Ngoại tâm thu

Bệnh tim mạch

Định nghĩa

Ngoại tâm thu là những co bóp của tim hoặc một bộ phận của tim xảy ra trước so với co bóp bình thường.

Điện sinh lý

Ngoại tâm thu là do tăng tính tự động của một số bộ phận của mô đặc biệt của tim (mô nút, mô dẫn truyền), do những rối loạn dẫn truyền xung điện tại chỗ, hoặc do sự kết hợp của cả hai yếu tố này.

Căn nguyên

  • Không có bệnh tim: ngoại tâm thu nhĩ hoặc thất hay xảy ra ở một cơ tim bình thường.

+ Biến đổi trương lực thần kinh phế vị, lo âu, xúc cảm.

+ Hút thuốíc lá, uống cà phê.

+ Sử dụng thuốc: sử dụng quá liều digital là nguyên nhân kinh điển của ngoại tâm thu thất, nhất là dạng nhịp đôi. Những thuốc giống giao cảm và thuốc mê toàn thân. Những thuốc chống trầm cảm ba nhân vòng. Những dẫn xuất của phenothiazin. Tác động nghịch thường của thuốc chống loạn nhịp, những thuốc này làm mất đi một số loạn nhịp nhưng lại có thể gây ra ngoại tâm thu, nhất là loạn nhịp phối hợp.

  • Bệnh tim: tất cả các tổn thương mạch máu của cơ tim, hoặc do viêm, hoặc do thoái hoá, đều có thể gây ra ngoại tâm thu, nhất là những tổn thương của động mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim, và những bệnh cơ tim.
  • Những rối loạn chuyển hoá: giảm oxy mô, giảm kali huyết, tăng kali huyết, rối loạn cân bằng kiềm toan, ưu năng tuyến giáp.

Phân loại

  • Ngoại tâm thu lẻ tẻ: xuất hiện đơn độc, thỉnh thoảng mới có, không có tính thời gian nhất định.
  • Mạch đôi: mỗi chu trình tim bình thường lại tiếp theo bởi một lần ngoại tâm thu. Sóng máu do ngoại tâm thu nhịp đôi gây ra có khi quá yếu, đến độ không thể nhận thấy được khi bắt mạch quay, trong trường hợp này mạch quay có vẻ bị chậm như một trường hợp nhịp tim chậm.
  • Mạch ba: cứ sau hai chu trình tim liên tiếp thì lại có một nhịp ngoại tâm thu, hoặc cứ mỗi chu trình tim bình thường thì lại có hai lần ngoại tâm thu liên tiếp.
  • Ngoại tâm thu từng loạt (từng chùm): có từ 3 đến 5 lần ngoại tâm thu liên tiếp nhau.
  • Ngoại tâm thu đơn hình: là ngoại tâm thu với dạng sóng điện tâm đồ giống nhau.
  • Ngoại tâm thu đa hình: là ngoại tâm thu có dạng sóng điện tâm đồ thay đổi.

Triệu chứng

Các triệu chứng thường không có liên quan với độ nặng của ngoại tâm thu. Một số thể không có biểu hiện lâm sàng, những thể khác gây ra hồi hộp (đánh trống ngực), hoặc đau vùng trước tim, tuy nhiên những thể này có thể lành tính hoặc có tiềm năng nguy hiểm.

Trong ngoại tâm thu thất, nếu quan sát các tĩnh mạch cảnh, có thể thấy các tĩnh mạch này bỗng nhiên đầy máu, do hiện tượng tâm nhĩ phải co bóp trong khi van ba lá vẫn đóng kín.

Nghe tim không thấy thay đổi nào nếu là ngoại tâm thu muộn, nhưng trong trường hợp ngoại tâm thu sớm thì tiếng tim thứ hai không nghe thấy.

Ngoại tâm thu nhĩ

Định nghĩa

Tim co sớm, bắt nguồn từ trong những tâm nhĩ ở khoảng giữa hai nút xoang và nút Taivara.

Căn nguyên

Thường không biết. Có thể do tác động của thuốc lá, cà phê, lo âu, suy tim, giảm oxy mô (thiếu oxy), các chất điện giải bị thay đổi.

Chẩn đoán

Dựa trên điện tâm đồ, có những sóng p sớm. Những sóng p biến dạng và đa hình là dấu hiệu báo trước rung nhĩ.

Điều trị

Chỉ cần điều trị những trường hợp ngoại tâm thu có ảnh hưởng tới bệnh nhân. Bỏ thuốc lá và không uống cà phê.

Có thể dùng thuôc chẹn beta, và tuỳ tình hình cho dùng quinidin hoặc amiodaron (xem phần viết về các thuốc này).

GHI CHÚ: Ngoai tâm thu bộ nôi hoặc ngoai tâm thu nút bắt

nguồn ở trong bó His, biểu hiện như những ngoại tâm thu nhĩ (trên điện tâm đồ phức hợp QRS vẫn bình thường hoặc hơi giãn rộng), nhưng giống với ngoại tâm thu thất, vì tiếp sau bởi một quãng nghỉ bù, sóng p âm xuất hiện ở trước hoặc theo sau ngoại tâm thu, hoặc nằm lẫn trong phức hợp QRS. Ngoại tâm thu bộ nối (nút) thường gặp nhất là trong trường hợp nhồi máu cơ tim phần trước cấp tính.

Ngoại tâm thu thất

Định nghĩa

Tim co sớm, với xung điện bắt nguồn từ trong những tâm thất, ở một vị trí nằm giữa nút Taivara và những nhánh cuối của mô dẫn truyền (bó His).

Triệu chứng xem phần trên, những nhận xét chung về ngoại tâm thu. Ngoại tâm thu thất là loại loạn nhịp hay gặp nhất kể cả trong điều trị ngoại lẫn nội trú.

Chẩn đoán

ĐIỆN TÂM ĐỔ: phức hợp QRS xuất hiện sớm và giãn rộng (hơn 0,11 giây), có móc, không có sóng p sớm ở phía trước. Ngoại tâm thu thất có thể đơn độc hoặc thành loạt từ 3 đến 5 phức hợp liên tiếp. Nếu xuất hiện từ 5 phức hợp liên tiếp trở lên như thế với tần suất trên 100 lần /phút, thì gọi là nhịp nhanh thất. Khoảng nghỉ tiếp sau ngoại tâm thu là khoảng nghỉ bù. Nhịp cơ bản của tim không bị xê dịch. Ngoại tâm thu thất có thể xen vào giữa hai chu chuyển bình thường của tim, có thể là ngoại tâm thu đôi, ba hoặc thành loạt. Hình dạng của phức hợp ngoại tâm thu thất có thể giống nhau ngay cả sau hàng năm, hoặc có thể thay đổi khác nhau ở từng mỗi phức hợp ngoại tâm thu. Ghi điện tâm đồ liên tục (Holter) được chỉ định trong tất cả các trường hợp ngoại tâm thu thất có biểu hiện lâm sàng hoặc có tiềm năng nguy hiểm.

PHÁT HIỆN BỆNH TIM: khi gặp một trường hợp ngoại tâm thu thất có ảnh hưởng tới bệnh nhân hoặc có tiềm năng nguy hiểm, thì cần khám chuyên khoa tim sâu, đặc biệt là để tìm xem có bệnh động mạch vành không.

Tiên lượng

Ngoại tâm thu thất trong trường hợp không có bệnh tim: thường không có ý nghĩa gì đặc biệt và không làm tăng nguy cơ đột tử.

Ngoại tâm thu thất trong bối cảnh có bệnh tim, đặc biệt là bệnh mạch vành: tăng nguy cơ đột tử.

Những tiêu chuẩn dưới đây xác định ngoại tâm thu là có tiềm năng nguy hiểm:

+ Quá 6 nhịp ngoại tâm thu thất xuất hiện trong một phút.

+ Khi gắng sức thì làm ngoại tâm thu xuất hiện hoặc trở nên nặng thêm.

+ Ngoại tâm thu thành loạt.

+ Ngoại tâm thu đa hình.

+ Phức hợp QRS ở quá gần sóng T của chu trình tim đi trước (gọi là hiện tượng R/T).

Điều trị

Chỉ điều trị những trường hợp ngoại tâm thu thất gây ra hậu quả huyết động hoặc có tiềm năng nguy hiểm. Những trường hợp ngoại tâm thu thất không triệu chứng thì không cần chỉ định điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp, chỉ cần sử dụng thuốc an thần kinh (làm dịu), bỏ hút thuốc và không ucíng cà phê.

Điều trị nguyên nhân: trong trường hợp dùng quá liều digital thì ngừng digital, cho kali chlorur. Nếu ngoại tâm thu thất là thứ phát do suy tim không được điều trị tốt, thì ngược lại cần phải cho digital hoặc tăng liều lên. Trong những trường hợp này thì định lượng nồng độ digital trong máu là cần thiết.

Các thuốc chống loạn nhịp (xem phần viết về các thuốc này): phải cho rất thận trọng vì nguy cơ “dễ gây loạn nhịp” càng cao nếu chức năng tâm thất càng xấu. Những thuốc chẹn beta là loại thuốc chống loạn nhịp duy nhất không có tác dụng” dễ gây loạn nhịp”. Đối với những bệnh nhân đang dưỡng sức sau cơn nhồi máu cơ tim, thì nên điều trị ngoại tâm thu thất bằng các thuốc chống loạn nhịp nhóm thứ 3 (amiodaron).

Theo dõi lâm sàng chặt chẽ và ghi điện tâm đồ liên tục (Holter) cho phép đánh giá hiệu quả của biện pháp điều trị.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận