Biến đổi của tiếng tim thứ hai trong nghe tim

Bệnh tim mạch

Tiếng thứ hai mạnh lên

Ở Ổ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ: huyết áp động mạch cao.

Ở Ổ VAN ĐỘNG MẠCH PHỔI

  1. Trẻ em: bình thường, tiếng thứ hai ở ổ động mạch phổi mạnh hơn là ở động mạch chủ.
  2. Huyết áp động mạch phổi cao: hẹp van nhĩ thất, suy tim trái, tâm – phế cấp tính hoặc mạn tính.

XƠ CỨNG CÁC VAN TỔ CHIM: ngay cả khi huyết áp không cao, các van động mạch chủ và van động mạch phổi chẳng những làm tiếng thủ hai mạnh lên mà còn làm thay đổi âm sắc khiến tiếng thứ hai có tiếng vang kim loại. Đó là tiếng dội kim (clangor) trong xơ cứng van động mạch chủ hoặc trong viêm động mạch chủ do giang mai. Ở ổ động mạch phổi, clangor của tiếng thứ hai gặp trong hẹp van hai lá có xơ hoá van động mạch phổi.

Tiếng thứ hai yếu đi: khi suy tim, áp suất trong động mạch chủ và động mạch phổi bị giảm. Do đó, van đóng lại yếu và tiếng thứ hai cũng yếu đi. Tiếng thứ hai cũng rất yếu trong hẹp van động mạch chủ và đôi khi trong hở van động mạch chủ (khi đó tiếng thứ hai yếu bị tiếng thổi tâm thu che lấp).

Tiếng thứ hai phân đôi: hai thành phần tạo nên tiếng thứ hai rất gần nhau nhưng khoảng cách giữa chúng vẫn được nhận thấy khi nghe tim.

  1. Phân đôi sinh lý: ở người trẻ và khoẻ, tiếng thứ hai phân đôi được nghe thấy ở vùng đáy tim. Hai tiếng tách đi sát nhau và thay đổi theo thở sâu, xúc động hay gắng sức.
  2. Hai tâm thất co không đồng thời: khi hai tâm thất co không đồng thời, các van động mạch chủ và van động mạch phổi đóng lại không cùng lúc nên gây ra hai tiếng thứ 2. Đôi khi gặp trong bloc nhánh (phân đôi thường xuyên) hay trong ngoại tâm thu thất. Thường có tiếng thứ nhât phân đôi kèm theo ở vùng mỏm tim.
  3. Huyết áp cao: huyết áp đại tuần hoàn hoặc tiểu tuần hoàn cao làm van động mạch chủ hoặc van động mạch phổi đóng sớm hơn nên gây ra tiếng thứ hai phân đôi. Đặc biệt gặp trong tăng huyết áp tiểu tuần hoàn do hẹp van hai lá, tâm – phế mạn tính hoặc một vài bệnh tim bẩm sinh (thông liên thất).
  4. Tiếng đóng van giữa thời tâm trương của màng ngoài tim: trong một sô trường hợp viêm màng ngoài tim co thắt hoặc bị calci hoá, người ta có thể nghe thấy hoặc sờ thấy rung ngay sau tiếng thứ hai.

Tiếng thứ hai phân đôi cách xa nhau: khoảng thời gian giữa hai nhóm sóng dài hơn là trong trường hợp trên, trên tâm thanh đồ có thể tới 0,05 – 0,10 giây. Có thể nghe thấy

  1. Ở mỏm tim: là tiếng clac mở van hai lá điển hình trong hẹp hai lá, ngay cả khi chưa có rung miu. Có tiếng phụ sau tiếng thứ hai, đanh, cao và vang do van hai lá mở ra ở thời kỳ đầy máu nhanh của tâm thất. Cần phân biệt với tiếng ngựa phi giữa tâm trương, với tiếng thứ ba sinh lý và tiếng đóng van giữa thời tâm trương của màng ngoài tim. Trên tâm thanh đồ, tiếng thứ hai phân đôi này xảy ra 0,06 – 0,12 giây sau A2 và van càng bị hẹp thì càng gần nhau.
  2. Ở đáy tim: tiếng thứ hai phân đôi này không bị ảnh hưởng bởi hô hấp và là đặc trưng cho thông liên nhĩ. Trong hẹp van động mạch phổi nhiều, bất thường về dòng máu trong tĩnh mạch phổi, thông liên thất, người ta cũng có thể nghe thấy nhưng khó khăn vì có tiếng thổi tâm thu và vì tiếng thứ hai yếu.
  3. Tiếng thứ hai phân đôi trái ngược: xảy ra khi van động mạch chủ đóng (A2) sau van động mạch phổi (P2) trong hẹp van động mạch chủ, bloc nhánh trái, còn ống thông động mạch, cao huyết áp.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận