Ngất ở trẻ em

Bệnh tim mạch

Ngất ở trẻ em

Đánh giá chẩn đoán

Đánh giá chẩn đoán bệnh nhân nhi tương tự như ở người lớn. Phần lớn căn nguyên là ngất phản xạ, nhưng rất hiếm gặp những trường hợp ngất do rối loạn nhịp nguy hiểm hoặc bất thường về cấu trúc tim. Ngất cũng cần được phân biệt với bệnh động kinh và giả ngất do tâm thần, đó là những nguyên nhân hiếm gặp nhưng quan trọng của tình trạng mất ý thức thoáng qua ở bệnh nhân nhi.

Hai thể đặc biệt xảy ra trong giai đoạn đầu thời thơ ấu:
1. Cơn ngất phản xạ ở trẻ sơ sinh (còn gọi là xanh xao do cơn ngưng thở ngắn và phản xạ động kinh do thiếu oxy), tạo ra một kích thích khó chịu ngắn, là do ức chế tim qua trung gian phế vị.
2. Mất ý thức thoáng qua vì giảm oxy do ngưng thở (còn gọi là xanh tím do cơn ngưng thở ngắn), được đặc trưng bởi quá trình ngưng thở ra khi khóc, dẫn đến xanh tím và mất ý thức thoáng qua.

Một số biểu hiện bệnh sử có thể gợi ý căn nguyên tim mạch và nên đánh giá tim mạch nhanh chóng:
– Tiền sử gia đình: đột tử sớm < 30 tuổi, gia đình mắc bệnh tim.
– Biết hoặc nghi ngờ bệnh tim.
– Yếu tố gây ra: tiếng ồn, hoảng sợ, kích thích xúc động tột cùng.
– Ngất trong thời gian tập thể dục, liên quan đến bơi.
– Ngất mà không có tiền triệu, trong khi không hoạt động hoặc ngủ, hay trước đó đau ngực hoặc tim đập nhanh.

Điều trị

Phương pháp điều trị tương tự như người lớn. Tuy nhiên, trong điều trị cần chú ý hiệu quả của các thuốc và luyện tập thế đứng đối với ngất tái phát là chưa xác định trong những thử nghiệm ở bệnh nhân nhi không được thiết kế nghiên cứu tốt. Hơn nữa, ngay cả trong trường hợp ngất phế vị với ngưng tâm thu kéo dài, máy tạo nhịp nên tránh vì hội chứng thoáng qua và lành tính.

Tóm lại, những điểm mấu chốt cho việc đánh giá ngất ở bệnh nhân nhi như sau:

– Ngất trong thời thơ ấu là phổ biến, phần lớn là căn nguyên phản xạ, chỉ có một số ít nguyên nhân có khả năng đe dọa tính mạng.
– Phân biệt giữa nguyên nhân lành tính và nghiêm trọng được thực hiện chủ yếu dựa vào bệnh sử, khám lâm sàng và ĐTĐ.
– Điều trị nền cho các bệnh nhân trẻ với ngất phản xạ bao gồm giáo dục và bảo đảm.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận