Nhịp nhanh nhĩ kịch phát bị block

Bệnh tim mạch

NHỊP NHANH NHĨ KỊCH PHÁT BỊ BLOCK (Paroxysmal Atrial Tachycardia: PAT)

Nhịp nhanh nhĩ kịch phát bị block trước kia hay dùng, hiện nay trong các sách nước ngoài thường dùng từ nhịp nhanh nhĩ (Atrial Tachycardia: AT).
Nhịp nhanh nhĩ điển hình thường do một ổ phát nhịp ở nhĩ (ngoài nút xoang) nhưng trên nút nhĩ thất → vì vậy hình dạng sóng P có phần nào khác với P của nút xoang.

Nhịp nhanh nhĩ chỉ chiếm vào khoảng < 10% các nhịp nhanh kịch phát trên thất, tần số nhĩ vào khoảng 150‒200 lần/phút, thường chậm hơn tần số f của cuồng nhĩ (300 lần/phút). Hai rối loạn nhịp này thường gặp trên lâm sàng và cũng dễ bị nhầm lẫn nếu không để ý đến tần số. Nghiệm pháp xoa xoang cảnh giúp chẩn đoán phân biệt hai loạn nhịp này: cuồng nhĩ khi xoa xoang cảnh → tăng block nhĩ thất giúp thấy rõ sóng f hơn còn trong nhịp nhanh nhĩ kịch phát thì không đáp ứng.

Một đặc điểm quan trọng của nhịp nhanh nhĩ kịch phát hay nhịp nhanh nhĩ là khi vào cơn lúc khởi động (warming up) nhịp tim tăng lên từ từ, khi hết cơn (cooling down) nhịp tim giảm xuống từ từ.
Có thể định vị được vị trí ổ phát nhịp khi nhìn vào sóng P ở các chuyển đạo aVL hay V1 Nếu sóng P dương ở V1 → ổ phát nhịp ở nhĩ trái
Nếu sóng P dương ở aVL → ổ phát nhịp ở nhĩ phải.

1. CƠ CHẾ

Có hai cơ chế: vào lại (Reentrant) và tăng tự động tính (Automaticity)
• Cơ chế vào lại: thường xảy ra ở những bệnh nhân có bệnh tim thực tổn: bệnh mạch vành (có hay không có nhồi máu cơ tim), bệnh phổi (thuyên tắc phổi).
• Cơ chế tăng tự động tính: thường xảy ra trên bệnh nhân không có bệnh tim cấu trúc.
Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào bệnh cơ bản kèm theo và tốc độ cơn nhịp nhanh.

2. ĐIỀU TRỊ

Nhịp nhanh nhĩ nếu không do ngộ độc Digitalis điều trị các thuốc sau:
• Digitalis
• Ức chế beta
• Ức chế Canxi (verapamil, Diltiazem)

=> Mục đích: giảm đáp ứng thất
Nếu các thuốc trên ít hoặc không hiệu quả → thêm các thuốc nhóm IA, IC, III (xem thuốc chống loạn nhịp)
Cắt đốt qua catheter (catheter ablation) hiệu quả trong điều trị nhịp nhanh nhĩ, phải khảo sát kỹ cơ chế loạn nhịp trước khi làm thủ thuật và cân nhắc bệnh lý tim mạch kèm theo.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận