Phân loại tăng huyết áp

Bệnh tim mạch

1. Một số định nghĩa tăng huyết áp

1.1. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

Đối với người lớn, huyết áp tâm thu có xu hướng tăng và Huyết áp tâm trương có xu hướng giảm. Khi trị số của huyết áp tâm thu >140 mmHg và Huyết áp tâm trương <90 mmHg, bệnh nhân được gọi là Tăng huyết áp TÂM THU đơn độc. Độ chênh huyết áp (tâm thu ‒ tâm trương) và huyết áp tâm thu dự báo nguy cơ và quyết định điều trị.

1.2. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người trẻ tuổi

Trẻ em và người trẻ, thường là nam giới, sự phối hợp của sự gia tăng nhanh chóng về chiều cao và sự rất đàn hồi của mạch máu làm tăng sự khuếch đại bình thường của sóng áp lực giữa ĐM chủ và ĐM cánh tay tạo nên huyết áp tâm thu rất cao nhưng Huyết áp tâm trương và huyết áp trung bình bình thường. Huyết áp ĐM chủ tuy vậy cũng bình thường. Điều này có thể dựa vào sự phân tích sóng mạch.

1.3. Tăng huyết áp tâm trương đơn độc

Thường xảy ra ở người trung niên, Tăng huyết áp tâm trương thường được định nghĩa khi huyết áp tâm thu < 140 và Huyết áp tâm trương > 90 mmHg. Mặc dù Huyết áp tâm trương thường được cho là yếu tố tiên lượng tốt nhất về nguy cơ ở bệnh nhân tuổi <50 một số tiền cứu về Tăng huyết áp tâm trương đơn độc cho thấy tiên lượng có thể lành tính, tuy vậy vấn đề đang còn tranh luận.

1.4. Tăng huyết áp “áo choàng trắng” và hiệu ứng “áo choàng trắng”.

Một số bệnh nhân huyết áp thường xuyên tăng tại bệnh việc hoặc phòng khám bác sĩ trong khi huyết áp hằng ngày hoặc đo 24h lại bình thường. Tình trạng này gọi là “tăng huyết áp áo choàng trắng”, cho dù một thuật ngữ khác ít mang tính cơ chế hơn là “tăng huyết áp phòng khám hoặc bệnh viện đơn độc”. Tỷ lệ hiện mắc “tăng huyết áp áo choàng trắng” là 10‒30%, chiếm một tỷ lệ không phải không đáng kể trên những đối tượng tăng huyết áp. Tăng huyết áp áo choàng trắng tăng theo tuổi và tỷ lệ này < 10% ở Tăng huyết áp độ 2, độ 3 khi đo tại phòng khám. Tăng huyết áp áo choàng trắng có thể là khởi đầu của Tăng huyết áp thực sự và có thể làm tăng nguy cơ BTM mặc dù không phải nghiên cứu nào cũng trả lời như the. Nghi ngờ Tăng huyết áp áo choàng trắng khi huyết áp đo tại phòng khám tăng hoặc kháng trị trong khi không có tổn thương cơ quan đích. Những người Tăng huyết áp phòng khám đơn độc có nguy cơ tim mạch thấp hơn những người vừa Tăng huyết áp phòng khám và Tăng huyết áp 24 giờ.

Bảng 5. Tăng huyết áp phòng khám đơn độc (còn gọi là Tăng huyết áp áo choàng trắng)

Chẩn đoán:
‒ huyết áp phòng khám ≥ 140/90 mmHg (nhiều lần đi khám)
‒ huyết áp 24 giờ < 125/80 mmHg
Thăm khám tìm kiếm các yếu tố nguy cơ chuyển hóa, tổn thương cơ quan đích có thể can thiệp Thay đổi phong cách sống và theo dõi sát; sử dụng thuốc nếu có bằng chứng tổn thương cơ quan đích
Chẩn đoán Tăng huyết áp phòng khám đơn độc khi huyết áp phòng khám ≥ 140/90 mmHg đo nhiều lần đi khám trong khi đó huyết áp 24 giờ <125/80 mmHg. Nên thăm khám tìm kiếm các yếu tố nguy cơ chuyển hóa và tổn thương cơ quan đích. Sử dụng thuốc chỉ nên áp dụng khi có bằng chứng tổn thương cơ quan đích hoặc nguy cơ tim mạch cao. Thay đổi phong cách sống và theo dõi sát nên được áp dụng cho tất cả bệnh nhân với Tăng huyết áp phòng khám đơn độc chưa sử dụng thuốc.

1.5. Tăng huyết áp ẩn giấu (masked hypertension) hoặc Tăng huyết áp lưu động đơn độc

Thường ít gặp hơn Tăng huyết áp áo choàng trắng nhưng khó phát hiện hơn, đó là tình trạng trái ngược – huyết áp bình thường tại phòng khám và Tăng huyết áp ở nơi khác, ví dụ tại nơi làm việc hay tại nhà (tăng huyết áp 24 giờ đơn độc). Những bệnh nhân này có tổn thương cơ quan đích nhiều hơn và nguy cơ cao hơn những đối tượng huyết áp luôn luôn bình thường.

1.6. Tăng huyết áp giả tạo

Trong một số lượng nhỏ bệnh nhân lớn tuổi, các ĐM nuôi cơ ngoại biên trở nên cứng nên băng quấn phải có áp lực cao hơn để nén lại. ĐM cánh tay hay ĐM quay vẫn bắt được dù băng quấn đã được bơm căng (dấu Osler dương tính). Khi nghi ngờ, đo huyết áp nội ĐM quay được tiến hành để xác định.

1.7. Hạ huyết áp tư thế đứng

Được định nghĩa là sự giảm huyết áp tâm thu tối thiểu 20 mmHg hoặc Huyết áp tâm trương 10 mmHg trong vòng 3 phút khi đo tư thế đứng. Nếu mạn tính, sự giảm huyết áp có thể một phần do sự suy giảm hệ thần kinh tự động đơn thuần, suy giảm đa hệ thống và một số trường hợp không có hệ thần kinh tự động. Những bệnh nhân này không chỉ có giảm huyết áp tư thế đứng mà Tăng huyết áp trầm trọng trong tư thế nằm ngửa trong đêm.

2. Phân loại tăng huyết áp

Khuyến cáo cập nhật sử dụng cách phân loại của Hội Tim mạch Việt Nam đã công bố vào năm 2007. Đây là khuyến cáo dựa vào phân loại của WHO/ISH năm 1999, năm 2005, JNCVI 1997 và đặc biệt là khuyến cáo của ESC/ESH 2003. Việc phân loại bao gồm tối ưu, bình thường, bình thường cao, ba giai đoạn tăng huyết áp: nhẹ vừa, nặng. Việc chọn giai đoạn Tăng huyết áp sẽ được chọn theo con số huyết áp cao nhất. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc được phân làm 3 mức độ 1,2, và 3 theo trị số huyết áp tâm thu. Nhiều tác giả trong nước khi nghiên cứu sử dụng phân độ của JNC VII tuy vậy việc áp dụng phân độ này không phổ biến và các tác giả của tổ chức này đang dự kiến sẽ công bố sự điều chỉnh của JNC VIII vào năm 2009. Khái niệm tiền Tăng huyết áp (prehypertension) không được áp dụng dù có ý nghĩa về dịch tễ học nhưng bất lợi về mặt tâm lý bệnh nhân do làm họ quá lo âu không cần thiết.

Bảng 6Phân độ tăng huyết áp

Phân loại huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg)
Huyết áp tối ưu <120 <80
Huyết áp bình thường <130 <85
Huyết áp bình thường cao 130‒139 85‒89
Tăng huyết áp độ 1 (nhẹ) 140‒159 90‒99
Tăng huyết áp độ 2 (trung bình) 160‒179 100‒109
Tăng huyết áp độ 3 (nặng) ≥ 180 ≥ 110
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥ 140 <90

Phân loại này dựa trên đo huyết áp tại phòng khám. Nếu huyết áp tâm thu và Huyết áp tâm trương không cùng một phân loại thì chọn mức huyết áp cao hơn để xếp loại

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận