Ngất (xỉu) – triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán

Bệnh tim mạch

Theo các nghiên cứu ngất chiếm khoảng 1% số bệnh nhân nhập viện và khoảng 3% số bệnh nhân cấp cứu và cũng có khoảng 3% dân số có ngất. Tần suất của ngất thay đổi theo tuổi, giới tính và nguyên nhân. Chẩn đoán phân biệt ngất rất rộng và không có một xét nghiệm đặc hiệu nào là thích hợp với tất cả các bệnh nhân ngất nên rất khó để hình thành một chẩn đoán thống nhất. Không hiểu biết về nguyên nhân thì hiệu quả điều trị là không tưởng. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân gây ra ngất hết sức quan trọng trong thực hành y học. Nguyên nhân thường gặp nhất là ngất có nguồn gốc phế vị, chiếm khoảng 20%-40% các trường hợp ngất.

Tại nước ta chưa có nghiên cứu về tỉ lệ ngất toàn dân tuy vậy theo các báo cáo riêng lẻ tại các bệnh viện tỉ lệ vào viện không khác so với các nước trên thế giới, điều này có thể nhận thấy qua số lượng cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn ngày càng tăng tại các Trung tâm Tim mạch trong cả nước. Mặc dù còn hạn chế các nghiên cứu trong nước liên quan dịch tễ, chẩn đoán và điều trị ngất, chúng tôi mạnh dạn đề xuất khuyến cáo này nhằm chuẩn bị cho các nghiên cứu hệ thống và hoàn thiện hơn trong thời gian đến. Khuyến cáo được thực hiện chủ yếu dựa vào các tài liệu của Hội Tim mạch Châu Âu. Nội dung khuyến cáo hành động tập trung vào 3 phần chính: tổng quát, chẩn đoán và điều trị ngất nhằm phục vụ cho Đại hội Tim mạch Quốc gia lần thứ 12 tại Nha Trang. Phân nhóm và mức chứng cứ trong khuyến cáo được thống nhất như các khuyến cáo của Hội Tim mạch Quốc gia. Phần giải trình đầy đủ về ngất sẽ được ấn hành trong thời gian đến.

1. TỔNG QUÁT

1.1. Định nghĩa
Ngất là sự mất ý thức tạm thời do giảm tưới máu toàn não bộ với các biểu hiện khởi phát nhanh, kéo dài ngắn và hồi phục hoàn toàn.
Đây là định nghĩa mới có khác so với trước đây, từ “mất ý thức tạm thời” là biểu hiện của giai đoạn trước ngất. Ngất đôi lúc cũng dùng cho “mất ý thức tạm thời” như trong động kinh co giật và ngay cả đột quỵ.
1.2. Phân loại và sinh lý bệnh ngất.
1.2.1. Ngất phản xạ (qua trung gian thần kinh)
Ngất phản xạ thường là một nhóm không đồng nhất về các điều kiện trong đó phản xạ tim mạch (thường có lợi nhằm kiểm soát tuần hoàn bị rối loạn cách hồi) khi đáp ứng với một khởi kích sẽ tạo ra sự dãn mạch và/hoặc nhịp chậm và từ đó làm tụt giảm HA động mạch và tưới máu não toàn bộ [48].
Việc nhận biết các khởi kích có vai trò quan trọng giúp chẩn đoán ngất:
– Ngất “vận mạch phế vị” được xem như “ngất thông thường”, qua trung gian xúc cảm hoặc tư thế. Thường ngất khởi đầu bằng tiền triệu của hệ thần kinh tự động (toát mồ hôi, tái nhợt, nôn).
– Ngất theo tình huống là ngất phản xạ kết hợp với một số hoàn cảnh đặc biệt. Ngất sau khi gắng sức có thể xảy ra ở vận động viên trẻ như là một thể của ngất phản xạ và ngất xảy ra ở người trung niên và lớn tuổi như biểu hiện sớm của suy hệ thần kinh tự động trước khi gây hạ HA tư thế điển hình.
– Ngất xoang cảnh là bối cảnh đặc biệt. Trong thể hiếm có thể khởi kích bằng phương pháp cơ học khi xoa xoang cảnh. Trong thể thường gặp không có cơ chế khởi kích cơ học và được chẩn đoán bằng xoa xoang cảnh [47].
– Từ “thể không điển hình” được dùng để mô tả những tình huống mà ngất phản xạ xảy ra không rõ có sự khởi kích hay không.
Thể điển hình của ngất do phế vị thường bắt đầu ở người trẻ và khác với các thể không điển hình khác là ở tuổi cao hơn kết hợp với rối loạn tim mạch hoặc thần kinh gây nên do hạ HA tư thế hoặc sau ăn. Trong các thể sau cùng này ngất phản xạ là quá trình bệnh lý chủ yếu liên quan đến rối loạn hệ thần kinh tự động không thể hoạt hóa các phản xạ bù trừ do vậy có sự trùng lắp với suy yếu hệ thần kinh tự động [4].
1.2.2. Hạ HA tư thế và hội chứng không dung nạp tư thế
Ngược với ngất phản xạ, trong suy hệ thần kinh tự động do đường ra hoạt tính giao cảm bị suy yếu mạn tính làm cho sự co mạch bị yếu đi. Ở thế đứng, HA tụt và ngất hoặc tiền ngất xảy ra. Hạ HA tư thế được định nghĩa là sự giảm sút bất thường của HA tâm thu ở thế đứng. “Không thích ứng tư thế” là những dấu chứng và triệu chứng xảy ra ở thế đứng do tuần hoàn bất thường. Ngất là một triệu chứng và các dấu hiệu khác như: chóng mặt, xoàng, tiền ngất; yếu, mệt, đờ đẫn, hồi hộp, toát mồ hôi, rối loạn thị giác, rối loạn thính giác, đau gáy, đau lưng hoặc trước tim. Trong đó các thể ngất phản xạ mà tác động tư thế là yếu tố khởi phát chính [33],[41].
Bảng 1. Phân loại Ngất [39]

Ngất phản xạ (qua trung gian thần kinh)
Vận mạch phế vị:
– Qua trung gian xúc cảm: sợ hãi, đau, sợ dụng cụ, sợ máu.
– Qua trung gian tư thế
Tình huống:
– Ho, hắt xì.
– Kích thích dạ dày (nuốt, rặn, đau nội tạng)
– Tiểu tiện (sau tiểu).
– Sau gắng sức
– Sau bữa ăn
– Khác (ví dụ: cười, cử tạ,…)
Ngất xoang cảnh
Ngất không điển hình (không có yếu tố khởi kích rõ và/hoặc biểu hiện không rõ)
Ngất do hạ huyết áp tư thế
Suy hệ tự động nguyên phát:
– Suy hệ tự động đơn thuần, thoái hóa nhiều hệ thống, bệnh Parkinson với suy hệ tự động, giảm trí nhớ thể Lewy
Suy hệ tự động thứ phát:
– Đái tháo đường, nhiễm bột, tăng ure máu, tổn thương tủy sống
Hạ huyết áp tư thế do thuốc:
– Rượu, thuốc dãn mạch, lợi tiểu, phenothiazines, chống trầm cảm.
Giảm thể tích:
– Xuất huyết, đi chảy, nôn mửa…
Ngất im (tim mạch)
Rối loạn nhịp là nguyên nhân chính: Nhịp chậm:
– Rối loạn chức năng nút xoang (bao gồm hội chứng nhịp nhanh/nhịp chậm).
– Bệnh dẫn truyền hệ thống nhĩ thất.
– Suy chức năng các dụng cụ cấy vào cơ thể.
Nhịp nhanh:
– Trên thất.
– Thất (không rõ, thứ phát sau bệnh tim cấu trúc hoặc bệnh kênh tế bào).
Thuốc gây nhịp chậm hoặc rối loạn nhịp nhanh. Bệnh tim thực thể:
– Tim: bệnh van tim, nhồi máu/thiếu máu cơ tim, bệnh cơ tim phì đại, khối u tim (u nhày nhĩ, ung thư…), bệnh màng tim/chèn ép tim, bất thường bẩm sinh mạch vành, rối loạn chức năng van nhân tạo. – Khác: tắc nghẽn phổi, bóc tách động mạch chủ cấp, tăng áp động mạch phổi.

1.2.3. Ngất do tim
– Rối loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp tim là nguyên nhân thường gặp nhất của ngất tim, nó gây ra rối loạn tuần hoàn đưa đến giảm cung lượng tim và lưu lượng mạch não. Ngất thường có nhiều yếu tố nguy cơ phối hợp bao gồm nhịp tim, loại loạn nhịp tim, chức năng thất trái, tư thế, và giảm bù mạch máu. Yếu tố sau này bao gồm các phản xạ thần kinh qua thụ thể cũng như đáp ứng với hạ HA tư thế gây ra do loạn nhịp. Tuy vậy cho dù yếu tố nào nhưng khi loạn nhịp là nguyên nhân đầu tiên thì cần phải điều trị [31], [10].
– Bệnh tim thực thể: Bệnh tim thực thể có thể gây ngất khi nhu cầu tuần hoàn vượt quá khả năng tim nhằm đảm bảo nhu cầu cung lượng tim. Ngất do bệnh cơ tim thực thể càng nặng khi đi kèm các bệnh có tắc nghẽn đường ra thất trái. Cơ sở ngất là do không đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp máu do tắc nghẽn cơ học. Ngoài ra trong một số trường hợp ngất không chỉ là giảm cung lượng tim mà một phần do phản xạ không phù
hợp hoặc hạ HA thế đứng. Trong hẹp đông mạch chủ, ngất không chỉ do giảm cung lượng tim mà còn liên quan phản xạ dãn mạch và/hoặc rối loạn nhịp tim. Trong đó rối loạn nhịp tim hoàn toàn rung nhĩ là nguyên nhân thường gặp. Do vậy để điều trị ngất hữu hiệu cần điều trị bệnh tim thực thể.

Bảng 2. Phân tầng nguy cơ trong đánh giá ban đầu của các nghiên cứu hồi cứu các quần thể [39]

Nghiên cứu Yếu tố nguy cơ Chỉ số Mục tiêu Kết quả
Francisco Syn- cope Rule ĐTĐ bất thường.
Suy tim sung huyết.
Khó thở.
– Hct < 30%.
HA tâm thu < 90 mmHg.
Không có nguy cơ: 0 YTNC Có nguy cơ: ≥ 1 YTNC Biến cố nặng sau 7 ngày 98% nhạy cảm và 56% đặc hiệu
Martin và cs. ĐTĐ bất thường
Tiền sử RL nhịp thất.
Tiền sử suy tim.
Tuổi > 65.
0 đến 4
điểm (1
điểm cho 1 YTNC)
RL nhịp thất nặng 1 năm hoặc RL nhịp thất nguy cơ tử vong. 0% khi 0 điểm
5% khi 1 điểm
16% khi 2 điểm
27% khi 3 hoặc 4 điểm.
Chỉ số OESIL ĐTĐ bất thường
Tiền sử bệnh tim mạch.
Không có tiền triệu.
Tuổi > 65.
0 đến 4
điểm (1
điểm cho 1 YTNC)
Tử vong sau 1 năm 0% khi 0 điểm
0,6% khi 1 điểm
14% khi 2 điểm
29% khi 3 điểm.
53% khi 4 điểm.
Chỉ số EGSYS Hồi hộp trước khi ngất (+4).
ĐTĐ bất thường và/hoặc bệnh tim (+3).
Ngất khi gắng sức (+3).
Ngất khi ngồi (+2)
Tiền triệu TKTĐ (-1).
Các yếu tô thuận lợi và/ hoặc làm dễ (-1)
Cộng các tổng điểm (+) và (-) Tử vong 2 năm
………….. Khả năng ngất tim
2% khi < 3 điểm
21% khi ≥ 3 điểm
………………. 2% khi < 3 điểm
13% khi 3 điểm
33% khi 4 điểm
77% khi > 4 điểm

ĐTĐ: điện tâm đồ; RL: rối loạn; TKTĐ: thần kinh tự động

2. CHẨN ĐOÁN

2.1. Đánh giá ban đầu
Đánh giá ban đầu của một bệnh nhân với mất ý thức thoáng qua bao gồm bệnh sử chi tiết, khám thực thể, đo HA tư thế, và điện tâm đồ. Trên cơ sở những dữ kiện này, các xét nghiệm bổ sung có thể được thực hiện:
• Xoa xoang cảnh nếu bệnh nhân > 40 tuổi
• Siêu âm tim khi có bệnh tim đã biết trước đó hoặc có dữ kiện gợi ý bệnh tim cấu trúc hoặc ngất thứ phát do nguyên nhân tim mạch.
• Monitor điện tim ngay khi nghi ngờ ngất do loạn nhịp tim.
• Thay đổi tư thế (nghiệm pháp nằm sang đứng và/hoặc nghiệm pháp bàn nghiêng) khi ngất liên quan đến tư thế đứng hoặc khi nghi ngờ ngất do cơ chế phản xạ.
• Các nghiệm pháp ít đặc hiệu hơn như đánh giá thần kinh hay các xét nghiệm máu
chỉ được chỉ định khi có nghi ngờ mất tri giác thoáng qua không do ngất [46], [5]. Đánh giá ban đầu cần trả lời 3 câu hỏi:
1. Đây có phải là một cơn ngất hay không?
2. Bệnh nguyên là gì?
3. Có dữ kiện gợi ý nguy cơ cao của các biến cố tim mạch hay tử vong không?
2.2. Chẩn đoán ngất
Gián biệt giữa ngất và tình trạng không phải ngất với mất tri giác thật sự hay rõ ràng có thể được thực hiện trong hầu hết các trường hợp với bệnh sử lâm sàng chi tiết, nhưng đôi khi cũng rất khó khăn.
Cần trả lời các câu hỏi sau:
1. Có mất tri giác hoàn toàn?
2. Có mất tri giác thoáng qua với khởi bệnh nhanh và thời gian ngất ngắn?
3. Có hồi phục tự nhiên, hoàn toàn, không có di chứng?
4. Có mất trương lực tư thế?
Nếu các câu trả lời là có, thì cơn xảy ra rất có khả năng là ngất. Nếu câu trả lời của một hoặc nhiều câu hỏi trên là không thì cần loại trừ các thể khác của mất tri giác trước khi tiến hành đánh giá ngất.
2.3. Chẩn đoán bệnh nguyên
Đánh giá ban đầu có thể xác định nguyên nhân ngất trong 23%-50% bệnh nhân. Bảng 3 liệt kê vài câu hỏi quan trọng nhất cần phải được trả lời bằng bệnh sử lâm sàng. Có vài dấu hiệu trong bệnh sử lâm sàng, khám thực thể hoặc điện tâm đồ (ĐTĐ) có thể được xem xét trong chẩn đoán nguyên nhân ngất mà không cần phải thăm dò thêm và có thể bắt đầu điều trị [16], [17].
Trong nhiều tình huống khác, các dấu hiệu khi đánh giá đầu tiên không cho phép xác định chẩn đoán, nhưng gợi ý nguyên nhân (Bảng 3). Trong những trường hợp này, thăm dò bổ sung thường là cần thiết.

Ngất trung gian thần kinh:
– Không có bệnh tim.
– Tiền sử từ lâu bị ngất tái diễn.
– Sau khi đột ngột có cái nhìn, mùi, vị hoặc cơn đau khác thường
– Đứng lâu, đông người, nóng.
– Nôn, mửa kèm ngất.
– Trong khi ăn hoặc sau ăn.
– Xoay đầu hoặc đè lên xoang cảnh.
– Sau gắng sức
Ngất do hạ HA thế đứng
– Sau khi đứng.
– Liên quan tạm thời với liều khởi đầu thuốc hạ HA.
– Đứng lâu đặc biệt nơi đông người, nơi quá nóng.
– Có bệnh thần kinh tự động hoặc Parkinson.
– Đứng lâu sau gắng sức.
Ngất do tim
– Có bệnh tim thực thể rõ.
– Tiền sử gia đình hoặc đột tử hoặc bệnh lý kênh tế bào.
– Khi gắng sức hoặc nằm.
– ĐTĐ bất thường.
– Khởi phát hồi hộp đột ngột ngay sau khi ngất.
– ĐTĐ gợi ý ngất:
+ Blốc hai bó (blốc nhánh trái hoặc blốc nhánh phải kèm blốc phân nhánh trái trước hoặc blốc phân nhánh trái sau).
+ Rối loạn dẫn truyền trong thất (> 0,12 giây)
+ Blốc nhĩ thất độ 2 Mobitz-1.
+ Nhịp chậm xoang không thích nghi (< 50 l/phút), blốc xoang nhĩ hoặc ngừng xoang ≥ 3 giây khi không có thuốc tăng nhịp tim.
– Nhịp nhanh thất không bền bỉ.
– Phức bộ QRS tiền kích thích.
– QT ngắn hoặc kéo dài.
– Tái cực sớm.
– Blốc nhánh phải hoàn toàn với ST chênh lên từ V1-3 (Hội chứng Brugada).
– Sóng T âm ở chuyển đạo phải, sóng epsilon và điện thế muộn thất gợi ý bệnh cơ tim thất phải sinh loạn nhịp (ARVC: arrhythmogenic right ventricular cardiomyopathy)).
– Sóng Q gợi ý Nhồi máu cơ tim.

2.4. Chẩn đoán phân tầng nguy cơ
Khi nguyên nhân của ngất còn chưa chắc chắn sau khi đánh giá ban đầu thì bước tiếp theo là đánh giá nguy cơ của các biến cố tim mạch lớn hoặc tử vong đột ngột do tim. Hình 1 trình bày phác đồ chẩn đoán ở những bệnh nhân này.

Bảng 4. Chẩn đoán phân tầng nguy cơ

Tiêu chuẩn nguy cơ cao ngắn hạn cần phải nhập viện ngay hoặc đánh giá tích cực
1) Bệnh tim thực thể nặng hoặc bệnh mạch vành (suy tim, giảm LVEF, hoặc Nhồi máu cơ tim cũ)
2) Hình ảnh điện tâm đồ hoặc lâm sàng gợi ý ngất rối loạn nhịp tim:
– Ngất trong khi gắng sức hoặc khi nằm.
– Hồi hộp bất cứ lúc nào của ngất.
– Tiền sử gia đình đột tử.
– Nhịp nhanh thất không bền bỉ.
– Blốc hai phân nhánh hoặc các rối loạn dẫn truyền thất khác có QRS ≥ 120 ms.
– Nhịp xoang chậm không thích nghi (< 50 l/phút) hoặc blốc xoang nhĩ không dùng các loại giảm co bóp tim hoặc tập luyện thể lực.
– Phức bộ QRS tiền kích thích.
– Khoảng QT kéo dài hoặc rút ngắn.
– Blốc nhánh phải hoàn toàn với ST chênh lên ở V1-3 (Hội chứng Brugada).
– Sóng T âm ở chuyển đạo tim phải, sóng epsilon và điện thế muộn gợi ý ARVC.
3) Các bệnh phối hợp nặng:
– Thiếu máu nặng.
– Rối loạn điện giải.

NMCT: nhồi máu cơ tim; LVEF: phân suất tống máu thất trái; ARVC: bệnh cơ tim thất phải
sinh loạn nhịp
2.5. Các nghiệm pháp chẩn đoán
2.5.1. Xoa xoang cảnh
Khuyến cáo về Tiêu chuẩn chẩn đoán của đánh giá ban đầu [39]

Khuyến cáo Loại Mức chứng cứ
Ngất phế vị được chẩn đoán nếu ngất khởi phát bởi xúc cảm hoặc tư thế và phối hợp với tiền triệu điển hình I C
Ngất do tình huống được chẩn đoán nếu ngất xảy ra trong khi hay tức thì sau các tình huống kích phát đặc biệt (Bảng 4) I C
Ngất do tư thế được chẩn đoán khi xảy ra sau khi đứng dậy và ghi nhận có hạ HA tư thế I C
Ngất liên quan loạn nhịp được chẩn đoán bởi ĐTĐ nếu:
Nhịp chậm xoang thường xuyên < 40 ck/ph khi thức hoặc blốc xoang nhĩ tái phát hoặc ngừng xoang > 3 giây
Blốc nhĩ thất độ 2 Mobitz-II hay độ 3
Blốc nhánh trái và nhánh phải luân phiên
Nhịp nhanh thất hay nhịp nhanh trên thất kịch phát với tần số cao
Nhịp nhanh thất đa dạng từng cơn với QT dài hoặc ngắn
Rối loạn chức năng máy tạo nhịp hoặc máy khử rung tự động với ngừng tim
I C
Ngất liên quan đến thiếu máu cục bộ tim được chẩn đoán khi có bằng chứng ĐTĐ của thiếu máu cục bộ cấp với nhồi máu cơ tim hay không I C
Ngất do tim được chẩn đoán khi xảy ra ở bệnh nhân cơ u nhầy nhĩ trái sa xuống, hẹp van chủ trầm trọng, tăng áp phổi, thuyên tắc phổi hay bóc tách động mạch chủ I C

Từ lâu người ta thấy rằng khi ép vào nơi phân nhánh động mạch cảnh chung làm chậm nhịp tim và tụt HA. Ở vài người, phản xạ khi xoa xoang cảnh gây nên đáp ứng bất thường. Ngừng tim > 3 giây và/hoặc giảm HA tâm thu > 50 mmHg được xem là tăng nhạy cảm xoang cảnh (CSH). Khi phối hợp với ngất tự nhiên thì tăng nhạy cảm xoang cảnh được xem là ngất xoang cảnh (CSS) [8]. Khuyến cáo Xoa xoang cảnh [39]

Khuyến cáo Loại Mức chứng cứ
Chỉ định
Xoa xoang cảnh được chỉ định ở bệnh nhân > 40 tuổi với ngất chưa rõ nguyên nhân sau khi đánh giá đầu tiên
I B
Nên tránh xoa xoang cảnh ở bệnh nhân với cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua và ở bệnh nhân có tiếng thổi ĐM cảnh (trừ khi Doppler đã loại trừ hẹp có ý nghĩa). III C
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Xoa xoang cảnh có giá trị chẩn đoán nếu có thể gây ngất khi có vô tâm thu > 3 giây và/hoặc tụt HA tâm thu
> 50 mmHg
I B

Từ lâu người ta thấy rằng khi ép vào nơi phân nhánh động mạch cảnh chung làm chậm nhịp tim và tụt HA. Ở vài người, phản xạ khi xoa xoang cảnh gây nên đáp ứng bất thường. Ngừng tim > 3 giây và/hoặc giảm HA tâm thu > 50 mmHg được xem là tăng nhạy cảm xoang cảnh (CSH). Khi phối hợp với ngất tự nhiên thì tăng nhạy cảm xoang cảnh được xem là ngất xoang cảnh (CSS) [8].
2.5.2. Các nghiệm pháp về tư thế
Thay đổi từ tư thế nằm sang ngồi làm cho máu dịch chuyển từ lồng ngực xuống chi dưới, dẫn đến giảm lượng máu tĩnh mạch trở về và cung lượng tim. Nếu không có cơ chế bù trừ, giảm HA có thể gây ngất. Hiện nay, có hai phương pháp khác nhau để đánh giá đáp ứng đối với thay đổi tư thế từ nằm sang đứng . Một là ‘đứng chủ động’, trong đó bệnh nhân chủ động đứng dậy, và hai là nghiêng đầu lên 60-700 [45].
2.5.2.1. Đứng chủ động
Nghiệm pháp này được sử dụng để chẩn đoán gián biệt các loại không dung nạp tư thế. Chỉ cần HA kế là đủ để làm test lâm sàng thông lệ vì đơn giản và dễ trang bị. Các loại máy đo HA tự động được lập trình để đo lập lại và khẳng định những số đo khi các giá trị đo được chênh nhau, có thể bất tiện vì HA sẽ giảm nhanh khi bị tụt HA tư thế. Với HA kế không thể đo hơn 4 lần/phút mà không gây nghẽn tĩnh mạch ở tay. Nếu cần đo thường xuyên HA thì có thể sử dụng loại máy đo không xâm nhập từng nhát đập của tim.
Khuyến cáo nghiệm pháp đứng chủ động [39]

Khuyến cáo Loại Mức chứng cứ
Chỉ định – Đo HA bằng tay từng lúc khi nằm và trong khi đứng chủ động trong 3 phút, được chỉ định để đánh giá đầu tiên khi nghi ngờ hạ HA tư thế I B
– Đo áp lực không xâm từng nhát tim đập có thể có ích trong trường hợp nghi ngờ IIb C
Tiêu chuẩn chẩn đoán
– Nghiệm pháp có giá trị chẩn đoán khi giảm HA tâm thu có triệu chứng > 20 mmHg từ mức HA cơ bản hoặc giảm HA tâm trương > 10 mmHg, hoặc HA tâm thu giảm xuống
< 90 mmHg
I C
– Nghiệm pháp được xem là có giá trị chẩn đoán giảm HA tâm thu có triệu chứng > 20 mmHg từ mức HA cơ bản hoặc giảm HA tâm trương > 10 mmHg, hoặc HA tâm thu giảm xuống < 90 mmHg IIa C

2.5.2.2. Nghiệm pháp bàn nghiêng
Nghiệm pháp bàn nghiêng có thể khởi phát phản xạ qua trung gian thần kinh trong bối cảnh thực nghiệm. Ứ máu và giảm lượng máu tĩnh mạch trở về do tư thế và bất động sẽ khởi phát phản xạ. Tác dụng cuối cùng, hạ HA và thường kèm chậm tần số tim, liên quan với suy khả năng co mạch, sau đó là suy giao cảm và tăng hoạt phó giao cảm [3], [11].
Khuyến cáo nghiệm pháp bàn nghiêng [39]

Khuyến cáo Loại Mức chứng cứ
Phương pháp:
– Nằm trước giai đoạn nghiêng ít nhất 5 phút khi không có thông tĩnh mạch, và ít nhất 20 phút nếu có thông tĩnh mạch.
– Góc nghiêng giữa 60-70 độ.
– Giai đoạn thụ động tối thiểu 20 phút và tối đa 45 phút.
– Với nitroglycerin, liều cố định 300-400 microgam dưới lưỡi cho khi đứng lên.
– Với isoproterenol, truyền với liều 1-3 microgam/phút nhằm gia tăng nhịp tim trung bình 20%-25% trên mức cơ bản.
II I

I I

CB B

B B

Chỉ định:
– Nghiệm pháp bàn nghiêng được chỉ định trong trường hợp ngất đơn thuần không giải thích có nguy cơ cao hoặc ngất tái diễn mà không có bệnh tim thực thể hoặc có bệnh tim thực thể gây ngất đã loại trừ.
– Nghiệm pháp bàn nghiêng được chỉ định khi có giá trị lâm sàng để xác định sự nhạy cảm phản xạ ngất của bệnh nhân. – Nghiệm pháp bàn nghiêng dùng để phân biệt ngất phản xạ và do tư thế.
– Nghiệm pháp bàn nghiêng để phân biệt ngất với co giật trong động kinh.
– Nghiệm pháp bàn nghiêng có thể chỉ định để đánh giá bệnh nhân bị ngã tái diễn không giải thích được.
– Nghiệm pháp bàn nghiêng có thể chỉ định để đánh giá bệnh nhân ngất thường xuyên và bệnh tâm lý.
– Nghiệm pháp bàn nghiêng không khuyến cáo để đánh giá điều trị.
– Isoproterenol trong nghiệm pháp bàn nghiêng chống chỉ định khi có bệnh tim thiếu máu cục bộ.
I

I

IIa IIb IIb IIb III III

B

C

C C C C C C

Tiêu chuẩn chẩn đoán
– Ở bệnh nhân có bệnh tim thực thể việc ngất gây
nên do phản xạ hạ HA/nhịp chậm hoặc hạ HA tư thế tiến triển (có hoặc không có triệu chứng) được chẩn đoán ngất phản xạ và hạ HA tư thế theo thứ tự.
I B
– Ở bệnh nhân không có bệnh tim thực thể việc gây nên hạ HA phản xạ/nhịp chậm không có ngất có thể là tiêu chuẩn chẩn đoán ngất phản xạ. IIa B
– Ở bệnh nhân bệnh tim thực thể, rối loạn nhịp tim hoặc các nguyên nhân tim mạch khác gây ngất cần loại trừ trước khi xem nghiệm pháp bàn nghiêng chẩn đoán dương tính. IIa C
– Việc xuất hiện mất ý thức mà không có hạ HA và/ hoặc nhịp chậm nên chẩn đoán ngất giả do tâm lý. IIa C

2.5.3. Theo dõi điện tâm đồ (ĐTĐ) liên tục (xâm và không xâm)
Theo dõi ĐTĐ liên tục là một phương pháp để chẩn đoán những loạn nhịp nhanh và nhịp chậm xen kẽ. Hiện nay có nhiều phương tiện để theo dõi ĐTĐ liên tục như: Máy theo dõi ĐTĐ Holter kinh điển, hệ thống theo dõi ĐTĐ trong bệnh viện, máy ghi các rối loạn nhịp, máy ghi vòng tái lặp mang bên ngoài hay cấy vào cơ thể và máy theo dõi ĐTĐ từ xa (ở nhà) (telemetry).
2.5.3.1. Theo dõi ĐTĐ liên tục trong bệnh viện (monitoring)
Theo dõi ĐTĐ liên tục tại giường hay từ xa (telemetry) tại phòng theo dõi trung tâm được thực hiện khi bệnh nhân có nguy cơ cao loạn nhịp đe dọa tính mạng. Theo dõi ĐTĐ liên tục trong một vài ngày có thể có giá trị ở những bệnh nhân với những biểu hiện lâm sàng hoặc ĐTĐ bất thường gợi ý ngất do loạn nhịp, đặc biệt nếu sự theo dõi được áp dụng ngay sau ngất. Mặc dù chẩn đoán qua theo dõi ĐTĐ liên tục có thể chỉ 16% nhưng cần thiết để tránh những nguy cơ tức thì cho bệnh nhân [17].
2.5.3.2. Theo dõi Holter ĐTĐ
Trong thực hành theo dõi ĐTĐ liên tục bằng máy Holter ghi ĐTĐ thường dùng trong thời gian kinh điển là 24-48 giờ, hoặc ngay đến 7 ngày. Tuy nhiên, vì hầu hết các triệu chứng bệnh nhân không tái diễn trong thời gian theo dõi, giá trị thực sự của Holter ĐTĐ trong chẩn đoán ngất có thể là thấp với 1%-2% ở những đối tượng không chọn lọc. Trong 15% bệnh nhân, các triệu chứng không gắn liền với loạn nhịp tim. Như vậy, ở những bệnh nhân này, một loạn nhịp có thể được loại trừ như là một nguyên nhân của ngất. Theo dõi Holter ĐTĐ trong ngất là không tốn kém về chi phí thiết lập, nhưng tốn kém về chi phí cho mỗi chẩn đoán. Holter theo dõi trong ngất có thể có giá trị nhiều hơn nếu các triệu chứng xảy ra rất thường xuyên [38].
Vai trò của theo dõi ĐTĐ liên tục không thể được xác định một cách riêng biệt. Bác sĩ sẽ được định hướng bởi các kết quả đánh giá ban đầu. Trong một số trường hợp, nơi mà các bằng chứng lâm sàng gợi ý mạnh mẽ một chẩn đoán ngất phản xạ, và đặc biệt là khi ngất xảy ra thỉnh thoảng, theo dõi ĐTĐ liên tục có thể được coi là không cần thiết. Trong những bệnh nhân có triệu chứng thường xuyên hoặc trong những người mà ngất do loạn nhịp được nghi ngờ, nhưng không phải là người có nguy cơ cao, theo dõi bằng ILR có thể hữu ích hơn.
2.5.3.3. Máy ghi các biến cố đặt sẵn ngoài
Máy ghi các biến cố ngoài là những máy bên ngoài cơ thể được dùng ở bệnh nhân khi triệu chứng xảy ra thì ghi ngay. Những loại máy này có thể hữu ích trong khảo sát bệnh nhân với chứng hồi hộp đánh trống ngực, chúng không có vai trò trong đánh giá ngất [27].
2.5.3.4. Máy ghi ĐTĐ vòng tái lập ngoài (ELR: External loop recorders)
Những thiết bị này có một mạch bộ nhớ ghi và xóa ĐTĐ liên tục. Khi được kích hoạt bởi bệnh nhân, điển hình là sau khi một triệu chứng đã xảy ra, 5-15 phút của ĐTĐ trước kích hoạt được lưu giữ và có thể được lấy tái lặp để phân tích. Chúng được kết nối với bệnh nhân thông qua các điện cực qua da [32].
2.5.3.5. áy cấy dưới da ghi ĐTĐ vòng tái lập (ILRs: Implantable loop recorders)
ILRs được cấy dưới da qua gây tê tại chỗ và có một tuổi thọ pin lên đến 36 tháng. Các thiết bị này có một bộ nhớ tái lập lại ĐTĐ mà lưu các vòng ĐTĐ được ghi và có thể truy xuất hồi cứu lại khi kích hoạt hoặc bởi bệnh nhân hoặc người chứng kiến, thường là sau khi một cơn ngất xảy ra, hoặc tự động kích hoạt trong trường hợp xảy ra loạn nhịp tim đã được xác định trước [28], [29].
Có một số trường hợp quan tâm khác ngoài ngất không giải thích được, trong đó ILRs đã được khảo sát áp dụng như:
• Bệnh nhân nghi ngờ bị động kinh nhưng điều trị cho thấy không có hiệu quả.
• Bệnh nhân nghi ngờ ngất tái phát do thần kinh khi sự hiểu biết về cơ chế ngất tự phát có thể làm thay đổi cách tiếp cận điều trị.
• Bệnh nhân với blốc nhánh mà có blốc nhĩ thất kích phát là thích hợp mặc dù đánh giá
về điện sinh lý hoàn toàn âm tính.
• Bệnh nhân với bệnh tim thực thể được xác định và/hoặc nhịp nhanh thất không trường diễn mà trong đó loạn nhịp nhanh thất là thích hợp mặc dù nghiên cứu điện sinh lý hoàn toàn âm tính.
• Bệnh nhân ngã quỵ không giải thích được.
Khuyến cáo theo dõi điện tâm đồ liên tục [39]

Khuyến cáo Loại Mức chứng cứ
Chỉ định
• Theo dõi ĐTĐ liên tục được chỉ định ở những bệnh nhân có bệnh cảnh lâm sàng hoặc ĐTĐ gợi ý ngất do loạn nhịp. Thời gian (và kỹ thuật) theo dõi phải được chọn theo nguy cơ và dự báo tỷ lệ tái phát cơn ngất
I B
Theo dõi monitoring tức thì tại bệnh viện (tại giường hay từ xa) được chỉ định ở những bệnh nhân nguy cơ cao. I C
Theo dõi Holter liên tục được chỉ định ở những bệnh nhân có cơn ngất hoặc tiền ngất thường xảy ra (≥1 /tuần) I B
ILR được chỉ định trong:
+ Pha đầu của đánh giá bệnh nhân với ngất tái phát có nguồn gốc chưa xác định, không có tiêu chuẩn nguy cơ cao và khả năng tái phát cao. + Bệnh nhân nguy cơ cao mà một phương pháp đánh giá thông thường không phát hiện nguyên nhân gây ngất hoặc cần để điều trị đặc hiệu.
I

I

BB
ILR phải được xem xét để đánh giá sự tham gia của nhịp chậm trước khi tạo nhịp IIa B
Máy ghi ngoài tái lập ĐTĐ phải được xem xét ở bệnh nhân có triệu chứng liên quan khoảng ≤ 4 tuần IIa B
Tiêu chuẩn chẩn đoán
• Theo dõi monitoring để chẩn đoán khi có sự liên quan giữa ngất và rối loạn nhịp (nhịp nhanh-nhịp chậm) được phát hiện
I B
Trong trường hợp không có sự liên quan, theo dõi monitoring để chẩn đoán khi có Mobitz-2 hoặc blốc AV độ III hoặc ngừng tim > 3 giây (cần loại trừ ở người trẻ có luyện tập, rối loạn trong giấc ngủ, bệnh nhân đang dùng thuốc, rung nhĩ được kiểm soát nhịp) hoặc cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất kéo dài, nhịp nhanh thất được phát hiện. Không có loạn nhịp trong ngất sẽ loại bỏ ngất do rối loạn nhịp I C
Những dữ liệu của ĐTĐ trong tiền ngất không cho thấy liên quan với loạn nhịp thì không biểu hiện chính xác của ngất II C
Những loạn nhịp không có triệu chứng thì không đại diện chính xác của ngất II C
Nhịp xoang chậm (không có biểu hiện ngất) thì không đại diện chính xác của ngất II C

2.5.3.6. Theo dõi từ xa (tại nhà) telemetry
Gần đây nhất, hệ thống thiết bị bên ngoài và cấy dưới da mà có thể cung cấp ghi ĐTĐ liên tục hoặc bộ nhớ tái lặp 24 giờ, với dẫn truyền không dây (thời gian thực) đến một trung tâm dịch vụ, đã được phát triển. Tuy vậy, vai trò tiềm năng của các hệ thống này trong việc xác định chẩn đoán bệnh nhân ngất cần phải được tiếp tục đánh giá [44].
2.5.4. Thăm dò điện sinh lý tim trong ngất
Hiệu quả chẩn đoán nguyên nhân ngất bằng thăm dò điện sinh lý tim phụ thuộc vào dự báo khả năng bất thường (khả năng tiền test) cũng như protocol của thăm dò điện sinh lý. Độ nhạy cảm và độ đặc hiệu của điện sinh lý tim không cao nhất là sự xuất hiện các phương pháp theo dõi lâu dài không xâm nhập đã giảm tầm quan trọng của điện sinh lý tim. Tuy vậy điện sinh lý tim vẫn có vai trò ở bệnh nhân bị suy giảm LVEF vì trong trường hợp này chỉ định ICD là cần thiết cho dù cơ chế ngất nào. Một số tình huống sau có thể cần thiết cho thăm dò điện sinh lý tim.
2.5.4.1. Nghi ngờ nhịp chậm cách hồi
Khả năng tiền test của ngất liên quan nhịp chậm khá cao khi nhịp chậm xoang không có triệu chứng (< 50 l/phút) hoặc blốc xoang nhĩ. Giá trị tiên lượng của thời gian phục hồi nút xoang (TGPHNX) kéo dài không được xác định rõ. Sự đáp ứng bất thường được xác định khi TGPHNX ≥ 1,6 – 2 giây hoặc ≥ 525 ms với thời gian phục hồi nút xoang hiệu chỉnh (TGPHNXHC) [40].
2.5.4.2. Ngất ở bệnh nhân blốc nhánh (sắp bị blốc nhĩ thất cao độ)
Bệnh nhân blốc nhánh có nguy cao bị blốc nhĩ thất cao độ. Hai yếu tố cho thấy có nguy cơ cao bị blốc nhĩ thất ở bệnh nhân bị blốc nhánh: tiền sử ngất, khoảng HV kéo dài. Sự xuất hiện blốc trong hoặc dưới His khi phát nhịp nhĩ tăng dần dự báo cao nguy cơ xuất hiện blốc nhĩ thất nhưng ít nhạy cảm. Sự xuất hiện blốc trong His và dưới His bằng thuốc nhóm I dự báo blốc nhĩ thất kịch phát có độ nhạy cao. Giá trị tiên lượng của thuốc làm HV kéo dài ≥ 120 ms nhưng không gây blốc có ý nghĩa chưa rõ. Ngoài ra, khoảng 1/3 bệnh nhân có thăm dò điện sinh lý tim âm tính nhưng được lắp ILR lại được phát hiện có blốc nhĩ thất cách hồi hoặc thường xuyên cho thấy thăm dò điện sinh lý tim có giá trị nhạy cảm và đặc hiệu không cao [34].
2.2.4.3. Nghi ngờ nhịp nhanh
Ở bệnh nhân ngất có cơn hồi hộp ngắn xảy ra gợi ý NNKPTT khi đó thăm dò điện sinh lý tim có thể chỉ định để đánh giá chính xác cơ chế đặc biệt khi cần can thiệp cắt đốt. Ở bệnh nhân có Nhồi máu cơ tim cũ nhưng LVEF bảo tồn sự xuất hiện NNT đơn dạng bền bỉ dự báo mạnh mẽ nguyên nhân ngất, trong khi đó việc tạo cơn rung thất không đặc hiệu. Không tạo được rối loạn nhịp thất giúp xác định bệnh nhân ít có nguy cơ ngất do loạn nhịp. Vai trò thăm dò điện sinh lý tim và việc dùng thử nghiệm thuốc nhóm I ở bệnh nhân ngất và nghi ngờ còn bàn cãi [23].
Khuyến cáo thăm dò điện sinh lý/ngất

Khuyến cáo Loại Mức chứng cứ
Chỉ định
• Bệnh nhân có bệnh tim Thiếu máu cục bộ được chỉ định thăm dò điện sinh lý tim nếu các xét nghiệm ban đầu gợi ý nguyên nhân ngất là do rối loạn nhịp trừ khi đã có chỉ định đặt máy khử rung • Bệnh nhân có blốc nhánh cần cân nhắc thăm dò điện sinh lý tim khi các thăm dò không xâm nhập không chẩn đoán được • Bệnh nhân bị ngất có cảm giác hồi hộp xuất hiện đột ngột trong thời gian ngắn trước đó thì có thể tiến hành thăm dò điện sinh lý tim khi các thăm dò không xâm nhập không chẩn đoán được • Bệnh nhân có hội chứng Brugada, bệnh cơ tim loạn nhịp sinh ra từ thất phải và bệnh cơ tim phì đại, có thể tiến hành thăm dò điện sinh lý tim ở những trường hợp thích hợp. • Bệnh nhân trong các ngành nghề có nguy cơ cao cần phải loại trừ nguyên nhân ngất do bệnh lý tim mạch, có thể tiến hành thăm dò điện sinh lý tim ở trường hợp thích hợp. • Thăm dò điện sinh lý tim không được khuyến cáo ở những bệnh nhân có ĐTĐ bình thường, không có bệnh tim và không hồi hộp.
Tiêu chuẩn chẩn đoán
• Thăm dò điện sinh lý tim chẩn đoán và không cần làm thêm thăm dò nào khác trong những trường hợp sau: * Nhịp chậm xoang và thời gian hồi phục nút xoang hiệu chỉnh kéo dài (> 525 ms)
I B
* Blốc nhánh và hoặc là khoảng HV ≥ 100 ms, hoặc blốc His-Purkinje độ 2 hoặc 3 được chứng minh khi tạo nhịp nhĩ tăng thêm, hoặc thử nghiệm bằng thuốc I B
* Xuất hiện nhịp nhanh thất đơn dạng kéo dài ở bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim. I B
* Xuất hiện nhịp nhanh trên thất nhanh gây các triệu chứng của hạ huyết áp hoặc các triệu chứng tự động. I B
Khoảng HV từ 70 đến 100 ms nên cân nhắc chẩn đoán IIa B
Xuất hiện nhịp nhanh thất hoặc rung thất ở bệnh nhân có hội chứng Brugada, bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp, và những bệnh nhân được hồi sức sau ngưng tim có thể được cân nhắc chẩn đoán. IIb B
Xuất hiện nhịp nhanh thất đa dạng hoặc rung thất ở bệnh nhân có bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ hoặc bệnh cơ tim giãn không thể nghĩ một chẩn đoán xác định. III B

2.5.5. Phương pháp adenosine triphosphate [39]
Phương pháp tiêm nhanh (< 2 s) 20 mg ATP (adenosine) có theo dõi ĐTĐ qua monitor. Khi thấy blốc nhĩ thất kèm vô tâm thu kéo dài > 6 s hoặc blốc nhĩ thất kéo dài trên 10s là bất thường. Nghiệm pháp ATP gây đáp ứng bất thường ở một số bệnh nhân ngất không rõ nguyên nhân (nhất là ở phụ nữ lớn tuổi không có bệnh tim thực thể), nhưng không được điều trị, điều này gợi ý rằng blốc kịch phát có thể là nguyên nhân gây ngất không giải thích được [18].

Khuyến cáo Loại Mức chứng cứ
Chỉ định
– Do thiếu tương quan với ngất liên quan tính tự động, nghiệm pháp ATP không thể dùng để chẩn đoán trong việc chọn lựa bệnh nhân đặt máy tạo nhịp
III B

2.5.6. Siêu âm tim và các kỹ thuật hình ảnh khác [39]
Siêu âm tim đánh giá thông tin về huyết động cấu trúc và chức năng là một kỹ thuật chính để chẩn đoán bệnh tim thực tổn.

Khuyến cáo Loại Mức chứng cứ
Chỉ định
– Siêu âm tim được chỉ định giúp chẩn đoán và phân tầng nguy cơ ở những bệnh nhân nghi ngờ có bệnh tim thực thể
I B
Tiêu chuẩn chẩn đoán
– Siêu âm tim tự nó là đủ chẩn đoán nguyên nhân ngất khi hẹp nặng động mạch chủ, các u tim hoặc huyết khối gây tắc nghẽn, chèn ép tim do bệnh màng ngoài tim, bóc tách động mạch chủ và các bất thường bẩm sinh của động mạch vành.
I B

2.5.7. Nghiệm pháp gắng sức
Ngất liên quan hoạt động thể lực ít gặp. Nghiệm pháp gắng sức nên được làm ở bệnh nhân có các cơn ngất trong hoặc ngay sau gắng sức. Nên theo dõi sát ĐTĐ và huyết áp trong khi thử nghiệm và giai đoạn hồi phục vì ngất có thể xảy ra trong hoặc ngay sau gắng sức. Hai trường hợp này nên được xem xét riêng [53].

Khuyến cáo Loại Mức chứng cứ
Chỉ định
– Nghiệm pháp gắng sức được chỉ định ở bệnh nhân ngất trong hoặc ngay sau gắng sức
I C
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Nghiệm pháp gắng sức có giá trị chẩn đoán khi ngất xảy ra trong hoặc ngay sau gắng sức kèm bất thường ĐTĐ hoặc tụt huyết áp nặng
Nghiệm pháp gắng sức có giá trị chẩn đoán nếu blốc nhĩ thất độ 2 Mobitz-II hoặc blốc nhĩ thất độ 3 xuất hiện khi gắng sức ngay cả khi không có ngất
II CC

2.5.8. Thông tim
Các kỹ thuật thông tim (như chụp động mạch vành) nên được tiến hành ở bệnh nhân nghi ngờ thiếu máu hoặc nhồi máu cơ tim và để loại trừ loạn nhịp do thiếu máu.

2.5.9. Đánh giá tâm thần kinh
Ngất và tâm thần kinh tác động lẫn nhau theo hai cách. Nhiều loại thuốc về tâm thần có thể góp phần vào hiện tượng ngất qua hạ HA tư thế và khoảng QT kéo dài. Ngưng thuốc điều trị tâm thần có thể gây những hậu quả tâm thần kinh nghiêm trọng và không nên ngưng thuốc mà không có sự tư vấn phù hợp của chuyên gia tâm thần [7].

Khuyến cáo Loại Mức chứng cứ
Chỉ định
Đánh giá tâm thần kinh được chỉ định ở bệnh nhân nghi mất ý thức thoáng qua là do giả ngất do tâm lýTrắc nghiệm gắng sức, thường kèm điện não đồ
và theo dõi video có thể cân nhắc chẩn đoán mất ý thức thoáng qua bắt chước ngất (“giả ngất”) hoặc động kinh
IIIb CC

2.5.10. Đánh giá về thần kinh [22]
2.5.10.1. Lâm sàng
– Suy yếu hệ thần kinh tự động: Ở ANF, ANS không thể đáp ứng được các đòi hỏi sinh lý, được biểu hiện là hạ HA thế đứng.
– Động kinh: Động kinh có thể gây mất ý thức thoáng qua: bệnh nhân không có đáp ứng, ngã xuống và sau đó không nhớ hiện tượng vừa xảy ra. Hiện tượng này chỉ xảy ra trong giật, cứng, giật cứng và động kinh toàn thể không co giật. Khi không có co giật ở trẻ em và không có co giật phức tạp cục bộ hóa ở người lớn thì ý thức chỉ bị thay đổi chứ không mất đi; những bệnh nhân này vẫn đứng được trong cơn, trái ngược với mất ý thức thoáng qua.
– Các cơn khác: Sự tê liệt nhất thời với yếu và liệt do cảm xúc, thường do cười. Bệnh nhân tỉnh táo, do đó không có quên. Khi đi kèm theo ngủ ngày, sự tê liệt nhất thời giúp chẩn đoán chứng ngủ rũ.
2.5.10.2. Các thăm dò thần kinh [2]
– Điện não đồ: Trong ngất, điện não đồ (ĐNĐ) giữa các cơn bình thường. Một ĐNĐ bình thường giữa các cơn không loại trừ được động kinh, nhưng phải luôn được giải thích trong bối cảnh lâm sàng.
– Hình ảnh vi tính cắt lớp và cộng hưởng từ: Chưa có nghiên cứu đánh giá giá trị hình ảnh não bộ đối với ngất. Không nên chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ trong các trường hợp ngất không phức tạp. Nhưng hình ảnh có thể cần để đánh giá thần kinh.
– Các nghiên cứu về mạch máu thần kinh: Chưa có nghiên cứu gợi ý rằng siêu âm doppler động mạch cảnh có giá trị ở những bệnh nhân có ngất điển hình

Khuyến cáo Loại Mức chứng cứ
Chỉ định
Cần đánh giá thần kinh ở những bệnh nhân nghi mất ý thức thoáng qua là do động kinh
Cần đánh giá về thần kinh khi ngất là do ANF để đánh giá các bệnh nền
Không có chỉ định Điện não đồ, siêu âm các động mạch cổ, và chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ não trừ phi nghi ngờ nguyên nhân mất ý thức thoáng qua không phải do ngất
II

III

C C C

 Xem thêm: Điều trị, xử trí ngất

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận