SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN THÔNG LIÊN THẤT 

Bệnh tim mạch
  1. Siêu âm TM:

Đo một số thông số sau:

– Đường kính nhĩ trái (LA)

– Đường kính gốc ĐMC (Ao)

– Đường kính thất trái cuối tâm trương (LVDd)

– Đường kính thất trái cuối tâm thu (LVDs)

– Bề dày vách liên thất tâm trương (IVSd)

– Bề dày thành sau thất trái cuối tâm trương (LVPWd)

– Đường kính thất phải cuối tâm trương (RVDd)

Từ đó tính:

  • Chỉ số co ngắn sợi cơ (%D)

%D = (Dd – Ds) / Dd

  • Phân số tống máu thất trái (% EF)

EF = (Vd – Vs) /Vd

Trong đó:    Vd: Thể tích thất trái cuối tâm trương

Vs: Thể tích thất trái cuối tâm thu

Vd và Vs máy tự động tính (dựa theo Dd, Ds theo công thức teicholz).

  1. Siêu âm 2D.

2.1. Vị trí lỗ thông (phối hợp với màu và Doppler)

2.1.1. Phần màng (Quanh màng): (Subaortic, infracristal, membranous, Perimembranous…).

– Mặt cắt trục dài cạnh ức trái.

– Mặt cắt 5 buồng từ mỏm.

– Mặt cắt 5 buồng từ dưới sườn

– Mặt cắt trục ngắn cạnh ức trái mức qua van ĐMC.

2.1.2. Phần cơ bè (Trabecular, phần cơ, muscular, central, Apical, Marginal).

– Mặt cắt trục dài cạnh ức trái.

– Mắt cắt 4 buồng, 5 buồng từ mỏm (lệch)

– Mặt cắt 4 buồng, 5 buồng từ mỏm.

2.1.3. Phần buồng nhận (kiểu TSNT, inlet, kiểu dưới van 3 lá…).

– Mặt cắt 4 buồng từ mỏm (nghiêng về phía sau)

– Mặt cắt 4 buồng dưới sườn

– Mặt cắt trục ngắn cạnh ức qua van 2 lá

– Mặt cắt trục ngắn cạnh ức qua thất (T).

2.1.4. Phần buồng thoát (outlet, phần phễu, conal (nón) Supracristal (trên mào) subpulmonary (dưới van ĐMP), Doubly comitted (dưới 2 van ĐM, Subarterial (dưới van ĐM).

– Trục ngắn cạnh ức trái qua van ĐMC (12h -> 3h)

– Trục dài cạnh ức nghiêng về phía đường ra thất phải.

– Trục ngắn mức van ĐMC (12h -> 3h)

+ Malalignment: lỗ thông ở vị trí giữa phần buồng thoát và phần vách cỏ bè. Đây là thể thường thấy trong TOF, thân chung ĐM.

2.2. Xác định kích thước lỗ thông.

– Cách đo: Đo vào thời kỳ đầu tâm thu hoặc cuối tâm trương, ở vị trí rõ  nhất, kết hợp với S/A màu.

– Cách phân loại:

+ Theo diện tích cơ thể.

Lỗ TLT nhỏ d < 5mm/m2, trung bình: 5 – 9 mm/m2, lớn > 9 mm/m2.

+ Theo sự so sánh với ĐMC.

Với gốc:

– Lỗ thông nhỏ < 1/3 đường kính gốc ĐMC.

– Lỗ thông trung bình: 1/3 -> 2/3 đường kính gốc ĐMC.

– Lỗ thông lớn: > 2/3 hoặc gần bằng gốc ĐMC

* Siêu âm Doppler (phối hợp PW, CW và S.A màu).

– Nhỏ (Restrictive): < 0,5 cm2, < 50% vòng van ĐMC.

– Trung bình: (0,5 – 1,0 cm2) = 50 – 100% vòng van ĐMC.

– Lớn (Unrestrictive): (> 1,0 cm2). Lớn hơn 100% vòng van ĐMC.

  1. Siêu âm Doppler.

3.1. Đánh giá các biến đổi huyết động chính.

3.1.1. Xác định shunt, hướng shunt qua lỗ thông.

(Dựa vào màu Doppler xung, liên tục)

– Trong TLT có dòng chảy rối tâm thu khi đặt cửa sổ Doppler ở phía thất phải của lỗ TLT và phổ Doppler là phổ (+).

– Doppler xung rất nhạy trong việc xác định luồng Shunt qua lỗ thông bị đảo chiều.

3.1.2. Xác định độ lớn của Shunt:

3.1.2.1. Xác định lưu lượng Shunt: Bằng cách tính tỷ lệ lưu lượng dòng chảy qua van ĐMP (Qp) và lưu lượng dòng chảy qua van ĐMC (Qs).

– Thăm dò dòng chảy qua van ĐMP (Qp): thiết đồ cắt ngang cạnh ức trái ở mức van ĐMC, đặt cửa sổ Doppler ở ĐRTP sao cho phổ Doppler qua van ĐMP rõ nhất, đẹp nhất.

– Thăm dò dòng chảy qua van ĐMC (QS): mặt cắt 5 buồng tim từ mỏm, cửa sổ Doppler đặt ở ĐRTT ngang với vòng van ĐMC.

Q = VTI x (d/2)2 x p x HR

VTI: tích phân theo thời gian của vận tốc dòng chảy qua van ĐMC (hoặc van ĐMP) (cm).

d: đường kính đường ra thất phải (hay thất trái) do trên 2D (mm).

HR: tần số tim/phút.

Q: lưu lượng dòng chảy qua van ĐMC (hay ĐMP) bình thường Qp/Qs =1, trong TLT Qp/Qs > 1.

3.1.2.2. Đo chênh áp giữa thất trái và thất phải qua lỗ TLT.

3.1.2.3. Ước tính áp lực tâm thu động mạch phổi:

Dựa vào:

* Chênh áp thất trái, thất phải (qua TLT).

– Đo chênh áp TLT bằng mặt cắt trục dài cạnh ức trái.

ALTTĐMP = HA – PGmax TT/TP

Trong đó:

ALTTĐMP: áp lực tâm thu ĐMP

HA: Huyết áp tâm thu của bn đo ở cánh tay.

PGmax TT/TP: chênh áp tâm thu tối đa giữa thất trái và thất phải.

PGmax TT/TP = 4V2 (V là vận tốc tối đa dòng Shunt qua lỗ TLT).

* Dựa vào phổ hở van 3 lá (chênh áp TP, NP).

– Đo phổ hở van 3 lá trên mặt cắt 4 buồng từ mơm, hoặc trục ngắn cạnh ức trái.

ALTTĐMP = PGmax TP/NP + PNP

Trong đó: PGmax TP/NP = 4V2 (V là vận tốc tối đa dòng hở van 3 lá)

Pnp = áp lực nhĩ phải

(Thuỳ theo tình trạng suy tim từ 5 -> 15-20mmHg).

* Dựa vào phổ hở van ĐM phổi.

– Đo phổ hở van DMP bằng mặt cắt trục ngắn cạnh ức trái, mức van ĐMC PGmax đầu tâm trương + 10mgHg = áp lực trung bình (ALTB)

PGmax cuối tâm trương + 10mmHg = áp lực tâm trương (ALTTR)

ALTT (ĐMP) = 3ALTB – 2ALTTR

3.2. Đánh giá chức năng tâm trương thất trái: (Thăm dò dòng chảy qua van 2 lá).

– Mặt cắt 4 buồng từ mỏm:

Đo các thông số sau:

  1. Vận tốc dòng đổ đầy đầu tâm trương (VE) cm/s
  2. Vận tốc dòng đổ đầy cuối tâm trương (VA) cm/s
  3. Tỷ lệ VE/VA
  4. Tích phân vận tốc theo thời gian sóng E (VTIE) cm
  5. Tích phân vận tốc theo thời gian sóng A (VTIA) cm
  6. Tích phân vận tốc theo thời gian của dòng chảy toàn tâm trương (VTI) cm
  7. Tỷ lệ VTIE/VTIA
  8. Tỷ lệ VTIE/VTI
  9. Tỉ lệ VTIA/VTI
  10. Dốc giảm tốc của dòng chảy qua van 2 lá (Ds). Đo từ đỉnh sóng E đến điểm giao nhau giữa phần dốc giảm tốc và đường zero, máy tự cho kết quả.
  11. Thời gian giảm tốc của dòng đổ đày đầu tâm trương (DT): Được tính từ đỉnh sóng E đến điểm giao nhau của dốc giảm tốc sóng E và đường Zero (máy sẽ cho kết quả, đơn vị ms).
  12. Thời gian dãn đồng thể tích (IVRT) đo từ điểm cuối của phổ Doppler dòng chảy qua van ĐMC đến điểm bắt đầu của phổ Doppler dòng chảy qua van 2 lá trên đường zero (máy cho kết quả, đơn vị ms).

Trong TLT, nếu có rối loạn chức năng tâm trương thất trái thì:

– VA, DT, IVRT, VTIE, VTIA ­

– VE, Ds ¯

3.3. Tìm các tổn thương phối hợp.

– Tìm các tổn thương phối hợp.

* Do hậu quả của TLT:

– Hở van 2 lá, 3 lá, ĐMC, ĐMP do dãn vòng van.

– Sùi ở vách tim (thường gặp) và các van tim.

* Các tổn thường phối hợp khác:

– TLN

– Còn ống đ/m

– Các tổn thương tắc nghẽn của DMC (hẹp trên van, dưới van ĐMC, hẹp eo ĐMC.

– Hở van 2 lá (do sa van 2 lá).

– Hở 3 lá bẩm sinh

– Hẹp van 2 lá

– Hẹp van ĐMP

– Có thể kết hợp với các dị tật phức tạp như (TOF, thân chung ĐM…).

Tài liệu tham khảo:

1, Samanek M , Voriskova M. Congenital heart disease among 815,569 children born between 1980 and 1990 and their 15 year survival: a prospective Bohemia survival study. Pediatr Cardiol1999;20:411–7.

2, Meberg A , Otterstad JE, Froland G, et al. Increasing incidence of ventricular septal defects caused by improved detection rate. Acta Paediatr1994;83:653–7.

3, Mehta AV, Chidambaram B. Ventricular septal defect in the first year of life. Am J Cardiol1992;70:364–6.

4, Ramaciotti C , Vetter JM, Bornemeier RA, et al. Prevalence, relation to spontaneous closure, and association of muscular ventricular septal defects with other cardiac defects. Am J Cardiol1995;75:61–5.

5, Frontera-Izquierdo P , Cabezuelo-Huerta G. Natural and modified history of isolated ventricular septal defect: a 17-year study. Paediatr Cardiol1992;13:193–7.

6, Kidd L , Driscoll DJ, Gersony WM, et al. Second natural history study of congenital heart defects: results of treatment of patients with ventricular septal defects. Circulation1993;87 (suppl I) :I38–51.

7, Magee AG, Fenn L, Vellekoop J, et al. Left ventricular function in adolescents and adults with restrictive ventricular septal defect and moderate left-to-right shunting. Cardiol Young2000;10:126–9.

8, Magee AG, Boutin C, McCrindle BW, et al. Echocardiography and cardiac catheterisation in the preoperative assessment of ventricular septal defect in infancy. Am Heart J1998;135:907–13.

9, Gelb BD, O’Laughlin MP, Mullins CE. Prevalence of additional cardiovascular anomalies in patients referred for transcatheter closure of patent ductus arteriosus. J Am Coll Cardiol1990;16:1680–6.

10, Sutherland GR, Godman MJ, Smallhorn JF, et al. Ventricular septal defects: two dimensional echocardiographic and morphological correlations. Br Heart J1982;47:316–28.

11, O’Fallon WM, Weidman WH, eds. Long-term follow-up of congenital aortic stenosis, pulmonary stenosis, and ventricular septal defect: report from the second joint study of congenital heart defects (NHS-2). Circulation1993;87 (suppl I) :I1–126.

12, Craig BG, Smallhorn JF, Burrows P, et al. Cross-sectional echocardiography in the evaluation of aortic valve prolapse associated with ventricular septal defects. Am Heart J1986;112:800–7.

13, Tohyama K , Satomi G, Momma K. Aortic valve prolapse and aortic regurgitation associated with subpulmonic ventricular septal defect. Am J Cardiol1997;79:1285–9.

14, Ando M , Takao A. Pathological anatomy of ventricular septal defect associated with aortic valve prolapse and regurgitation. Heart Vessels1986;2:117–26.

15, Eroglu AG, Oztunc F, Saltik L, et al. Aortic valve prolapse and aortic regurgitation in patients with ventricular septal defect. Pediatr Cardiol2003;24:36–9.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

One Comment

Hỏi đáp - bình luận