Người bệnh tim khi Thai nghén

Bệnh tim mạch

TẬT VAN TIM (xem: phân loại chức năng các bệnh tim):

  • Nhóm chức năng I hoặc II: các bệnh nhân thuộc hai loại này vẫn có thể mang thai, và đẻ bình thường.
  • Nhóm III hoặc bệnh nhân đã từng có thời kỳ suy tim trong những lần có thai trước: chỉ định phá thai trong 3 tháng đầu tiên. Nếu sản phụ muốn sinh con, hoặc nếu suy tim phát triển ở nửa sau của thời kỳ thai nghén thì điều trị bệnh nhân theo những nguyên tắc thông thường (nghỉ ngơi, chế độ ăn không muối nghiêm ngặt, thuốc lợi tiểu, digital). Về xử trí trong cuộc đẻ thì ý kiến còn phân tán. Theo quy tắc chung, nếu không có chỉ định sản khoa đặc biệt nào, thì để sản phụ đẻ tự nhiên hơn là mổ lấy thai.

BỆNH NHÂN MANG VAN TIM GIẢ: đối với các mặt suy tim và nhóm chức năng mà bệnh nhân được phân loại, thì những vấn đề đặt ra cũng giống như đối với trường hợp tật van tim. Tuy nhiên bệnh nhân mang van tim giả cần được điều trị bằng thuốc chống đông máu thường xuyên. Những thuốc chống đông máu uống có tiềm năng sinh quái thai, dễ gây sẩy thai, và dị dạng ở phôi thai. Vì vậy trong lúc có thai thì người ta cho rằng tiêm dưới da heparin với liều 5.000 tới 10.000 đơn vị mỗi ngày là hơn.

CÁC BỆNH TIM NẶNG CÓ THE PHẢI ĐIỀU TRỊ BẰNG NGOẠI KHOA: những bệnh nhân bị hẹp van động mạch chủ, hẹp van hai lá, hẹp van động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ khít, hoặc bị viêm nội tâm mạc cấp tính khó kiểm soát bằng thuốc kháng sinh, có thể được phẫu thuật trong khi có thai với tỷ lệ tử vong ở mẹ và con chấp nhận được. Thực ra, thì nên điều trị những bệnh tim nói trên trước khi có thai.

TĂNG HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH TỪ TRƯỚC

  • Tăng huyết áp động mạch nặng (huyết áp tâm trương cao, có biến đổi ở đáy mắt, phì đại thất trái, thận bị ảnh hưởng): hiếm thấy ở những phụ nữ có thai, nhưng nếu có thì là chỉ định phá thai.
  • Tăng huyết áp động mạch trung bình: phụ nữ bị bệnh tăng huyết áp có tỷ lệ bị chứng sản giật nhiều hơn gấp 5 lần, so với phụ nữ huyết áp bình thường. Chỉ định thuốc hạ huyết áp suốt thời kỳ có thai. Không chắc chắn là thuốc hạ huyết áp có làm giảm nguy cơ sản giật hay không, nhưng có hiệu quả làm giảm tỷ lệ tử vong ở người mẹ và giảm tỷ lệ tử vong chu sinh.

BỆNH CƠ TIM TRƯỚC VÀ SAU CUỘC ĐẺ: trong thời kỳ trước và sau cuộc đẻ (2 tháng trước và 6 tháng sau) có thể xảy ra suy tim trái (khó thở, nhịp nhanh, phù phổi, tim to) tuy trước thời kỳ này sản phụ không hề có bệnh tim hoặc bị bệnh nhiễm vi khuẩn hoặc virus nào. Người ta chưa biết căn nguyên của tình trạng này. Tiên lượng khó nói trước, tỷ lệ tử vong chiếm 20- 30%. Những người sống sót thường khỏi bệnh hoàn toàn (40-50%), tuy nhiên, họ có nguy cơ bị lại trong những lần đẻ sau. Biện pháp điều trị là điều trị suy tim trái (thuốc lợi tiểu, digoxin, thuốc giãn mạch); những thuốc chống đông máu cũng được đề nghị sử dụng vì nguy cơ tai biến nghẽn mạch. Trong trường hợp điều trị nội khoa không kết quả, thì có thể chỉ định ghép tim.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận