tinh.

Các thể gây tắc nghẽn muộn (bệnh chân voi): ký sinh trùng làm nội mô các mạch bạch huyết tăng sản và gây tắc nghẽn mạch. Kết quả là pây ra thoát dưỡng chấp; làm cẳng chân, cẳng tay, bìu, vú hay âm hộ to ra; kèm theo là tràn dưỡng chấp phúc mạc và đái ra dưỡng chấp. Các tổn thương thường bị bội nhiễm.

Xét nghiệm cận lâm sàng: xác định chẩn đoán bằng việc tìm ấu trùng trong máu được lấy vào ban đêm (khoảng lúc 23 giờ) hay sau một liều test diethyl carbamazin. Cũng có thể tìm ký sinh trùng trong bạch huyết bằng cách chọc hút hạch hay chọc hút dịch ở bìu. Phản ứng nội bì với kháng nguyên Dirofilia immitis có ích cho việc phát hiện hàng loạt. Chẩn đoán huyết thanh bằng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, ngưng kết hồng cầu, test ELISA.

Điều trị: diethylcarbazamin 6mg/kg mỗi tuần một lần trong 12 tuần. Điều trị hàng loạt để giảm lây truyền: 6mg/kg trong 7 ngày. Có thể chỉ định phẫu thuật đối với các trường hợp bị chân voi.

Nhiễm Onchocerca (volvulose, bệnh mù sống rạch)

Căn nguyên: mầm bệnh là Onchocerca volvulus. Bệnh có ở Nam Sahara (30 triệu trường hợp), Mehicô, Guatemala, Colombia và Venezuela. Bệnh do một loài côn trùng hai cánh hút máu (Simulium) làm lan truyền.

Triệu chứng: trên da có nhiều khối u chứa giun chỉ và nổi ban kiểu liken. Rất ngứa. Rối loạn ở nhãn cầu (khám mắt, soi bằng đèn có khe): viêm kết mạc, hình thành tân mạch ở giác mạc, viêm mông mắt hay viêm hắc võng piạc có thể dẫn đến mù loà.

Test Mazzotti: tiêm một liều test diethylcarbazamin gây ra phản ứng dị ứng, với triệu chứng ngứa dữ dội do giun chỉ bị phân huỷ trong da.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Sinh thiết da: lấy các mảnh da, đem ngâm vào dung dịch sinh lý ấm. Sau 30-60 phút quan sát dưới kính phóng đại hai thị kính có thể thấy ấu trùng giun chỉ còn sống.

Xét nghiệm mô học u để tìm giun trưởng thành.

Chẩn đoán huyết thanh: phát hiện kháng thể đặc hiệu bằng miễn dịch huỳnh quang, ngưng kết hồng cầu, test ELISA.

Huyết đồ: tăng bạch cầu hạt ưa acid.

Điều trị: thuốc dùng đầu bảng là ivermectin (xem thuốc này), liều một lần 150 pg/kg tiêm nhắc lại sau 6 tháng và 12 tháng.

Diethylcarbazamin có tác dụng diệt ấu trùng nhưng không diệt giun trưởng thành và thường gây phản ứng dị ứng. Suramin liều 1 gam mỗi tuần theo đường tĩnh mạch có tác dụng tới giun trưởng thành và tác dụng chậm hơn tối ấu trùng. Đây là thuốc có độc tính nên phải theo dõi khi dùng.

NHIỄM LOA LOA (loiase, giun chỉ Guyot, phù Calabar)

Căn nguyên: Mầm bệnh là Loa loa, con đực trưởng thành dài 60-70 mm, con cái dài 30-35 mm. cả hai trông giống các mẩu chỉ catgut. Giun chỉ trưởng thành ký sinh trong da còn ấu trùng ký sinh trong máu. Bệnh có ở Tây Phi và Trung Phi. ở một số làng trong lưu vực sống Congo, có tới 90% dân bị mắc.

Bệnh được truyền qua vết đốt của loài ruồi trâu Chrysops.

Triệu chứng: thâm nhiễm ở da và hay có tổn thương ở mắt. Ngược với giun chỉ Barcroít, các ấu trùng lại ra máu ngoại vi vào ban ngày (chu kỳ ban ngày).

Giun rất di động và di chuyển dưới da, gây ngứa dữ dội, rất khó chịu. Các chỗ phù có thể to bằng quả trứng chim bồ câu (phù Calabar). Chỗ phù có thể biến mất ở chỗ này rồi lại xuất hiện ở chỗ khác sau vài ngày.

Biến chứng: viêm não-màng não, tổn thương sợi sơ và sợi chun của màng trong tim và viêm thận.
Xét nghiệm cận lâm sàng: phát hiện trực tiếp dưới kính hiển vi để tìm giun trong máu lấy vào ban ngày. Phản ứng nội bì với kháng nguyên Dirofilaria immitis có ích trong việc phát hiện hàng loạt.

Điều trị: dùng diethylcarbazamin với liều tăng dần rất chậm vì có thể gây phản ứng dị ứng (có thể kết hợp với một thuốc kháng histamin hay một corticoid). Mổ cắt bỏ các mô bị nhiễm.

NHIỄM DRACUNCULUS (giun chỉ Medin)

Căn nguyên: mầm bệnh là Dracunculus medinensis hay giun Guinê, dài 20-100 mm, sống trong mô dưới da người và gây ra phỏng nước. Nước lạnh làm các ấu trùng chui qua da. Trong nước, các ấu trùng chỉ tiếp tục phát triển nếu bị ăn bởi một loài thân cứng nước ngọt (loài Cyclops). Bệnh được truyền sang người do uống nước có loài thân cứng bị nhiễm giun. Người là nguồn chứa duy nhất. Bệnh lưu hành ở An Độ, Cận Đông và châu Phi nhiệt đới.

Triệu chứng: các triệu chứng đầu tiên là các triệu chứng dị ứng (mày đay, hen, ỉa chảy). Người ta có thể sờ thấy giun trong mô dưới da chi dưới và bìu. Phỏng nước do giun gây ra có thể to bằng trứng chim bồ câu. Khi phỏng nước bị vỡ, người ta có thể thấy đầu con giun cái. Biến chứng: apxe, nhọt, uốn ván.

Điều trị: metronidazol 250 mg ngày ba lần trong 10 ngày. Tiabendazol và niridazol cũng có hiệu quả. Lấy giun ra nếu thấy đầu hoặc lấy giun ra qua vết rạch.

Phòng bệnh: ở các vùng có bệnh lưu hành, phải đun sôi nước trước khi uống.

CÁC BỆNH GIUN CHỈ KHÁC

DIPETALOPMENA: bệnh giun chỉ của người và các linh trưởng do giun Dipetalonema perstans gây ra. Âu trùng di chuyển ra máu ngoại vi vào ban đêm còn giun trưởng thành sống trong các khoang thanh mạc (màng ngoài tim, màng phổi, màng bụng). Côn trùng truyền bệnh là côn trùng thân tròn loại Culicoides. Bệnh thường không có triệu chứng hoặc có các cơn đau ngực, đau bụng, nổi mẩn và tăng bạch cầu hạt ưa acid trong máu. Bệnh lưu hành ở các vùng nhiệt đối Nam Mỹ. Thể do D. streptocerca chỉ khu trú ở da được thấy ở châu Phi. Âu trùng sống ở lớp bì và không đi vào máu.

MANSONELLA:   do Mansonella ozzardi sống trong mô mỡ ở mạc treo ruột. Giun được truyền bởi côn trùng hai cánh loại Simulium, gây sốt và sưng hạch bạch huyết. Bệnh có ở các vùng nhiệt đối Nam Mỹ và các đảo Antille.

DIROFILARIA: do Dirofüaria immitis sống trong tim phải của chó còn các ấu trùng có trong máu. Ký sinh trùng có thể do muỗi truyền ngẫu nhiên sang người và khu trú ở phổi (gây sốt và ho ra máu), hay ở mô dưới da; ấu trùng không có trong máu người.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận