Khám chi trong triệu chứng bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch

BÀN TAY VÀ NGÓN TAY: ngón tay dùi trống có trong các bệnh tim bẩm sinh gây xanh tím, viêm màng trong tim nhiễm khuẩn, bệnh phổi mạn tính. Tắc mạch do nhiễm khuẩn huyết trong viêm màng trong tim nhiễm khuẩn thường xảy ra ở các ngón tay và mu bàn tay. Đó là các nốt nhỏ màu đỏ, lúc đầu rất đau (giả chín mé của Osler), trở nên sẫm hơn, ít đau hơn rồi hết hoàn toàn sau 4-5 ngày. Hiếm khi hoá mủ. Trong hội chứng Marfan, các ngón tay rất mảnh và rất dài, thường có tách động mạch chủ đi kèm.

CHI DƯỚI: phù tim xuất hiện trước hết ở cổ chân, thường vào cuối ngày và hết sau một đêm nghỉ ngơi. Để phát hiện sớm, dùng ngón tay cái ấn da trên nền xương cứng (ví dụ mặt trong của xương chày). Nếu có phù thì có vết lõm, có thể đo được độ sâu bằng milimet (dấu hiệu godet). Người ta ước tính có khoảng 5 lít nước bị giữ lại khi có các dấu hiệu đầu tiên của phù ngoại biên (ở người lớn).

Phù tim được cho là phù hai bên và đối xứng. Phù một bên có thể là do tắc tĩnh mạch, viêm tấy mô, vỡ bao hoạt dịch .

Dấu hiệu Homans (đau bắp chân khi gấp bàn chân lên phía mu) là dấu hiệu kinh điển của tắc tĩnh mạch.

Sờ mạch đùi, mạch khoeo, mạch chày trong, mạch bàn chân được mô tả trong chương về các bệnh mạch máu ngoại vi.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận