Chứng huyết áp thấp và Chứng hạ huyết áp tư thế đứng

Bệnh tim mạch

Chứng huyết áp thấp

Căn nguyên

Một số đối tượng có thể trạng huyết áp thấp. Giá trị dưới bình thường của huyết áp tâm thu ở những người này thay đổi từ 90 đến 100 mmHg lúc họ đã trưởng thành.

Triệu chứng

Huyết áp thấp mạn tính thể trạng không phải là” một bệnh, nhưng là một biến thể của chuẩn (tình trạng bình thường).

Tuy nhiên những người này có thể hay than phiền về những triệu chứng suy nhược, hồi hộp, chóng mặt. Tuổi thọ trung bình của họ có lẽ cao hơn so với ở những người có huyết áp bình thường.

Chẩn đoán

Phải loại trừ những trường hợp hạ huyết áp động mạch thứ phát (do cơ thể mất nước, do giảm thể tích máu, do sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp và/hoặc thuốc giãn mạch, thuốc hướng thần, do suy tuyến thượng thận vỏ).

Điều trị

Giải thích cho họ bản chất lành tính của các triệu chứng mà họ cảm thấy.

Chứng hạ huyết áp tư thế đứng

Định nghĩa

Huyết áp tâm thu và tâm trương hạ thấp, đôi khi kèm theo cơn thỉu hoặc cơn ngất, xảy ra khi bệnh nhân đang từ tư thế nằm chuyển sang tư thế đứng hoặc khi giữ tư thế đứng kéo dài và bất động.

Sinh lý bệnh

Bình thường, khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng thì huyết áp tâm tương tăng lên nhất thời từ 5-10 mmHg. Việc điều chỉnh huyết áp này được thực hiện nhờ những thụ thể áp xuất ở thành của các động mạch cảnh và động mạch chủ. Trong trường hợp hạ huyết áp tư thế đứng, người ta thấy huyết áp tâm thu hoặc tâm trương bị tụt quá 20 mmHg khi đo cho người vừa chuyển sang tư thế đứng sau khi đã nằm lâu 15 phút. Tụt huyết áp thường xảy ra sau 1-3 phút, nhưng cũng có thể xảy ra muộn hơn tới tận 5-10 phút sau khi chuyển tư thế. Ở những người cao tuổi, đáp ứng của những thụ thể áp suất đôi khi bị giảm sút, nhưng hạ huyết áp tư thế đứng thường không kèm theo thỉu và ngất.

Căn nguyên

THỂ THỨ PHÁT

  • Sử dụng thuốc:

+ Thuốc lợi tiểu tư thế đứng: sử dụng nhiều quá sẽ gây giảm thể tích máu.

+ Thuốc hạ huyết áp và/hoặc thuốc giãn mạch (nitrit, chẹn kênh calci, thuốc ức chế men chuyển angiotensin, V..V..).

+ Thuốc hướng thần: benzodiazepin, thuốc an thần kinh, thuốc ngủ barbituric, thuốc chống trầm cảm ba nhân vòng, thuốc điều trị bệnh Parkinson.

  • Giảm thể tích máu:do chảy máu, nôn, ỉa chảy, ra mồ hôi quá nhiều, không uông đủ lượng nước cần thiết, suy tuyến vỏ thượng thận, u tế bào ưa crôm.

Nằm liệt giường lâu ngày.

Lưu lượng tim thấp:do nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, bệnh cơ tim hạn chế, viêm ngoại tâm mạc chít hẹp.

Tích tụ máu trong hệ thống tĩnh mạchvà dòng trở vế tim không thích đáng: giãn tĩnh mạch chi dưới, khối u trong ổ bụng, có thai.

  • U tế bào ưa crôm:hạ huyết áp tư thế đứng xuất hiện vào khoảng giữa hai cơn tăng huyết áp.

Những nguyên nhân khác nữa: chứng lo âu mạn tính, cắt thần kinh giao cảm thắt lưng, viêm đa dây thần kinh (trong bệnh đái tháo đường, ở người nghiện rượu, bệnh nhân thiếu máu ác tính), hội chứng Guillain-Barré, tuỷ sống bị tổn thương (do bệnh tabes, chấn thương, bệnh rỗng ống nội tuỷ), do trung tâm điều hoà vận mạch hành não bị tác động bởi thoái hoá hoặc khối u.

THỂ VÔ CĂN

  • Hạ huyết áp tư thế đứng đơn độc do rối loạn mạn tính ở hệ thống thần kinh thực vật hậu hạch (xem: loạn thần kinh tự động).
  • Hội chứng Shy-Drager:bệnh ở người đứng tuổi, chưa biết nguyên nhân. Hạ huyết áp tư thế đứng kết hợp với những triệu chứng thần kinh, nhất là chứng không ra mồ hôi, rối loạn các cơ thắt, bất lực, run, thân thể cứng, và không phối hợp được vận động.

Bệnh do những tổn thương thoái hoá rải rác ở hệ thống thần kinh trung ương, đặc biệt là thoái hoá các nơron (tế bào thần kinh) trong các hạch nền của não (nhân xám trung ương), trong thân não, và trong tuỷ sống.

Triệu chứng

Hạ huyết áp tư thế đứng xảy ra ngay khi bệnh nhân chuyển từ tư thế nằm sang đứng, hoặc có thể muộn một sau vài giây, đôi khi xảy ra trong lúc gắng sức thể lực. Bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, rối loạn thị giác có thể tới mức mù chốc lát. Thỉu, đôi khi ngã và ngất. Mạch thay đổi, không nhanh ở những thể vô căn. Những rối loạn nói trên xảy ra ở tư thế đứng và giảm khi bệnh nhân nằm xuống.

Điều trị

  • Điều trị nguyên nhân: loại bỏ hoặc giảm liều lượng những thuốc hạ huyết áp nếu đang sử dụng.
  • Điều trị triệu chứng:

+ Đứng dậy từ từ, tránh nằm lâu.

+ Nhấc đầu từ từ khỏi gối

+ Đi tất chun (đàn hồi): có ích, nhất là trong trường hợp suy yếu tĩnh mạch (giãn tĩnh mạch chi dưâi). Phải đi tất chun vào sáng sớm trước khi đứng dậy khỏi giường nằm.

+ Tránh uống rượu và thuốc an thần.

+ Cho thuốc giống giao cảm: ephedrin (25 đến 50 mg, 3-4 lần mỗi ngày) theo đường uống hoặc etilefrin (10 mg, 3- 5 lần mỗi ngày).

+ Dihydroergotamin (2,5-5 mg, 2 lần mỗi ngày): tác dụng của thuốc còn đang bàn cãi.

  • Hội chứng Shy-Drager: ăn thức ăn nhiều muối (ăn mặn), và cho uống fludrocortison 0,5-2 mg mỗi ngày, (nguy cơ tăng huyết áp tư thế nằm).

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận