Các phương pháp thăm dò tim bằng đồng vị phóng xạ

Bệnh tim mạch

Nhấp nháy đồ thăm dò tưới máu cơ tim

KỸ THUẬT: tiêm Tl- 201 phóng xạ vào tĩnh mạch. Chất này được các tế bào cơ tim “bắt” tuỳ theo mức độ được tưới máu và do đó, vùng nào được cấp ít máu thì sẽ có độ phóng xạ yếu hơn là các vùng được cấp máu bình thường. Sự phân bố Tl- 201 trong cơ tim được ghi lại sau 4 giờ, lúc gắng sức. Các vùng luôn được cấp máu ít (không thay đổi trên hình ảnh lúc gắng sức và hình ảnh sau 4 giờ) là do cơ tim bị hoại tử. Các vùng chỉ được cấp máu ít lúc gắng sức là do mạch vành bị hẹp.

CHỈ ĐỊNH: nghi ngờ bị đau thắt ngực khi trên Điện tâm đồ lúc nghỉ và lúc gắng sức là bình thường hoặc kết quả không rõ. Xem nối thông chủ – vành có thông không. Kết hợp với nghiệm pháp gắng sức, nhấp nháy đồ cho thấy vùng do động mạch cảnh hẹp cấp máu gắn ít đồng vị phóng xạ, chứng tỏ ở đó được cấp ít máu.

Chụp tâm thất bằng đồng vị phóng xạ (nhấp nháy đồ tim qua mạch máu)

KỸ THUẬT: dùng albumin người được đánh dấu bằng Tc 99 tiêm vào tĩnh mạch. Thấy được các buồng tim nhờ một camera chụp phóng xạ được khởi động bằng máy ghi điện tim.

Tc tập trung ở các vùng cơ tim bị hoại tử ít nhất là 12 giờ trước đấy. Trên nhấp nháy đồ, các vùng này là các chấm “nóng”. Hình ảnh rõ nhất được thu sau khi bị nhồi huyết 1 -2 ngày. Tc được giữ lại 10 ngày sau nhồi huyết.

CHỈ ĐỊNH

  1. Nghi ngờ bị nhồi huyết từ 2 đến 10 ngày ở người có Điện tâm đồ và creatin- phosphokinase bình thường hoặc không rõ hoặc không thể kết luận là bị nhồi máu dựa trên Điện tâm đồ (rối loạn dẫn truyền trong thất, đặt máy tạo nhịp)
  2. Chẩn đoán bị nhồi máu tâm thất phải.
  3. Chẩn đoán nhồi máu sau khi nối thông chủ – vành.
  4. Đo phân số tống máu của thất trái: là tỷ lệ phần trăm giữa thể tích tâm thất lúc tâm thu và thể tích tâm thất cuối thì tâm trương. Giá trị bình thường là 67% (giới hạn: 60% -75%). Nói cách khác là mỗi lần bóp, tâm thất trái bơm khoảng 70% máu trong tâm thất vào động mạch chủ. Có rối loạn chức năng co bóp của tâm thất trái khi phân số tông máu là dưới 45%, dù có hay không có triệu chứng lâm sàng.
  5. Phân tích động học tâm thất và các vùng kém co bóp, không co bóp trong các bệnh cơ tim có thiếu máu và không thiếu máu.
  6. Tính lưu lượng dòng máu chảy tắt (shunt) hoặc dòng chảy ngược trong hở van động mạch chủ hoặc hở hai lá.

Chụp cắt lớp qua phát positron (PET hay TEP) kỹ thuật này sử dụng một hệ thống quét của chụp cắt lớp kinh điển sau khi đã tiêm chất đồng vị phóng xạ đặc hiệu, nhất là các chất hữu cơ gắn phóng xạ. Kỹ thuật này cho phép thu được hình ảnh rõ và nghiên cứu chuyển hoá của cơ tim.

Ngoài ra, chụp cắt lớp qua phát positron còn là phương pháp tốt nhất để nghiên cứu vi tuần hoàn vành mà không gây sang chấn bằng cách nghiên cứu lưu lượng máu cơ sở của cơ tim và khi gây giãn mạch bằng dipyridamole.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận