Xét nghiệm phân

Bệnh tiêu hóa

NHÌN ĐẠI THỂ (bằng mắt thường): xem bảng 8.7

XÉT NGHIỆM VI THỂ:

Những mảnh thức ăn:nếu thấy những sợi cơ không được tiêu hoá, những hạt tinh bột, những giọt mỡ trung tính, những tinh thể acid béo, và sợi cellulose có thể tiêu hoá, thì đó là những dấu hiệu của tình trạng kém hấp thu.

Bạch cầu:nếu thấy có trên 20-30 bạch cầu trong một vi trường (dưới độ phóng đại lớn) thì đó là dấu hiệu của tổn thương xâm lấn niêm mạc ống tiêu hoá, đặc biệt là trong bệnh do Salmonella,hoặc do Trong trường hợp ngộ độc thức ăn thì không thấy có bạch cầu trong phân.

TÌM MÁU ẨN TRONG PHÂN: test kinh điển dùng ống nghiệm đựng thuốc thử với bột nhựa cây gaiac rất nhạy, và có thể phát hiện được một lượng máu nhỏ tối 2 ml ở trong ống tiêu hoá. Người ta cũng sử dụng những phản ứng khác như phản ứng với benzidin. Trên thị trường có sẵn một loại test (Hemoccult) tuy kém nhạy hơn, nhưng bệnh nhân có thể tự mình lấy bệnh phẩm phân bằng một muỗng nhỏ và đàn lên giấy thấm sẵn gaiac rồi gửi tới phòng xét nghiệm. Thông thường test này được làm trong 3 ngày liên tiếp. Trong 3 ngày -trước khi làm test, và trong những ngày lấy bệnh phẩm phân để làm test, thì phải tránh ăn thịt, tránh uống các thuốc có salicylat, có sắt, tránh các dược phẩm có acid ascorbic (vitamin C). Nếu test dương tính rõ rệt nhiều lần thì phải tìm khối u đại-trực tràng (ví dụ polyp, ung thư). Mặc dù test cho nhiều kết quả dương tính giả và âm tính giả, nhưng test với gaiac vẫn rất hữu ích trong việc phát hiện các u đại-trực tràng.

ĐỊNH LƯỢNG CHẤT MỠ TRONG PHÂN: xem phần trên: xét nghiệm sự hấp thu ở ruột.

CẤY PHÂN: cấy bệnh phẩm phân trong những môi trường chọn lọc để xác định mầm bệnh. Cấy phân được chỉ định trong trường hợp xảy ra ỉa chảy ở những đối tượng với tình trạng toàn thân suy giảm, ở người vừa từ các vùng nhiệt đổi trở về, và khi ỉa chảy có kèm theo sốt và / hoặc phân lẫn máu.

  • Mầm bệnh đương nhiên phải tìm: Salmonella, Shighella, Yersinia, Campylobacter, Rotavirus.
  • Mầm bệnh tìm theo yêu cầu đặc biệt:những chủng trực khuẩn coli sinh độc tố ruột trong trường hợp có dịch (ở nhà trẻ, ở trường học), hoặc trong trường hợp ỉa chảy kéo dài ở người đi du lịch. Vibrio cholerae, Clostridium difficile, trong trường hợp ỉa chảy sau khi dùng thuốc kháng sinh. Những tác nhân gây bệnh trong trường hợp ngộ độc thức ăn (Bacillus cereus, Clostridium perfringens) thường không tìm thấy trong phân.
  • Những tác nhân thông thường không gây bệnh: Pseudomonas, proteus, Klebsiella,cầu khuẩn ruột, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, Candida albicans,(cấy trong môi trường Sabouraud). Tuy nhiên, có thể xem xét vai trò sinh bệnh của Candida albicans,nếu có rất nhiều khuẩn lạc phát triển khi cấy bệnh phẩm lấy ở đối tượng bị suy giảm miễn dịch. Tụ cầu khuẩn với số lượng rất lớn có thể hãn hữu là tác nhân gây bệnh trong bệnh viêm đại tràng giả mạc sau khi sử dụng kháng sinh.
  • Virus:trong thực hành thông thường thì không tìm virus trong phân. Tuy nhiên nếu có dịch thì phát hiện virus bằng kính hiển vi điện tử hoặc phản ứng huyết thanh là đáng quan tâm.

XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG: phát hiện những động vật nguyên sinh (đơn bào) và giun sán trong phân. Phải thực hiện xét nghiệm bằng phân tươi. Khi nhiễm ký sinh trùng không nhiều thì phải sử dụng kỹ thuật cô đặc. Đếm số lượng trứng ký sinh trùng trong một gam phân cho phép đánh giá mức độ nhiễm ký sinh trùng và hiệu quả điều trị. Phân phải được mang nhanh chóng tới phòng xét nghiệm.
Bảng 8.7. Quan sát phân về mặt đại thể

QUAN SÁT Ý NGHĨA QUAN SÁT Ý NGHĨA
-Trọng lượng: 200g/ngày -Phân bình thường -Màu đen, như bă cà phê, mùi thối -Đai tiên phân đen, ăn dổi (và đổ ăn có
-Trọng lượng nhiều hơn 200 g/ngày -Kém hấp thu, nhất là nếu phân bóng, nhão, dính và -Màu đỏ nhat máu các động vật), -ăn củ cải đỏ, cà rốt.
có mùi khó chịu -Có chất nhày trong -Viêm đai tràng co thắt
-Màu nâu -Phân bình thường Phản có máu tươi
-Màu nâu sẫm -Phân bình thường, ăn -Dính ở bề măt cuc -Bênh trĩ
nhiều thịt phân
-Màu nâu nhat -Phân binh thường, ăn sữa -Lần với phân hoặc ra -Loét trực-đại tràng
-Màu xám mastic -Phân không có mật do vàng da ứ mật (không có sắc tố mật trong phân). Tăng lượng mỡ trong phân, kém hấp thu.

-Phân có lẫn dung dịch baryt

riêng rẽ với phản sigma
-Màu trắng -Màu xám đen Còn các mảnh ‘’lức ăn chưa tiêu hoá Không có ý nghĩa chính xác, đôi khi do chuyển vận chất (thức ăn) trong ruột quá nhanh
-Phân có sắt, than hoạt, bismuth

Những ký sinh trùng thông thường sinh bệnh:Ankylostoma duodenale, Ascaris lumbricoides, Clonorchis sinensis, Entamoeba histolytica, Enterobius vermicularis, Fasciola hepatica, Giardia lamblia, Hymenolepis nana, Necator americanus, Paragonimus, Schistosomas, Strongyloides stercoralis, Taenia saginata, Taenia solium, Trichuris trichiura.

Những ký sinh trùng thông thường không gây bệnh:c hilomastix, Dientamoeba, Endolimax, Entamoeba harmanni và coli, Pseudolimax.

Những tác nhân vi sinh khác: Trichomonas vaginalis không phải là mầm bệnh của đường tiêu hoá, Cryptosporidiumvà Isospora belli có thể gây ra hội chứng lỵ nặng ở những đối tượng suy giảm miễn dịch và nói riêng ở bệnh nhân

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận