Phẫu thuật và bệnh tim

Bệnh tim mạch

Phẫu thuật cấp cứu

Đương nhiên là phải phẫu thuật cấp cứu cho tất cả bệnh nhân tim, mặc dù tim của bệnh nhân đó ở tình trạng nào, khi bệnh nhân này mắc một bệnh đe doạ đến sinh mạng cần phải giải quyết ngay: ví dụ bệnh nhân tim khi bị tắc ruột, thoát vị nghẹt, viêm ruột thừa cấp tính với biến chứng viêm phúc mạc…

Phẫu thuật không cấp cứu, theo chương trình

TẬT VAN TIM: hẹp van động mạch chủ và hẹp van hai lá khít, và hở van động mạch chủ do bệnh giang mai (nhất là nếu tổn thương lan rộng tới các lỗ động mạch vành) làm tăng nguy cơ đối với can thiệp ngoại khoa. Phẫu thuật hiệu chỉnh những tật van tim kể trên trước khi thực hiện phẫu thuật dự định thì tốt hơn.

BỆNH TIM DO THIẾU MÁU CỤC BỘ: nhồi máu cơ tim cấp (trong vòng 3-6 tuần) và cơn đau thắt ngực không ổn định là những trường hợp chống chỉ định tuyệt đối đối với mọi can thiệp ngoại khoa không mang tính chất sống còn đối với bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân bị bệnh mạch vành thì phẫu thuật ở ổ bụng ít nguy cơ hơn phẫu thuật ở ngực. Trong những trường hợp bệnh tim do thiếu máu cục bộ mạn tính và ổn định, thì có thể tiến hành phẫu thuật nhưng phải tránh tình trạng giảm oxy-mô, hạ huyết áp, rối loạn chất điện giải, và rối loạn cản bằng kiểm toan.

Phải đặc biệt theo dõi nhịp tim, ở những bệnh nhân bệnh động mạch vành, vì thường hay xảy ra loạn nhịp thất.

TĂNG HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH: nếu bệnh nhân được điều trị bằng thuốc lợi tiểu, thì phải đảm bảo là bệnh không có giảm kali huyết. Nếu bệnh nhân có giảm kali huyết thì phải hiệu chỉnh rối loạn này trưâc khi phẫu thuật.

  • Tăng huyết áp vừa phải (trung bình): có thể giảm dần dần liều lượng những thuốc hạ huyết áp, thậm chí ngừng hẳn thuốc 2-3 ngày trước khi phẫu thuật.
  • Tăng huyết áp nặ.ng (huyết áp tâm trương bằng hoặc cao hơn 115 mmHg): nên tiếp tục điều trị hạ huyết áp để tránh cơn huyết áp kịch phát có khả năng xảy ra trong lúc phẫu thuật. Bác sỹ gây mê phải được biết tất cả những thứ thuốc mà bệnh nhân đã sử dụng đê điều trị, đặc biệt nếu là thuốc chẹn beta, resérpin, hoặc methyldopa.

SUY TIM: khó thở, khó thở tư thế đứng, tĩnh mạch cảnh ứ máu, tiếng nô nghe thấy ở phổi do ứ trệ, tiếng ngựa phi, là những dấu hiệu suy tim cần phải được điều trị trước khi can thiệp  ngoại khoa. Dùng digital với ý định phòng ngừa ở bệnh nhân tim không có những dấu hiệu lâm sàng suy tim rõ ràng là một chống chỉ định.

RỐI LOẠN NHỊP TIM VÀ Rối LOẠN DẪN TRUYỀN

Ngoại tâm thu thất: nếu có ngoại tâm thu thất thì bệnh nhân có tiềm năng nguy hiểm, cần phải được điều trị bằng các thuốc chống loạn nhịp (quinidin, lidocain, procainamid) và cần được theo dõi đặc biệt trong và sau phẫu thuật. Rung nhĩ mạn tính với nhịp thất có tần số thoả đáng (80-90 nhịp mỗi phút) thì không cần phải thận trọng đặc biệt.

Rối loạn dẫn truyền: nên đặt một máy tạo nhịp tạm thời trong những trường hợp bloc nhĩ-thất độ 2 và độ 3.

CÁC BỆNH TIM BẨM SINH: chỉ được phẫu thuật trong trường hợp có nguy cơ sống còn cần giải quyết ở những trường hợp: hội chứng Eisenmenger hoặc tứ chứng Fallot.

ở những bệnh nhân bị hẹp động mạch phổi và hẹp eo động mạch chủ khít, còn ống thông động mạch với lưu lượng phổi lớn chỉ được làm các phẫu thuật khác sau khi đã sửa chữa các bệnh tim bẩm sinh nói trên.

Phẫu thuật tim

Phẫu thuật tim, đặc biệt là phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ-vành và đặt van tim giả (van nhân tạo) có tiên lượng phụ thuộc vào tình trạng của tâm thất trái.

Nếu phân số tông máu giảm thì tỷ lệ tử vong do phẫu thuật có thể cao hơn gấp 2-3 lần.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận